Một căn bệnh trầm kha có thể khiến cho trẻ trong độ tuổi 4-12 tuổi phải đi lại khập khiễng vì đau mà cha mẹ không biết lý do vì sao chính là bệnh dẹt chỏm xương đùi. Chỉ đến khi đưa trẻ đến viện chụp MRI, scan, chụp X quang thì mới được bác sĩ kết luận mắc bệnh. Vậy rốt cuộc bệnh này nguy hiểm như thế nào? Phương hướng điều trị ra sao? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây:

Bệnh dẹt chỏm xương đùi là gì

Phần chỏm xương đùi là phần trên của xương đùi. Bệnh dẹt chỏm xương đùi hay còn gọi là bệnh Legg-Calve-Perthes là tình trạng không cung cấp đủ máu cho phần chỏm xương đùi của khớp hông, dẫn đến phá hủy xương và làm nó biến dạng vĩnh viễn. Các triệu chứng có thể xảy ra ở cả 2 bên hông ( chiếm tỷ lệ 20 % ) nhưng cũng có lúc chỉ xảy ra ở 1 bên hông. Do phần đầu xương đùi không được cung cấp đủ máu nên dẫn đến sụp và viêm cứng các khớp háng

Bệnh dẹt chỏm xương đùi là gì và cách điều trị như thế nào 1

  1. Nguyên nhân gây ra bệnh dẹt chỏm xương đùi

Như đã nói ở trên, là do trẻ bị tắc mạch ( thiếu máu cục bộ ) vùng khớp, dẫn đến các cấu trúc xương sẽ bị phá vỡ và khó có khả năng phục hồi lại. Nhưng lý do vì sao bị tắc mạch vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu.

  1. Triệu chứng của bệnh dẹt chỏm xương đùi

-Các cơn đau có thể xuất hiện bất chợt mà không nhất thiết phải do một chấn thương nào gây ra.

-Các cơn đau có thể xuất hiện ở háng, 2 bên hông hay đầu gối.

-Trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại.

-Yếu và teo cơ ở bắp đùi trên.

-Giảm phạm vi chuyển động của hông, cứng khớp hông

-Một bên chân bị ngắn dẫn đến đi lại khập khiễng vì đau.

  1. Nguy cơ mắc bệnh dẹt chỏm xương đùi

Những yếu tố sau làm tăng nguy cơ bị bệnh dẹt chỏm xương đùi:

-Chủng tộc: trẻ em da đen thì ít có khả năng bị bệnh hơn trẻ em da trắng

-Tuổi tác: Nó thường xảy ra ở trẻ em từ 4 đến 12 tuổi nhưng trên thực tế thì nó xảy ra ở mọi lứa tuổi.

-Yếu tố di truyền: nếu như cha mẹ bị bệnh thì nhiều khả năng cao các em cũng sẽ bị bệnh.

-Yếu tố giới tính: các bé gái thì ít có khả năng mắc bệnh hơn các bé trai.

  1. Chẩn đoán bệnh dẹt chỏm xương đùi

Bác sĩ sẽ hỏi tiểu sử bệnh lý của người bệnh sau đó sẽ khám trực tiếp.

-Làm bảng chuyển hóa toàn diện ( CMP ) và xét nghiệm máu toàn bộ ( CBC )

-Chụp cộng hưởng từ ( MRI ): công nghệ này sử dụng từ trường mạnh và sóng vô tuyến điện để tạo nên các hình ảnh chi tiết của mô mềm cũng như hình ảnh chi tiết của xương bên trong cơ thể. Các hình ảnh do chụp MRI mang lại sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán dễ dàng hơn chụp X quang.

-Chụp X quang hông hoặc khung xương chậu: Sau khi các triệu chứng bắt đầu khoảng 30-60 ngày thì các triệu chứng của bệnh dẹt chỏm xương đùi sẽ biểu lộ rõ ràng trên phim X quang.

-Scan xương: Tiêm một lượng nhỏ chất phóng xạ vào tĩnh mạch để xây dựng lại hình ảnh các tổ chức xương bị phá vỡ và sẽ hiển thị rõ trên scan.

  1. Cách điều trị bệnh dẹt chỏm xương đùi

Nếu như trẻ mắc phải một trong các triệu chứng của bệnh dẹt chỏm xương đùi như chúng tôi nêu trên thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám chữa ngay. Còn nếu như trẻ gặp phải một trong các triệu chứng sau trong quá trình điều trị:

-Có mùi hôi thối bốc ra ở khu vực tay chân bị bó bột hoặc có những vết đỏ hoặc quá bị đau.

-Loét do tỳ đè dẫn đến trẻ cảm thấy đau ở điểm dưới bột hoặc nẹp thì cha mẹ cũng cần phải liên hệ với bác sĩ điều trị ngay.

Mục tiêu của điều trị là giúp cho chỏm xương đùi có thể tròn một cách tối đa, cải thiện tình trạng của khớp hông để ngăn ngừa viêm khớp sau này trong cuộc sống.

Thông thường người bệnh sẽ được điều trị theo một trong 3 phương pháp dưới đây: Phương pháp kéo, phẫu thuật và băng, bó bột.

-Phương pháp kéo: Phương pháp này vô cùng có tác dụng với những trường hợp trẻ bị đau nặng và phải nghỉ ngơi tại chỗ. Bác sĩ sẽ sử dụng lực kéo ổn định và nhẹ nhàng trên chân của trẻ.

-Phương pháp phẫu thuật: Đối với trẻ dưới 7 tuổi thì vẫn có thể sửa chữa được các triệu chứng xấu do bệnh dẹt chỏm xương đùi gây ra. Trong giai đoạn này trẻ nên hạn chế việc sử dụng thuốc nếu như không cảm thấy cần thiết hay chạy nhảy quá đà. Có thể cho trẻ áp dụng các biện pháp điều trị bảo tồn, ví dụ như:

+Sử dụng nạng: Trẻ nên sử dụng nạng để bảo vệ các khớp và không nên sử dụng các vật nặng trên phần hông bị ảnh hưởng.

+Vật lý trị liệu: Trẻ nên áp dụng các bài tập co giãn cơ sẽ giúp cho hông ở đúng vị trí và giúp cho hông trở nên linh hoạt hơn. Nếu như hông bị cứng thì các dây chằng và cơ bắp xung quanh cũng sẽ bị ngắn lại.

-Băng bó bột: Để duy trì tính linh hoạt của hông thì đôi khi có thể sử dụng niềng cũng được. Ngoài ra bác sĩ có thể băng chân lại hoặc bó bột để giữ cả 2 chân lan rộng ra ngoài trong khoảng 1-2 tháng.

  1. Phòng ngừa bệnh dẹt chỏm xương đùi

-Người bị bệnh dẹt chỏm xương đùi cần duy trì thói quen sinh hoạt như sau:

-Cẩn thận với nẹp dài toàn chân và bó bột toàn thân

-Khám lại theo đúng lịch hẹn với bác sĩ để kiểm tra sát sao các triệu chứng cũng như diễn tiến của bệnh

-Không bôi hay đặt thêm vật lạ vào chỗ bó bột

-Không được tự ý dùng sai thuốc hoặc bỏ thuốc trong toa kê mà phải hoàn toàn nghe theo chỉ định của bác sĩ.

-Có thể sử dụng máy sấy tóc ở chế độ lạnh để thổi không khí vào trong lớp bột, giúp cho người bệnh giảm được sự ngứa ngáy. Nếu không có máy sấy tóc thì có thể chạm nhẹ lên chỗ ngứa cũng được nhưng không được tự ý tháo bột ra.

-Cha mẹ có thể chườm nước đá hoặc nước nóng cho trẻ để giảm triệu chứng đau hông do bệnh dẹt chỏm xương đùi gây ra.

-Không nên sử dụng aspirin nhưng có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau không cần kê đơn như acetaminophen để có thể giảm đau.