Tìm hiểu ngay cách điều trị và các câu hỏi và trả lời về bệnh hoại tử vô mạch xương. Bệnh hoại tử vô mạch xương có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, mỗi nguyên nhân có thể tố cáo bệnh lý khác nhau. Tìm hiểu sâu hơn về bệnh qua các câu hỏi.

  1. Các phương pháp điều trị hoại tử vô mạch xương

Tùy vào số lượng xương đã mất mà cách điều trị cũng khác nhau, nhưng nói chung cũng chỉ để ngăn chặn những thiệt hại về xương. Giai đoạn đầu của bệnh thì có thể điều trị bảo tồn, còn các giai đoạn sau thì có thể phẫu thuật.

Điều trị ngoại khoa:

-Cấy ghép xương: Một số trường hợp có thể kết hợp phương pháp này với phương pháp giải nén. Xương khỏe mạnh của một phần khác trong cơ thể sẽ được bác sĩ lấy ra và cấy vào khu vực bị hoại tử vô mạch xương.

Các phương pháp điều trị và câu hỏi về bệnh hoại tử vô mạch xương ( Phần 1 ) 1
-Giải nén xương: Để giảm đau cũng như giảm áp lực trong xương thì các bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ một phần các lớp bên trong xương. Từ đó tạo thêm không gian hình thành các mạch máu mới và kích thích việc sản sinh ra xương mới.

-Phương pháp định hình lại xương ( Osteotomy): Biện pháp này hay được sử dụng ở những người có bệnh ở giai đoạn nặng. Nó dùng để giảm số lượng căng thẳng được đặt trên các khu vực xương bị hoại tử. Phải mất đến 12 tháng hoặc hơn thì xương mới có thể phục hồi hoàn toàn.

-Thay khớp: Nếu như các biện pháp khác hầu như vô hiệu thì người bệnh bắt buộc phải phẫu thuật thay khớp nhân tạo. Nếu tính cả thời gian sử dụng thuần thục khớp nhân tạo mới cả thời gian phẫu thuật, phục hồi thì người bệnh cũng phải mất vài tháng

Điều trị nội khoa:

-Người bệnh cần hạn chế tối đa các hoạt động thể chất như chạy nhảy, chơi thể thao. Có thể làm chậm các ảnh hưởng của hoại tử vô mạch xương bằng cách giảm áp lực cũng như trọng lượng lên xương. Nếu như bệnh xảy ra ở đầu gối hay hông thì có thể sử dụng thêm nạng để giảm trọng lực lên khớp trong một khoảng thời gian, có thể là vài tháng.

-Để giảm viêm và đau do hoại tử vô mạch xương gây ra thì người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc chống viêm NSAIDs, không steroid ( NSAIDs) như ibuprofen ( Motrin, Advil ) hoặc aspirin hay một số loại khác.

-Có thể kích thích điện để áp dụng trực tiếp lên vùng bị tổn thương hoặc trong quá trình phẫu thuật. Điều này sẽ giúp cho cơ thể tăng cường phát triển xương mới để thay thế những xương bị tác động xấu do hoại tử vô mạch gây ra. Nó còn được quản lý thông qua các điện cực gắn liền với da.

-Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc loãng xương như alendronate (Fosamax), Bisphosphonates, có thể ngăn cản quá trình phát triển bệnh.

Các bài tập thể dục cũng rất hữu ích trong việc cải thiện và duy trì các chuyển động có trong khớp.

  1. Người bệnh hoại tử vô mạch xương cần lưu ý những điều gì?

-Những phân tử cholesterol nhỏ li ti là tác nhân gây tắc mạch máu. Vì vậy người bệnh phải luôn giữ mức cholesterol trong máu thấp.

-Nên uống ít các chất kích thích như rượu bia

-Sử dụng các loại thuốc steroid hợp lý: hỏi ý kiến bác sĩ thật kỹ nếu như đang sử dụng thuốc steroid liều lượng cao.

  • Các câu hỏi liên quan đến bệnh hoại tử vô mạch xương:

  • Con tôi hiện nay bị tai nạn giao thông và được bác sĩ chẩn đoán là bị đa chấn thương ( chấn thương cả phần mềm cả xương). Hiện nay chưa thể sắp xếp lại xương cho bệnh nhân được, nếu để lâu có thể bị hoại tử xương. Vậy có cách nào kéo dài thời gian bị hoại tử xương hay không? Thời gian xảy ra hoại tử xương là bao lâu? Có chắc chắn xương của con tôi sẽ bị hoại tử hay không?

Trả lời:

Thời gian hoại tử chậm hay nhanh và mảnh xương bị gãy có bị hoại tử hay không còn phụ thuộc vào các yếu tố như: Mức độ tổn thương của phần mềm, mức độ phức tạp của tổn thương xương, khả năng có bị nhiễm trùng hay không. Nếu như phần mềm bị thương tổn nhiều, không đủ để bao bọc xương thì sẽ càng làm tăng nguy cơ xương bị hoại tử. Còn nếu như vùng tổn thương bẩn không được làm sạch, các tổn thương phần mềm không được cắt lọc kỹ càng và sát trùng kỹ càng thì nguy cơ xương bị viêm cũng tăng cao hơn kéo theo nguy cơ bị hoại tử cũng cao. Nếu như xương bị gãy khá nhỏ và với số lượng khá nhiều thì các mảnh xương này có nguy cơ bị hoại tử cao.

Khi phần mềm bị dập nát với diện tích rộng, các tổn thương xương rất nặng, xương bị gãy thành nhiều mảnh thì cần phẫu thuật đi phẫu thuật lại khá nhiều. Hiện nay có khá nhiều phương pháp kết hợp xương như: chỉ thép, nẹp vít, ốc vít, đinh nội tủy…

Ngay từ những lần phẫu thuật đầu tiên thì phải vệ sinh làm sạch xương và phần mềm và cắt lọc loại bỏ phần mềm bị dập nát để giúp cho phần mềm có đủ khả năng nuôi dưỡng và che phủ xương thì mới kết hợp xương dễ dàng được.

Vì sự tồn tại của mảnh xương gãy phụ thuộc vào các yếu tố như trên nên khó có thể trả lời được chính xác thời gian xương của bé sau bao lâu sẽ bị hoại tử cũng như bị hoại tử như thế nào. Tốt nhất gia đình nên hỏi ý kiến bác sĩ khám chữa cho cháu để có những tiên lượng đúng nhất cũng như tiện theo dõi mức độ tiến triển của bệnh hoại tử vô mạch xương.

  1. Hiện tại tôi bị hoại tử vô mạch xương nguyệt thì có cách nào chữa trị hay không?

Trả lời:

Đây có thể là bệnh thứ phát hoặc nguyên phát sau chấn thương. Trong giai đoạn đầu của bệnh khi mà các triệu chứng chưa được lan rộng ra ngoài thì có thể áp dụng các biện pháp điều trị bảo tồn: dùng vật lý trị liệu và giảm áp lực lên khớp trong thời gian dài. Nếu như bệnh quá nặng thì có thể cho người bệnh làm phẫu thuật ( nạo xương chết dưới sụn khớp, tạo hình khớp, thay khớp toàn bộ, gây cứng khớp, ghép xương xốp).

  1. Con tôi bị bệnh hoại tử chỏm xương đùi. Hiện nay cháu đã được đi thay khớp háng nhưng trước đó được bác sĩ chỉ định bó bột hoặc đi nạng. Vậy còn những phương pháp điều trị nào tốt hơn nữa không?

    Các câu hỏi về bệnh hoại tử vô mạch xương ( Phần 2 ) 1

Trả lời:

Bệnh hoại tử chỏm xương đùi hay còn gọi là bệnh Perthes, bạn có thể tham khảo qua các bài viết trước đây của chúng tôi về bệnh này. Đối với trẻ trong độ tuổi từ 6-8 tuổi thì ít khi phải thay khớp háng. Anh/chị có thể cho cháu tập luyện các bài tập đơn giản, nghỉ ngơi tối đa và có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như nạng. Trẻ có thể dùng thêm thuốc chống viêm giảm đau nữa. Nếu như đi chụp X quang mà thấy có các dấu hiệu tổn thương phát triển thì bác sĩ sẽ chỉ định bó bột trong vòng 1-2 tháng. Bạn nên đưa bé đi khám lại theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi quá trình tiến triển của bệnh.

  1. Con của tôi được bác sĩ chẩn đoán là bị bệnh hoại tử vô căn chỏm xương đùi ở cả 2 chân. Tôi được một người bạn giới thiệu về phương pháp Fosamax. Vậy con của tôi có thể áp dụng phương pháp này và không phẫu thuật nữa có được không?

Trả lời:

Fosamax là thuốc có tác dụng tăng cường chất lượng xương và chống loãng xương vô cùng tốt, tuy nhiên bạn nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ để có cách dùng phù hợp với tình trạng bệnh của trẻ và có liệu trình điều trị phù hợp. Ngoài ra bạn cũng có thể nghiên cứu thêm giải pháp ứng dụng y học tái tạo để ngăn chặn thoái hóa.

  1. Nguyên nhân gây ra hoại tử vô mạch xương nguyệt và cách điều trị ra sao?

Trả lời:

Một trong 8 xương tạo nên khối xương cá cổ tay chính là xương nguyệt. Nguyên nhân xương nguyệt bị hoại tử có thể là do bệnh lý vùng khớp cổ tay, do người bệnh bị chấn thương hoặc cũng có thể là do một số bệnh làm tắc mạch máu nuôi dưỡng vùng cổ tay.

Nếu như bạn thấy mình gặp phải một trong các triệu chứng như trên thì nên đến gặp bác sĩ để tiến hành chụp X quang, làm các xét nghiệm cần thiết cũng như chụp cộng hưởng từ MRI để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nhất cũng như đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh.

  1. Xương hàm của bố tôi bị hoại tử phải uống thuốc giảm đau rất nhiều nhưng cũng không đỡ hơn là mấy. Gần đây bị chảy máu nhiều hơn trước và bị bắt đầu sưng mủ đến mức không ăn uống được. Vậy bố tôi phải điều trị ra sao?

Trả lời:

Đầu tiên bạn nên đưa bố của mình đến bệnh viện chuyên khoa Ung Bướu hoặc khoa Ngoại để các bác sĩ dùng thuốc giảm đau, chăm sóc vết thương, thay băng vết thương hàng ngày, dùng kháng sinh chống nhiễm trùng, cắt lọc ổ hoại tử…Đồng thời thì bạn và gia đình cũng nên động viên cha của mình vì nhiễm trùng hoại tử xương hàm sẽ làm cho bố bị đau cả về tinh thần lẫn thể xác. Bạn có thể cho bố mình uống nước cũng như ăn các loại thức ăn lỏng như cá, cháo, trái cây, thịt…). Sau một thời gian thì các vết thương cũng sẽ bớt sưng đau cũng như viêm tấy.

  1. Bố tôi bị bệnh tiểu đường loại 2 gần chục năm nay ngày nào cũng uống thuốc. Tuy nhiên gần đây mu bàn chân bắt đầu có dấu hiệu thâm tím và tróc dần ra cả vị trí các ngón chân. Đến bệnh viện chụp MRI thì được chẩn đoán là tắc động mạch vùng xương chậu, khiến máu chảy xuống xương chân bị gián đoạn. Chân bị tím là do không có máu nuôi, nếu để lâu dài thì chân có thể sẽ bị hoại tử vô mạch xương. Bác sĩ đưa ra giải pháp là mổ nối bắt cầu động mạch qua đoạn tắc để có thể chữa nhưng bố tôi không đồng ý. Vậy tôi phải làm sao?

Trả lời:

Đây là dạng thường gặp nhất trong bệnh tiểu đường loại 2. Chân của người bệnh đang hoại tử nên phải tránh nhiễm trùng đường huyết bằng cách đưa người bệnh đi cắt lọc các tổn thường hoại tử đề phòng nó lan rộng. Phải giúp cho bố ổn định được đường huyết, tốt nhất nên đi khám khoa nội tiết hoặc đến viện nội tiết trung ương để khám. Bạn nên động viên bố khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu như bạn vẫn còn các câu hỏi xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp trong các bài viết tiếp theo.