Viêm khớp sinh mủ hay còn gọi là viêm khớp nhiễm khuẩn khi điều trị muộn sẽ dẫn tới tiên lượng xấu. Để hiểu rõ hơn về bệnh bạn có thể tham khảo bài viết sau:

Viêm khớp sinh mủ là gì?

3 câu hỏi hay gặp về bệnh viêm khớp sinh mủ 1

Viêm khớp sinh mủ là bệnh viêm khớp do loại vi khuẩn sinh mủ không đặc hiệu gây nên. Gần 10% trường hợp người bệnh nhiễm nhiều loại vu khuẩn đồng thời với nhau và chủ yếu hay gặp sau khi bị chấn thương. Một số loại vi khuẩn là tác nhân dẫn tới sự hình thành của bệnh như: tụ cầu vàng, tụ cầu hoại sinh và tụ cầu dưới da….

Đối tượng nào có nguy cơ bị viêm khớp sinh mủ?

Viêm khớp sinh mủ hay còn gọi là viêm khớp nhiễm trùng có thể gặp ở mọi nhóm tuổi. Trong đó, chủ yếu là: trẻ sơ sinh, trẻ lớn và người đã trưởng thành.

3 câu hỏi hay gặp về bệnh viêm khớp sinh mủ 2

Trẻ sơ sinh: khớp gối có thể bị nhiễm khuẩn rồi mưng mủ do các vi khuẩn lậu từ mẹ lây sang con. Đối với những trẻ dưới 2 tuổi bị bệnh này còn do vi khuẩn Hemophilus influenzae.

Trẻ lớn và người trưởng thành: bệnh hình thành do sự xuất hiện của một số liên cầu, đặc biệt là liên cầu nhóm A.

Biểu hiện cụ thể của bệnh viêm khớp sinh mủ ra sao?

Một số dấu hiệu viêm khớp sinh mủ giúp bạn phát hiện bệnh sớm và điều trị sớm là:

3 câu hỏi hay gặp về bệnh viêm khớp sinh mủ 3

  • Vị trí của tổn thương:

Viêm khớp sinh mủ gây nên những tổn thương khớp, 90% người bệnh thương tổn tại 1 khớp. Trong đó, phổ biến nhất là khớp gối và thương ít gặp tại khớp vai, cổ tay, cổ chân và khớp háng…. Viêm khớp sinh mủ nhiều khớp thường gặp ở người có tiền sử mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.

  • Dấu hiệu tại các khớp:

Ở các khớp, khi bị viêm khớp sinh mủ thường có các dấu hiệu sưng, đỏ, nóng và đau. Bên cạnh đó, có thể xuất hiện hiện tượng tràn dịch khớp và co cơ làm hạn chế vận động. Với một số khớp ở những vị trí sâu thì khó có thể phát hiện ra triệu chứng sưng khớp.

  • Dấu hiệu ngoài khớp:

Một số dấu hiệu ngoài khớp của bệnh này là: người bệnh thường bị sốt cao, từ 38 đến 40 độ C. Trong một số trường hợp sẽ bị sốt rét. Ở những bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc tuổi cao, hay mắc phải căn bệnh viêm khớp dạng thấp thường không có dấu hiệu sốt cao.

Viêm khớp sinh mủ cần phải được chẩn đoán chính xác bởi nó có thể nhẫm lẫn với bệnh viêm khớp gout, viêm khớp do lao hay viêm khớp do nấm, kí sinh trùng hoặc virut… từ đó có hướng điều trị đúng. Ngoài ra, để phòng tránh bệnh bạn cần thực hiện tốt điều trị nhiễm khuẩn dưới da, xương và phần mềm.