Thông thường các bệnh khác nói chung và bệnh xương khớp nói riêng khi đã có những triệu chứng lâm sàng là đau tùy vào khu vực khớp. Tuy nhiên có một bệnh khớp khá đặc biệt, khiến cho người bệnh không cảm nhận được cơn đau chút nào và sẽ khó điều trị sau này. Vậy bệnh khớp charcot là gì? Mức độ nguy hiểm của nó ra sao và cách chẩn đoán như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn qua bài viết dưới đ

1. Bệnh khớp charcot là gì

Bệnh khớp charcot hay còn gọi là Charcot Marie Tooth là một bệnh khớp do nguyên nhân thần kinh gây ra. Người bệnh sẽ bị phá hủy khớp dẫn đến mất cảm giác nhiệt lẫn đau. Đa số các triệu chứng sẽ tập trung ở bàn chân và mắt cá chân.

2. Nguyên nhân gây bệnh khớp charcot

-Nguyên nhân chủ yếu là do đột biến gen liên quan đến dây thần kinh bàn tay, bàn chân, cánh tay và chân. Một số trường hợp gây hại cho vỏ myelin ( lớp phủ bảo vệ bao quanh dây thần kinh ). Nó làm cho các tín hiệu từ não truyền xuống các cơ chân hoàn toàn bị vô hiệu.

-Do 1 số bệnh lý nhiễm khuẩn

-Người bệnh bị giang mai thần kinh ( hay còn gọi là Tabes dorsalis ) chiếm khoảng 10-20%

-Người bệnh bị tổn thương thần kinh ngoại biên hay bị chèn ép tủy sống.

-Người bệnh bị bệnh tiểu đường chiếm khoảng 15%

-Mắc bệnh rỗng tủy sống (Syringomyelia) chiếm tỷ lệ khoảng 20-25%.

-Người bệnh dùng corticoid kháng viêm dẫn đến ức chế miễn dịch.

-Bệnh nhiễm bột (amyloidosis) hội chứng Raynaud.

-Trong thời kỳ mang thai mà người mẹ lại dùng thuốc thalidomide khiến trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh.

-Bệnh hệ thống như xơ cứng bì.

-Người bệnh bị nghiện rượu

-Viêm khớp dạng thấp.

-Do người bệnh bị rối loạn cảm giác cận ung thư.

-Cường vỏ tuyến thượng thận.

-Bị bệnh phong.

Bệnh khớp charcot là gì? Cách chẩn đoán điều trị bệnh như thế nào? 1

3. Triệu chứng của bệnh khớp charcot:

Triệu chứng lâm sàng:

-Người bệnh đi đứng không được bình thường

-Điểm yếu ở mắt cá chân, chân và bàn chân.

-Người bệnh bị biến dạng xương.

-Bàn chân và chân bị tê cứng.

-Cơ bắp ở bàn chân và chân cũng bị mất đi nhiều.

-Xương bị biến dạng.

-Mất cảm giác ở chân và bàn chân, các khớp nói chung.

-Chân cao vòm.

-Thường xuyên bị vấp ngã.

-Sưng ở bàn chân hoặc mắt cá chân mà không phải do chấn thương.

-Ngón chân cong.

-Giảm khả năng chạy

-Nâng bàn chân rất khó khăn.

-Xuất huyết dưới vùng da chỗ khớp bị sưng tấy.

Cận lâm sàng:

-Chụp X quang ở các khớp bị tổn thương ta sẽ thấy:

-Ở giai đoạn đầu sẽ thấy phần mềm bị sưng dẫn đến hẹp khe khớp, tạo nhiều hình mờ quanh khớp, mất khoáng chất trong xương, tràn dịch khớp, bán trật khớp nhẹ, canxi hóa phần mềm, đặc xương dưới sụn.

-Ở giai đoạn muộn ta sẽ thấy hình ảnh mọc xương tân tạo ở xương đốt ngón chân giống hình càng cua, tiêu đầu xa đốt ngón chân giống như đầu bút chì vậy ( tên tiếng anh là pencil- pointing ) hoặc hình miệng chén ôm đầu bút chì ( pencil in a cup ).

Chụp X quang chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác:

-Bệnh khớp lắng đọng tính thể canxi pyrophosphat

-Thoái hóa khớp

-Nhiễm khuẩn xương khớp

-Hoại tử xương

-Bệnh khớp do tiêm corticoid nội khớp

-Phương pháp chụp cộng hưởng từ kết hợp với thuốc cản quang sẽ giúp chẩn đoán một số biến chứng nhiễm khuẩn xương, khớp ở vị trí khác ngoài cột sống cũng như phân biệt các viêm tủy nhiễm khuẩn, viêm đĩa đệm đốt sống nhiễm khuẩn với tổn thương tủy trong bệnh rỗng tủy.

4. Chẩn đoán bệnh khớp charcot:

Chẩn đoán xác định:

-Lâm sàng người bệnh có biểu hiệu sưng khớp và đau tăng dần, mức độ đau của xương khớp không đều nhau.

-Chẩn đoán dựa trên các bệnh trước đó của bệnh nhân ( phong, đái tháo đường, bệnh rỗng tủy, giang mai…).

-Tiến hành chụp X quang để chuẩn đoán rõ hơn.

Chẩn đoán phân biệt:

-Phân biệt rõ phát hiện nhiễm khuẩn xương khớp với bệnh nhiễm khuẩn xương khớp để có hướng điều trị hợp lý.

-Phân biệt viêm khớp nhiễm khuẩn, thoái hóa khớp, hội chứng sudeck ( hội chứng loạn dưỡng thần kinh giao cảm ), bệnh gút, viêm khớp phản ứng, khớp viêm do lắng đọng tinh thể pyrophosphat ( bệnh giả gút ), viêm khớp do bệnh tự miễn ( viêm khớp vảy nến, viêm khớp dạng thấp… ).

-Sinh thiết thần kinh: Lấy mảnh nhỏ dây thần kinh ngoại vi từ chân qua vết mổ. Phương pháp này giúp phân biệt bệnh khớp charcot với các rối loạn thần kinh khác.

-Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh: Các điện cực sẽ được đặt trên da và sốc những luồng điện nhỏ để kích thích thần kinh. Phương pháp này để đo tốc độ và sức mạnh của tín hiệu truyền qua dây thần kinh. Phản ứng yếu hoặc trì hoãn sẽ chỉ ra rối loạn thần kinh như bệnh khớp charcot.

-Thử nghiệm di truyền: lấy mẫu máu để phát hiện các khuyết tật gây ra bởi bệnh khớp charcot. Phương pháp này sẽ giúp người bệnh sớm chuẩn bị được kế hoạch cho gia đình của mình.

-Ghi điện cơ ( EMG ): Bác sĩ sẽ đưa điện cực qua da vào cơ để kiểm tra. Kiểm tra các cơ khác nhau sẽ giúp xác định được sự phân bổ của bệnh.

Như vậy là bạn cũng đã biết về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách chẩn đoán của bệnh khớp charcot. Ở bài viết sau chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách điều trị cũng như phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.