Di chứng bệnh gout ảnh hưởng nặng nề tới hệ xương khớp và cuộc sống người bệnh. Vậy bệnh gout nguyên nhân và cách điều trị như thế nào mang lại hiệu quả tốt nhất?

Nguyên nhân bệnh gout

Bệnh gout là quá trình rối loạn chuyển hóa acid uric bên trong cơ thể. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Trong đó, có một số tác nhân chính sau:

  • Bệnh béo phì:

Béo phì cũng là một trong nguyên nhân chính hình thành nên bệnh gout. Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều đạm, chất béo không có lợi và lười vận động khiến cho hệ dinh dưỡng trong cơ thể mất cân đối dẫn tới hiện tượng béo phì. Khi cơ thể bạn bị béo phì sẽ thúc đẩy lượng acid uric tăng cao do quá trình giảm thải acid uric niệu bị tồn đọng. Theo thống kê, những người có trọng lượng cơ thể không cân đối (chủ yếu là tình trạng béo phì) sẽ có nguy cơ cao bị bệnh gout hơn rất nhiều so với người bình thường.

  • Mỡ máu tăng cao:

Bệnh gout nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả hiện nay 1

Mỡ máu và lượng acid uric tăng cao đồng thời với nhau có thể dẫn tới bệnh gout. Có tới 80% người bị mỡ máu và acid uric trong máu đồng thời cùng tăng. Trong khi đó, có từ 50% đến 70% người bị bệnh gout do yếu tố này gây bệnh. Đối với bệnh nhân bị bệnh gout, không chỉ có sự rối loạn của các thành phần trong mỡ máu mà còn có hiện tượng rối loạn của loại lipoprotein có lợi và có vai trò bảo vệ cơ thể (HDL-cholesterol).

  • Bệnh huyết áp cao:

Có khoảng từ 22 đến 38% người bị bệnh gout có tiền sử bị bệnh huyết áp cao và không được điều trị dứt điểm.

Bệnh gout nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả hiện nay 2

Tăng acid uric máu được phát hiện ở 22% – 38% bệnh nhân huyết áp cao không được điều trị dứt điểm. Có thể thấy, huyết áp cao cũng là một trong số những nguyên nhân bệnh gout. Mặc dù tỉ lệ acid uric trong máu tăng ở nhóm đối tượng bị huyết áp cao nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có những nghiên cứu lí giải cụ thể được mối liên hệ giữa acid máu cùng với chỉ số huyết áp.

  • Xơ vữa động mạch:

Theo những nghiên cứu gần đây nhất cho thấy: bệnh gout và xơ vữa động mạch có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Acid uric trong máu tăng chưa hẳn là nguyên nhân chính và trực tiếp dẫn tới căn bệnh mạch vàng. Nhưng những người bị bệnh xơ vữa động mạch vành lại có nguy cơ cao bị bệnh gout.

Cách điều trị bệnh gout

Bệnh gout nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả hiện nay 3

Các cách điều trị bệnh gout bao gồm: phương pháp Tây y, Đông y, vật lí trị liệu, nội khoa hoặc ngoại khoa và một chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn cân đối cũng như một lối sống lành mạnh, khoa học. Dựa trên diễn biến, triệu chứng theo từng giai đoạn của bệnh sẽ có những phác đồ chữa bệnh khác nhau.

  • Điều trị nội khoa: tập trung sử dụng các loại thuốc kháng viêm, thuốc làm giảm lượng acid uric trong máu.

Theo đó, thuốc kháng viêm bao gồm các loại: colchicin (kháng viêm, giảm đau của giai đoạn gout cấp hoặc mãn tính), thuốc chống viêm không steroid có thể dùng độc lập hoặc kết hợp dùng với thuốc colchicin. Cuối cùng là corticoid được chỉ định sau khi sử dụng những loại thuốc trên không hiệu quả.

Nhóm thuốc làm giả lượng acid uric trong máu sẽ bao gồm: nhóm thuốc ức chế lại quá trình tổng hợp allopurinnol và nhóm thuốc thúc đẩy quá trình đào thải acid uric. 2 nhóm thuốc này thường được khuyến cáo sử dụng đối với bệnh gout ở giai đoạn cấp tính.

  • Điều trị ngoại khoa

Điều trị bệnh gout bằng phương pháp ngoại khoa chủ yếu là: phẫu thuật cắt bỏ những hạt  tôphi khi hạt tôphi bội nhiễm hoặc có kích thước lớn dẫn tới những ảnh hưởng của vận động và thẩm mỹ. Sau khi tiến hành phẫu thuật kết hợp sử dụng colchicin nhằm ngăn cản tái phát gout cấp.

Hiểu rõ bệnh gout nguyên nhân và cách điều trị giúp bạn phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả những biến chứng của bệnh đối với sức khỏe.