Khi về già, đến một lúc nào đó bạn sẽ bất chợt nghe thấy tiếng động lạ như lục cục, lạo xạo phát ra từ khớp của mình. Không có gì phải ngạc nhiên cả vì đó có thể là dấu hiệu của chứng khô khớp do xương khớp của bạn có dấu hiệu bắt đầu thoái hóa. Không chỉ xảy ra ở người già mà nó cũng có thể xảy ra ở những người trẻ tuổi, đặc là dân văn phòng hay phải ngồi một chỗ.

Khô khớp là gì?

Trong cấu tạo của khớp thì có màng hoạt dịch sẽ tiết ra dịch khớp, nó bao quanh khớp, cung cấp chất bổ dưỡng cho sụn cũng như bôi trơn cho khớp có thể cử động thoải mái. Ngoài ra còn sụn khớp bao lấy đầu xương giúp cho khớp có thể vận động được dễ dàng, không cho các xương va chạm vào với nhau và có thể chịu được sức nặng đè lên các khớp. Hay nói cách khác khớp chính là nơi nối các đầu xương giúp cho cơ thể vận động được dễ dàng.

Bệnh khô khớp là gì? Bệnh gây hậu quả nghiêm trọng ra sao? Cách điều trị

Trải qua thời gian dài, lượng dịch khớp tiết ra cũng giảm mà lượng tế bào sụn khớp cũng bị hư tổn hoặc mất đi làm cho lớp sụn mỏng đi, bắt đầu quá trình thoái hóa. Khi xương dưới sụn bị tổn thương và khớp bị thoái hóa thì khi con người cử động trong khớp sẽ phát ra những tiếng động lạo xạo, lục cục rất khó chịu, người ta gọi là hiện tượng khô dịch khớp. Lúc này các sụn khớp sẽ bị viêm, bị bào mòn nhanh hơn và dẫn đến các bệnh viêm khớp khác hoặc thoái hóa khớp

Triệu chứng và hậu quả đi kèm của khô khớp

Ngoài những tiếng lạo xạo hay lục cục ra thì còn các triệu chứng như đau khớp, sưng nóng đỏ, khó khăn khi đi bộ, đi cầu thang, nói chung là các vận động thông thường. Thậm chí kể cả người bệnh không vận động cũng sẽ bị đau liên tục. Về lâu dài sẽ gây ra các bệnh xương khớp kèm theo như: gai đốt sống, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp…

 Nguyên nhân gây ra khô khớp

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng khô khớp xương có thể kể đến như sau:

-Do bệnh vảy nến, viêm khớp ( viêm đa khớp phát triển ).

-Ở những người trẻ là do sự phát triển không đồng đều của các cơ, dây chằng, xương, gân nên cũng có thể gây ra hiện tượng khô khớp

Khi về già thì lượng dịch khớp tiết ra cũng ít đi làm cho các khớp khó hoạt động được và phát ra những tiếng kêu lục cục ( như đã giải thích ở trên ). Đồng thời nó cũng kéo theo sự thay đổi của đàn hồi dây chằng, độ nhớt và sụn khớp sẽ bị khô lại. Lúc này tổ chức sụn sẽ bị biến dạng và rách bao sụn do sụn khớp bị bào mòn.

-Do người bệnh tập điền kinh quá mạnh: chạy với tốc độ nhanh

Bệnh khô khớp là gì? Bệnh gây hậu quả nghiêm trọng ra sao? Cách điều trị 2

-Khớp bị thoái hóa sẽ làm cho sụn trở nên cứng rắn, không còn mềm mại do lớp sụn bị bào mòn, từ đó cọ vào màng xương ở các đầu xương, chèn ép vào xương gây đau và tạo ra tiếng kêu lạo xạo.

-Người bệnh bị béo phì nên dồn trọng lượng toàn bộ cơ thể lên ổ khớp dẫn đến tình trạng viêm khớp và thoái hóa khớp trở nên nặng nề hơn.

-Do sau chấn thương người bệnh hay bị trật khớp

-Canxi lắng đọng ở ổ khớp làm cho khớp bị khô và khó vận động

-Do các cơ bị căng giãn quá mức khiến các khớp bị lệnh và gây ra các tiếng lục cục.

-Một số tư thế xấu như gác chân, ngồi xổm hay mang vác đồ vật nặng cũng có thể làm cho sụn khớp bị hư hại nhanh chóng và dịch khớp bị hao hụt nhanh hơn.

Điều trị và phòng ngừa chứng khô khớp như thế nào

-Nếu như thấy sụn khớp có tiếng kêu lạo xạo, có triệu chứng như bị viêm, đau nhức và tấy đỏ thì nên đến khoa xương khớp để khám chữa và chữa trị kịp thời.

-Có thể dùng một số loại thuốc giúp phục hồi sụn khớp và giảm đau, chống viêm như axit hyaluronic, collagen týp 2, chondroitin, glucosamin

-Nên đề phòng chứng khô khớp ngay từ đầu bằng cách bảo vệ dịch khớp, sụn khớp…nói chung là bảo vệ toàn bộ khớp.

-Người bệnh nên có chế độ ăn uống hợp lý, chứa nhiều canxi và khoáng chất như tôm, các loại cá biển, rong biển, mực, cua, đậu, rau mồng tơi. Không nên sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, thuốc lào…

-Khi khớp bị đau thì không được uống thuốc giảm đau bừa bãi, tuy nó có thể giảm đau nhanh chóng nhưng sau đó nó có thể gây tác dụng phụ lên dạ dày, thận và tim mạch.

-Tránh va chạm mạnh dẫn đến chấn thương như bóng rổ hay đá bóng

-Tránh ngồi sai tư thế và ngồi quá lâu khi ngồi may vá, ngồi gõ phím máy tính, viết lách. Hạn chế lên xuống cầu thang quá nhiều hay ngồi xổm, mang vác vật nặng.

-Rất nhiều người hiểu nhầm rằng bẻ các khớp ngón tay răng rắc sẽ giúp cho khớp thoải mái, dễ chịu hơn nhưng thực tế nó sẽ chỉ làm chấn thương mặt khớp hay dây chằng.

-Khi tập luyện thì nên tập từ các bài tập cơ bản rồi mới đến các bài tập khó hơn. Trước khi tập thì nên khởi động chân tay.

Một số bài thuốc Đông y chữa bệnh khô khớp:

-Bài độc hoạt tang ký sinh bao gồm: Quế chi, phòng phong, tang ký sinh, ngưu tất, đương quy…có tác dụng đả thông kinh mạch, khí huyết, trừ phong thấp, tăng cường nuôi dưỡng sụn khớp, tăng máu lưu thông tới khớp.

-Cao rắn hổ mang: Đây là bài thuốc được lưu truyền từ hàng trăm năm trước để trị chứng tê bì chân tay, phong thấp, bán thân bất toại. Bài thuốc này có chứa nhiều Proteoglycan, có tác dụng sản sinh ra dịch khớp, tăng cường chất dịch ở xương khớp, hấp thụ và chất dịch để bôi trơn và giảm các tổn thương do khô khớp, thoái hóa ở khớp.