Một trong những bệnh cùng cha khác mẹ với loãng xương chính là bệnh nhuyễn xương. Nó là sự giảm khoáng hóa của khung xương trong thời kỳ tăng trưởng. Mọi chi tiết hơn về nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách điều trị bạn có thể theo dõi thêm qua bài viết dưới đây:

Bệnh nhuyễn xương là gì

Bệnh nhuyễn xương ( hay còn gọi là bệnh Osteomalacia ) là tình trạng thiếu sót của quá trình vô cơ hóa khung protein của xương. Ở trẻ em nó còn được gọi là bệnh còi xương.

Rất nhiều người hiểu nhầm loãng xương với nhuyễn xương, nó cũng có thể làm người bệnh bị gãy xương. Thực chất nó là sự sai sót trong quá trình tạo xương, trong khi đó bệnh loãng xương phát triển là do sự suy yếu của xương trước đây tạo nên.

Nhuyễn xương dùng để nói lên tình trạng mềm xương, xương bị mềm có nhiều khả năng bị gãy và cong hơn các xương khỏe mạnh, nguyên nhân chủ yếu bởi sự thiếu hụt vitamin D.

  1. Nguyên nhân gây ra bệnh nhuyễn xương

Phốt phát và canxi là 2 chất quan trọng giúp cho xương chắc khỏe. Nếu như cơ thể con người không đủ khoáng chất thì sẽ tạo tiền đề cho tình trạng loãng xương diễn ra. Nói chung có thể do một số nguyên nhân dưới đây:

-Do phẫu thuật: Phẫu thuật để loại bỏ ruột non hay dạ dày cũng có thể dẫn đến loãng xương vì dạ dày sẽ phá vỡ các loại thực phẩm để giải phóng các khoáng chất cũng như vitamin D được hấp thụ qua ruột non.

-Quá trình hấp thu canxi rất cần vitamin D. Và ánh nắng mặt trời có thể tạo vitamin D trên da. Vì vậy những người thường xuyên mặc áo chống nắng, ít khi ra ngoài tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sống ở những khu vực tối tăm, nói chung là ngăn cản ánh nắng mặt trời thì rất dễ gây ra bệnh nhuyễn xương.

Bệnh nhuyễn xương là gì và điều trị bệnh như thế nào 1

-Người bệnh dùng một số loại thuốc động kinh ví dụ như phenobarbital, phenytoin ( phenytek, dilantin ) có thể là tác nhân gây ra bệnh nhuyễn xương.

-Nguyên nhân phổ biến nhất của nhuyễn xương vẫn là hấp thụ quá ít vitamin D trong chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên một số loại thực phẩm như các loại ngũ cốc hay sữa thì lại tăng cường nhiều vitamin D, vì vậy người Mỹ cũng như Châu Âu ít bị ảnh hưởng bởi tác nhân này.

-Rối loạn chức năng gan và thận cũng là một trong những nguyên nhân giảm khả năng xử lý vitamin D

-Màng ruột mà bị hư hỏng thì cũng không thể hấp thu được các chất dinh dưỡng trong đó có vitamin D, Nguyên nhân là trong quá trình rối loạn tự miễn dịch, niêm mạc ruột tiêu thụ thực phẩm có chứa 1 loại protein ( tên là gluten ) có trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen.

  1. Triệu chứng của bệnh nhuyễn xương

Triệu chứng lâm sàng

Sinh hóa:

+Liều lượng vitamin trong máu giảm

+Phốt pho máu giảm, canxi máu và niệu giảm.

+Sinh thiết xương để chẩn đoán xác định.

+Nghiệm pháp tăng canxi niệu âm tính.

Chụp X quang:

+Hình ảnh khung chậu bị biến dạng, đốt sống có hình đốt sống cá, lồng ngực bị biến dạng thành hình chuông hoặc dẹt, người bệnh bị gù vẹo.

+Hình ảnh ranh giới của xương mờ, loãng xương lan tỏa ở các khu vực như khung chậu và các xương đốt sống.

+Có những dấu hiệu đặc trưng của gãy xương như: hình vệt sáng khoảng vài mm từ bờ ngoài của xương chạy vào góc trong ( nó còn gọi là đường rạn Looser- Milkmann hay còn gọi là vết rạn xương ). Các đường này có thể thấy ở ngành ngồi mu của xương đùi, xương chậu, xương bả vai và đối xứng ở 2 bên.

Triệu chứng lâm sàng:

-Biến dạng lồng ngực, biến dạng cột sống dẫn đến gù

-Đau xương chậu, đau cột sống thắt lưng, mức độ đau sẽ tăng dần từ nhẹ đến nặng

-Sức cơ giảm, ấn vào xương thì đau, người bệnh đi lại khó khăn, cơ nhẽo

-Sau một chấn thương nhẹ thì xương bị gãy và lún tự nhiên.

  1. Yếu tố nguy cơ của bệnh nhuyễn xương

Những người hay phải nằm trong nhà như bệnh nhân hoặc người cao tuổi là những người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và ăn uống thiếu nhiều vitamin D

  1. Biến chứng của bệnh nhuyễn xương

Nếu không điều trị kịp thời thì bệnh nhuyễn xương có thể làm người bệnh không chỉ bị gãy xương mà còn có nguy cơ mắc một số bệnh xương khớp liên quan đến xương sườn, cột sống và xương chân.

  1. Xét nghiệm và chẩn đoán bệnh nhuyễn xương

Có thể chẩn đoán bệnh nhuyễn xương thông qua các biện pháp dưới đây:

-X-ray: Trên phim chụp X quang sẽ hiển thị nới lỏng các khu chuyển đổi ( nó là vết nứt nhẹ trong xương )

-Xét nghiệm nước tiểu và máu cũng phát hiện được sự bất thường của phốt pho, canxi và vitamin D.

-Sinh thiết xương là biện pháp giúp bác sĩ phát hiện người bệnh bị nhuyễn xương một cách chính xác tuy nhiên nó lại rất ít khi được sử dụng. Sinh thiết xương là bác sĩ sẽ chèn mảnh kim qua da vào xương để thu hồi một mẩu nhỏ có thể xem được dưới kính hiển vi.

  1. Cách điều trị bệnh nhuyễn xương

-Nếu như nồng độ phốt pho hoặc canxi trong máu thấp thì có thể bổ sung thêm các khoáng chất cần thiết. Ngoài ra người bệnh cũng nên điều trị các bệnh như xơ gan đường mật hoặc suy thận là những nguyên nhân ảnh hưởng nhiều đến sự chuyển hóa vitamin D, gây ra bệnh nhuyễn xương.

-Thực tế thì bổ sung vitamin D là phương pháp điều trị chủ yếu của bệnh này. Có nhiều cách như ăn uống, phơi nắng, tiêm qua một tĩnh mạch ở cánh tay

  1. Phòng ngừa bệnh nhuyễn xương như thế nào

-Bệnh nhuyễn xương là do người bệnh không được hấp thu đầy đủ vitamin D. Dưới đây là một vài biện pháp để người bệnh phòng tránh nhuyễn xương:

-Ăn nhiều thức ăn có chứa vitamin D ví dụ như bánh mì, ngũ cốc, sữa chua, sữa, lòng đỏ trứng, dầu cá ( cá thu, cá hồi, cá mòi ).

-Dù là ai, ở độ tuổi nào đi chăng nữa thì cũng nên ra ngoài đón nhận ánh nắng mặt trời trong khoảng 15-20 phút để có thể sản sinh ra vitamin D trên da.

-Nếu như bạn đã ăn uống cũng như phơi nắng mà vẫn không nhận đủ lượng vitamin D cần thiết thì nên tham khảo thêm bác sĩ về các cách sử dụng vitamin D để bổ sung canxi.