Theo số liệu thống kê thì tại nước ta thì tỷ lệ người mắc bệnh phong thấp chiếm từ 1-2% ( khá nhiều ) và chủ yếu là ở miền Bắc do thời tiết, khí hậu biến đổi và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của con người. Thậm chí cả trẻ em độ tuổi từ 5-15 tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh. Nó để lại chứng di tim nặng và có thể kéo dài đến khi trưởng thành. Vậy cụ thể bệnh phong thấp có những biểu hiện gì và phải chữa trị ra sao ? Mời các bạn đọc tiếp bài viết dưới đây.

1. Bệnh phong thấp là gì

Bệnh phong thấp hay còn các tên gọi khác là phong tê thấp hay viêm đa khớp dạng thấp, là chứng bệnh làm cho các cơ xương khớp, bắp thịt và nhiều cơ quan khác bị đau nhức

2. Nguyên nhân của bệnh phong thấp

-Do yếu tố thời tiết: cả mùa đông lẫn mùa hè đều có thể làm cho bệnh tái phát.

-Do người bệnh thường xuyên phải cúi gập người xuống, làm việc nặng hay ngồi làm việc lâu…

-Do gen di truyền

-Do hút thuốc lá quá nhiều

-Do nhiễm trùng ( nhiễm khuẩn Streptococcus ) : do màng của các lớp xương bị sưng nên nó sẽ tiết ra chất đạm làm màng này dày lên. Chất đạm này sẽ phá hủy các dây chằng quanh khớp, các lớp xương sụn. Vi khuẩn Stretococcus tan huyết nhóm A gây ra tại đường hô hấp trên như Amygdales, viêm họng, viêm mũi xoang gây ra.

-Do người bệnh thiếu hụt quá nhiều khoáng chất và vitamin.

-Do lão hóa ở người cao tuổi.

-Do yếu tố giới tính: Khả năng mắc bệnh ở nữ giới cao hơn so với nam.

Bệnh phong tê thấp là gì? biểu hiện và phương pháp chữa trị bệnh hiệu quả 1

3. Triệu chứng của bệnh phong thấp

-Khi cử động các khớp đều có tiếng kêu rắc rắc

-Xuất hiện những nốt đỏ dưới da

-Múa vờn: là biểu hiện của bệnh thần kinh trung ương. Ở giai đoạn đầu, trẻ sẽ có những biểu hiện như ngớ ngẩn, cầm đồ vật không vững, trí nhớ kém hơn bình thường. Giai đoạn tiếp theo: trẻ sẽ nói năng khó khăn, đi loạng choạng, khó khăn trong việc đi lại. Vào giai đoạn bệnh phát triển nặng: trẻ sẽ bị tổn thương ở 2 tay và vùng mặt, trẻ hay làm các động tác bất thường. Tuy biểu hiện nay có thể kéo dài cả năm nhưng sẽ không để lại di chứng.

-Các khớp xương ở chân, tay, xương chậu, xương cột sống, xương đầu gối có cảm giác bị cơ cứng còn khớp xương tay và chân thì bị đau nhức và sưng.

-Ở các bộ phận tay chân và ngực sẽ xuất hiện các đốm màu hồng có bờ tròn xung quanh, ở giữa thì màu hồng nhạt. Nó để lại di chứng và không gây ngứa cho người bệnh

-Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, không muốn ăn uống. Khi bệnh nặng lên thì có dấu hiệu sốt nhẹ.

-Ở chỗ khớp xương của khuỷu tay, dây gân gót chân hay bàn tay, bàn chân xuất hiện các cục phong thấp, thậm chí nó có thể xuất hiện ở phổi nữa. Những cục phong thấp này chỉ to dần lên nhưng cũng như hồng ban, không gây đau đớn gì cho người bệnh.

-Về lâu dài, các khớp xương không cử động được và có thể bị biến dạng.

4. Biến chứng của bệnh phong thấp

-Nó có thể gây ra các bệnh về gan, thận, hệ thần kinh…

-Gây suy giảm chức năng của nội tạng như trụy tim, suy tim…dẫn đến tử vong.

-Gây viêm một số tuyến như tuyến nước bọt, tuyến nước mắt…

-Bệnh phong thấp nếu để lâu không chữa trị thì có thể làm bệnh nhân bị biến dạng khớp, dính khớp và có thể sẽ bị tàn phế.

-Bệnh nhân giảm khả năng miễn dịch.

5. Cách chữa trị bệnh phong thấp

Điều trị bằng phương pháp Tây y:

-Trong những đợt viêm khớp cấp tính thì có thể sủ dựng những loại thuốc sau trong một khoảng thời gian ngắn: các loại thuốc kháng viêm non – steroid ( không có steroid ) hay các loại thuốc giảm đau cũng được.

-Trong trường hợp bệnh nặng thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc thuộc nhóm corticoid.

Điều trị bằng phương pháp Đông y:

-Những bài thuốc trong Đông Y chuyên trị phong thấp từ ngày xưa có thể kể đến như: bạch hoa cao 2, ba kích thiên thang, loại phong thắng thấp thang, khứ phong lợi thấp lợi, bạch hoa nhị ô cao. Các loại thảo dược lành tính có điểm lợi là không gây ra những tác dụng xấu đến cơ thể người bệnh, kể cả khi sử dụng thuốc trong thời gian dài.

Trong Đông y, bệnh phong thấp là do can thận bị suy yếu nên âm dương xáo trộn. Vì vậy cần phải làm cho 2 tạng phủ phục hồi thì bệnh mới ổn định, không làm cho người bệnh bị đau nữa. Các bài thuốc trên đều giúp bồi bổ và tăng cường chức năng của gan và thận, thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, phong trừ tê thấp.

Tuy nhiên cơ địa của bệnh nhân cũng hoàn toàn khác nhau và bệnh có thể thay đổi phức tạp nên người bệnh cần đến những cơ sở khám chữa Đông y có uy tín, có sở vật chất hiện đại và trình độ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao để khám.

6. Người bị bệnh phong thấp cần lưu ý những điều gì

-Tránh ăn các đồ có mỡ dẫn đến béo phì làm cho các khớp xương phải chịu sức ép nhiều hơn.

-Ăn nhiều thực phẩm có chứa collagen như : bắp, rau đay…

-Không tiếp xúc với không khí lạnh, ẩm thấp và giữ ấm cơ thể.

-Để tăng cường sức đề kháng của hệ miễn dịch thì người bệnh cũng cần ăn các loại thực phẩm như nho, ổi, bí đỏ, cam, xoài, các loại ngũ cốc..vì nó có chứa nhiều vitamin C, A, E…

Tuy bệnh phong thấp khó chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu bạn chịu khó điều trị theo đúng phương pháp mà bác sĩ đưa ra, kết hợp với chế độ ăn uống đủ chất và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn ngăn ngừa được trầm cảm, biến dạng khớp và các biến chứng khác.