Căn cứ vào 4 yếu tố dưới đây, bạn có thể thăm khám, kiểm tra và kết luận trong bệnh án thoát vị đĩa đệm dễ dàng mà không sợ bị nhầm với bệnh khác.

  1. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh

– Ban đầu, người bệnh cảm thấy đau mỏi vai, thắt lưng, tê buốt hai vai

–  Dấu hiệu ban đầu của thoát vị đĩa đệm thường đau ở đốt sống cổ, sau đó lan tê dọc theo cánh tay.

– Thoát vị đĩa đệm thắt lưng sẽ khiến người bệnh bị đau ở vùng thắt lưng và bị tê dọc theo chân.

Các triệu chứng lâm sàng này đều là nhũng triệu chứng gợi ý cho người bệnh. Để xác định được chính xác bệnh thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thực hiện các xét nghiệm và từ đó có các chẩn đoán tốt nhất, chính xác và an toàn nhất giúp đưa ra các phương pháp và phác đồ điều trị phù hợp với từng đối tượng.

Bệnh án thoát vị đĩa đệm - 4 yếu tố khi thăm khám, chẩn đoán bệnh 1

  1. Phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm

+ Xét nghiệm cơ bản: Sử dụng công thức máu, sinh hóa máu, tổng hợp phân tích nước tiểu; chụp X- quang tim phổi.

+ Xét nghiệm chuyên khoa: Thực hiện chụp X – quang cột sống thắt lưng, chụp CT cắt lớp cột sống; chụp cộng hưởng từ khu vực cột sống, phim chụp cộng hưởng từ MRI.

Trong các phương pháp xét nghiệm trên thì sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng vì dựa vào kết quả chụp phim MRI thì bác sĩ sẽ chẩn đoán được tình trạng của bệnh chính xác nhất.

  1. Phương pháp phổ biến chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

+ Điều trị ngoại khoa: mổ hở (loại phẫu thuật này có chứa nhiều rủi ro); phẫu thuật nội soi đĩa đệm; phẫu thuật tiêm chích xơ đĩa đệm; phương pháp sử dụng laser;….Trong tất cả các phương pháp điều trị thì giảm áp bằng cách chọc đĩa đệm qua da được áp dụng nhiều nhất và mang lại hiệu quả cao nhất trong các phương pháp điều trị ngoại khoa.

+ Điều trị nội khoa: Sử dụng các loại thuốc giảm đau; thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu và thể dục trị liệu…Với phương thức và chế độ tập luyện theo chỉ đạo, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Với mỗi người bệnh, bác sĩ sẽ tìm hiểu về tình trạng của bệnh và từ đó đưa ra các điều trị hiệu quả, dễ dàng, ít tốn kém nhất cho mỗi bệnh nhân.

  1. Cách phòng bệnh thoát vị đĩa đệm

Để tránh các nguyên nhân chính gây bệnh thoát vị đĩa đệm, mọi người không nên thực hiện các thao tác trong cuộc sống. Khi làm việc thì không nên ngồi quá lâu, nên đứng dậy đi lại. Đặc biệt tránh các sang chấn đè nặng lên đĩa đệm, chống lại mọi yếu tố gây ra bệnh thoái hóa cột sống .