Có 1 bệnh về xương khớp gần giống với loãng xương khiến nhiều người hiểu nhầm nhưng thực tế không phải, thậm chí nó còn xảy ra ở trẻ em nữa. Đó chính là bệnh nhuyễn xương. Vậy bệnh nhuyễn xương là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sinh hoạt cá nhân của người bệnh, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây.

1. Bệnh nhuyễn xương là gì

Quá trình vô cơ hóa khung protein xảy ra nhiều thiếu sót dẫn đến bệnh nhuyễn xương. Nguyên nhân có thể là do dùng barbiturat kéo dài, người bệnh bị thiếu vitamin D, bị bệnh đái tháo phospho do ống thận hoặc do giảm phốt pho. Ở người lớn sẽ bị hạn chế nhiều vận động có liên quan đến đốt sống, đau đốt sống. Còn trẻ em do trong cơ thể thiếu vitamin D3 ( cholecailciferol ) hay vitamin D2 ( ergocalciferol ).

2. Nguyên nhân gây ra bệnh nhuyễn xương:

Tình trạng làm cho xương không đủ phốt pho hay canxi đều có thể dẫn đến nhuyễn xương:

-Tăng mất qua thận:

+Kết hợp với các bệnh khác như bệnh lưu trữ glycogen, paraprotein máu, u xơ thần kinh.

+Còi xương dẫn đến giảm phốt phát liên kết.

+Bệnh Wilson, hội chứng Franconi.

+Nhuyễn xương giảm phốt phát kết hợp với khối u.

-Rối loạn vitamin:

Hội chứng thận hư:

+Suy thận mạn tính

+Còi xương phụ thuộc vào vitamin D

+Điều trị các thuốc carbamazepin, phenyltoin, hoặc barbituric.

+Giảm vitamin D

+Trong khẩu phần ăn hàng ngày thiếu vitamin D

+Người bệnh bị thiếu ánh nắng

+Kém hấp thu vitamin

-Thiếu hụt phốt phát: Các khối u của mô mềm bài tiết ra các chất làm mất phốt phát qua đường tiết niệu và mất phốt phát toàn thể dẫn đến giảm phốt phát máu. Dùng quá nhiều thuốc kháng acid chứa nhôm hydroxyt, do nghiện rượu hay chế độ ăn phốt phát sẽ dẫn đến kém hấp thu phốt phát trong cơ thể. Thường gặp nhất vẫn là rối loạn phốt phát bẩm sinh do rối loạn tái hấp thu phốt phát của ống thận có tính gia đình liên kết ( đây là loại còi xương kháng vitamin D ). Trong trường hợp giảm phosphat máu do khối u thì nồng độ 1,25 (OH)2D3 huyết thanh thấp, nhưng đa số là khối u lành tính.

-Thiếu phốt pho

+Kém hấp thu

+Giảm hấp thu của ruột non

+Điều trị bằng các loại thuốc kháng acid nhưng nó lại gắn phốt pho.

+Chế độ ăn thiếu phốt pho.

-Thiếu hụt canxi:

Một người lớn ở Mỹ nhận được chế phẩm vitamin D ( vitamin D2, ergocalciíerol ) từ sữa và các thực phẩm bổ sung khác. Vì vậy khó xảy ra khả năng bị thiếu hụt vitamin D trầm trọng. Điều này chỉ có thể xảy ra ở những vùng kém phát triển trên thế giới.

Ngoài ra tình trạng thiếu hụt canxi có thể do những nguyên nhân sau: trẻ suy dinh dưỡng, ít phơi nắng, kém hấp thu do bệnh đường ruột nhạy cảm với gluten, thiểu năng tụy…Người bệnh có các rối loạn khác về kháng hoặc tổng hợp vitamin D. Tình trạng thiếu 1-hydroxylation của 25-hydroxy vitamin D do bệnh thận gây ra.

Liều vitamin D khuyên dùng ngày là 10µ (400 đv)/ngày, còn tối thiểu là tối thiểu là 2,5µ/ngày (100 đv)

Một nguyên nhân nữa là do tác dụng kháng 1,25 hydroxy vitamin D của các loại thuốc chống động kinh, ví dụ như phenobarbital và phenytoin.

-Ức chế sự kháng hóa

+Dùng biphosphonat.

+Dùng nhôm.

-Bệnh chất cơ bản xương.

+Tạo sụn bất toàn

+Giảm phốt phát

+Nhuyễn xương quanh trục

Bệnh nhuyễn xương là gì? Nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh nhuyễn xương 1

3. Triệu chứng của bệnh nhuyễn xương

Cận lâm sàng:

-Sinh hóa:

+Định lượng vitamin trong máu giảm

+Phốt pho máu giảm, Niệu máu và canxi máu giảm

+Chẩn đoán xác định bằng phương pháp sinh thiết xương.

+Nghiệm pháp tăng canxi niệu âm tính.

-Chụp X quang:

+Khung chậu bị biến dạng, đốt sống hình đốt sống cá, gù vẹo, còn lồng ngực bị biến dạng hình chuông hoặc dẹt.

+Các đốt sống và khung chậu thể hiện hình ảnh loãng xương lan tỏa rõ nhất, ranh giới của xương mờ.

+Xuất hiện những đường rạn Looser-Milkmann hay những vết rạn xương. Các đường rạn này đối xứng 2 bên, hình vệt sáng dài từ 2-5mm từ bờ ngoài của xương chạy thẳng vào góc trong, có thể thấy rõ ràng ngành ngồi mu của xương đùi, xương chậu, xương bả vai.

-Các triệu chứng lâm sàng:

+Biến dạng lồng ngực, biến dạng cột sống gây gù.

+Đau chậu hông, đau cột sống thắt lưng, các cơn đau từ âm ỉ cho đến đau nặng.

+Cơ nhẽo, chạm nhẹ vào xương sẽ cảm nhận được cơn đau rõ rệt, sức khỏe người bệnh giảm, đi lại vô cùng khó khăn.

+Trong trạng thái bình thường người bệnh cũng có nguy cơ bị lún và gãy xương, kể cả va chạm nhẹ cũng có khả năng bị.

4. Điều trị bệnh nhuyễn xương:

Dùng phương pháp điều trị nội khoa là chính

-Với trường hợp nhuyễn xương căn nguyên tiêu hóa, có thể dùng vitamin D với 500000 đơn vị/ngày. Còn các trường hợp khác có thể dùng sterogyl A 15mg hoặc sterogyl (10000-20000 đơn vị mỗi ngày ) và canxi niệu trong 1 ngày cho đến khi về mức bình thường, tức là 1 ngày phải dùng từ 80-100mg.

-Sau khi khỏi các triệu chứng lâm sàng thì có thể dùng sterogyl A 15mg, uống liên tục trong nửa năm. Ở những bệnh nhân khó hấp thụ vitamin D thì có thể dùng calcium carbonat kết hợp với vitamin D liều 100000 IU/ngày.

-Trong quá trình điều trị phải kiểm tra tỷ lệ phốt phát và canxi trong nước tiểu và máu. Cần điều trị chứng đi tiêu phân mỡ có thể xảy ra. Nếu nhuyễn xương do suy thận mạn thể hoặc do các thuốc chống co giật thì có thể dùng sterogyl và dérogyl.

-Hiện nay người ta còn dùng calcitriol ( pocaltriol ), có thể bổ sung thêm phốt pho, canxi.

-Bên cạnh việc dùng thuốc thì có thể dùng thêm rau quả cũng như chế độ ăn giàu canxi như pho mát hoặc sữa.

-Riêng với trẻ em thì phải phụ thuộc vào lứa tuổi cũng như trạng thái của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc với liều lượng khác nhau.