Bệnh thoái hóa khớp vai gây nên cơn đau nhức, khó chịu khiến cho khả năng vận động bị hạn chế. Do khớp vai là một bộ phận quan trọng và liên tục vận động.

Cấu tạo khớp vai

Để hiểu rõ hơn về bệnh thoái hóa khớp vai, đầu tiên bạn cần nắm được khớp vai có cấu tạo như thế nào. Theo đó, cấu tạo khớp vai bao gồm 5 khớp nhỏ đó là: khớp chính, khớp mỏm cùng xương đòn, khớp mỏm cùng cánh tay và khớp bả vai- lồng ngực.

Bệnh thoái hóa khớp vai, triệu chứng và cách điều trị1

Khớp vai có liên hệ chặt chẽ với rễ dây thần kinh cổ và lưng, hạch giao cảm của cổ. Do đó, khi có bất cứ tổn thương nào ở cổ, lồng ngực hoặc trung thất (vùng nằm giữa lồng ngực) sẽ dẫn tới triệu chứng như: viêm gân, tình trạng co thắt bao khớp… khiến người bị bệnh cảm thấy đau và vận động bị hạn chế.

Triệu chứng bệnh thoái hóa khớp vai

Bệnh thoái hóa khớp vai cũng như thoái hóa khớp gối hay khớp háng, nó sẽ có những triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng riêng để chẩn đoán bệnh chính xác. Cụ thể đó là:

Thứ nhất, ở người bệnh xuất hiện các cơn đau bả vai, chủ yếu vào ban đêm và khi phải thực hiện một số động tác như: nằm nghiêng đè lên vai đau, giơ tay quá đầu…. Các cơn đau có thể lan xuống bộ phận bàn tay, phần ngón tay. Khi thực hiện thăm khám lâm sàng sẽ cho phép chẩn đoán được tình trạng chóp xoay bị tổn thương (viêm hoặc rách) và tình trạng của sức cơ.

Thứ hai, chụp X quang thoái hóa khớp vai sẽ thấy xuất hiện gai xương ở mỏm cùng của vai. Tiến hành chụp MRI kèm theo thuốc tương phản từ nội khớp sẽ xác định rõ được hiện tượng gân bị viêm hoặc rách.

Bệnh thoái hóa khớp vai, triệu chứng và cách điều trị 2

Cách điều trị bệnh thoái hóa khớp vai

Do có mối quan hệ mật thiết với bộ phận rễ dây thần kinh quan trọng nên việc điều trị bệnh thoái hóa khớp vai cần được tiến hành cẩn trọng và thực hiện ngay sau khi có những chẩn đoán về bệnh. Trong trường hợp gân bị viêm sẽ sử dụng các loại thuốc khác nhau kết hợp với bài tập vận động vật lý trị liệu để chữa trị triệu chứng của bệnh. Ở mức độ nghiêm trọng hơn đó là đứt hoàn toàn gân sẽ chuyển qua chữa trị bằng ngoại khoa. Chủ yếu là nối lại gân bằng kỹ thuật nội soi nhằm phục hồi sức cơ, ngăn chặn tình trạng thoái hóa mỡ của cơ do đứt gân và không thể hoạt động.

Ngoài ra, khớp vai cũng là một trong số rất ít bộ phận hay bị thoái hóa do đó bạn cần chủ động bổ sung thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Đặc biệt là chất cung cấp sụn tự nhiên kết hợp vitamin B1, B6 và B12. Chế độ ăn uống đầy đủ canxi, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao là biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp, thoái hóa khớp vai tốt nhất.

Khớp vai có liên quan mật thiết với các bộ phận khác trong hệ xương khớp cũng như hệ thống dây thần kinh quan trọng. Do vậy, khi bị bệnh thoái hóa khớp vai cần được điều trị sớm bằng phương pháp phù hợp.