Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ thường xảy ra với những người trong độ tuổi từ 30 – 50. Nguyên nhân gây ra bệnh này thường do chấn thương hoặc bị thoái hóa. Khi điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thì tùy theo tác nhân gây bệnh và mức độ tổn thương cũng như nguy cơ biến chứng mà bác sĩ đưa ra các biện pháp thích hợp nhất.

  1. Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm cổ

Nguyên nhân chính của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chủ yếu do quá trình thoái hóa xương và thói quen làm việc cũng như sinh hoạt hàng ngày. Đối với những người làm việc văn phòng thường hay ngồi lâu trước máy tính với tư thế bất lợi cho cột sống cổ, những người có lối sống ít vận động cũng sẽ khiến cho quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.

Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 1

  1. Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cổ

Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống khá đa dạng vì bên cạnh các hội chứng chèn ép rễ thần kinh thì còn có các hội chứng chèn ép tủy và các triệu chứng về rối loạn thần kinh thực vật. Có những triệu chứng khởi phát âm thầm và tiến triển trong thời gian dài khiến cho bệnh nhân chủ quan và không có phương pháp điều trị kịp thời. Cho tới khi người bệnh ý thức được thì bệnh đã nặng và muộn.

Một số triệu chứng của bệnh thường được biểu hiện như:

+ Hội chứng chèn ép rễ: Người bệnh có các biểu hiện bị đau; tê; yếu cơ ở cổ; vai; gáy; cánh tay và bàn tay.

+ Hội chứng chèn ép tủy: Biểu hiện rối loạn cảm giác khi cột sống cổ chỉ bị đau nhẹ hoặc không bị đau. Triệu chứng nổi bật là rối loạn vận động như mất sự linh hoạt của bàn tay, thay đổi dáng đi, xuất hiện biểu hiện liệt ngoại vi hai tay; liệt trung ương hai chân; rối loạn phản xạ cơ vòng…

Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 2

+ Hội chứng rối loạn thần kinh thực vật: biểu hiện là chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng, mắt mờ, đau hốc mắt; đỏ mặt; hạ huyết áp, bị vã mồ hôi, đau ngực, khó nuốt vì bị chèn ép thực quản.

  1. Cách điều trị thoát vị đĩa đệm cổ

Để điều trị các triệu chứng của bệnh lý rễ thì nên dùng thuốc và vật lý trị liệu. Các phương pháp này không có hiệu quả đối với những người bệnh có biểu hiện của bệnh lý tủy. Phương pháp kéo cột sống cổ thường khá hiệu quả nhưng đòi hỏi thời gian dài nên người bệnh cần phải kiên trì. Thực hiện xoa nắn bởi các chuyên gia và các bài tập cũng có thể mang lại hiệu quả khá khả quan.

Bên cạnh đó, sử dụng các phương pháp khác như: từ trường; ion, chiếu tia hồng ngoại; điện phân cũng sẽ mang lại những kết quả nhất định.

Khi người bệnh bị teo cơ hoặc có các biểu hiện của bệnh lý tủy thì cần được điều trị ngoại kho và sử dụng đến phương pháp phẫu thuật nội soi…