Bệnh vảy nến không phải là căn bệnh thế kỷ nhưng lại không nhận được sự quan tâm của xã hội, ngược lại người bệnh với những mảng da đóng vảy trên cơ thể sẽ khiến những người xung quanh e dè, không muốn lại gần vì sợ đây là bệnh truyền nhiễm. Theo một cuộc khảo sát mới nhất từ một hãng dược phẩm của Thụy Sĩ thì 84% người bị vảy nến không được đối xử công bằng. Căn bệnh này chiếm khoảng 2% dân số Châu Á, 5% dân số Châu Âu, và Châu Phi, và chiếm khoảng 10% bệnh nhân mắc bệnh về da liễu. Vậy đây bệnh vảy nến là gì? Nó có gây ảnh hưởng đến người xung quanh, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh không? Và cách chữa trị bệnh này ra sao? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

1. Bệnh vảy nến là gì

Chính xác nó là một bệnh rối loạn về da. Do các tế bào da tăng trưởng nhanh hơn bình thường nên da trở nên đỏ và dày, và qua thời gian các lớp da bị tróc vảy và xếp chồng lên nhau.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến

Nguyên nhân chính xác thì chưa được xác định, nhưng có thể do một trong những yếu tố dưới đây gây nên bệnh vẩy nến:

-Hiện tượng Kobner: thương tổn được tạo ra sau các kích thích về lý hóa hoặc các kích thích về cơ học ( chà xát, gãi ).

-Do người bệnh bị nhiễm khuẩn: thường hay xảy ra ở trẻ em.

-Do yếu tố di truyền: các kháng nguyên HLAW6, B13, B17, DR7 có liên quan đến bệnh vảy nến. Trong những người thuộc cùng gia đình thì 70% là anh em hoặc chị em song sinh, 30% còn lại là họ hàng trực hệ ( như cha mẹ với con cái )

-Sau khi bệnh nhân sử dụng một số thuốc như corticoid.

-Một số trường hợp do bị stress quá nặng nên làm bệnh nặng lên hoặc tái phát.

Bệnh vảy nến là gì biểu hiện bệnh và người bị vảy nến cần lưu ý điều gì  1

3. Biểu hiện của bệnh vảy nến

-Da đỏ toàn thân

-Vùng da đầu có thể bị vảy nến nếu dày lên và nhiều gàu.

-Có nhiều lỗ nhỏ trên mặt móng hoặc móng dày

-Trên da có các mụn mủ nông và khô

-Trên có thể có những mảng da bị đỏ và mọc vảy màu trắng, sờ vào thấy cứng và khô

-Các khớp bị biến dạng nên người bệnh khó cử động trong sinh hoạt cá nhân.

-Những mảng da bị vảy nến thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối và da đầu.

-Nhiều người không biết bệnh vảy nến là gì, cứ tưởng rằng đó là bệnh truyền nhiễm nhưng thực tế thì không phải. Tuy nhiên nó mang tính di truyển từ đời này qua đời khác ( nếu như cả bố và mje cùng bị thì tỷ lệ 40% là người con cũng bị ).

4. Bệnh vảy nến phải điều trị như thế nào?

-Thuốc sinh học hiện nay có nhiều tác dụng trong đáp ứng miễn dịch của bệnh. Tuy nhiên ở nước ta lại chưa có nhiều.

-Bệnh nhân có thể thoa nhiều thuốc khác nhau để trị vảy nến ví dụ như: dẫn xuất vitamin D3, corticosteroid, ức chế calcineurin, retinoid, hắc ín, anthralin và acid salicylic.

-Có thể sử dụng các tia sáng laser ( Excimer ), UVA, UVB để điều trị vẩy nến.

-Ánh nắng mặt trời cũng có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh vảy nến, bạn nên bôi kem chống nắng lên những vùng da bình thường.

-Trong trường hợp bệnh nhân bị vảy nến nặng thì cần dung những loại thuốc sau ( nhưng vẫn phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ ): cyclosporine, methotrexate, sulfasalazine và retinoid.

-Bạn cần lưu ý rằng bệnh vảy nến sẽ chỉ giảm chứ không khỏi hẳn, nên sau khi dùng 1 loại thuốc mà không còn hiệu quả nữa ( bị nhờn thuốc ) thì bác sĩ sẽ thay đổi phương pháp hoặc loại thuốc khác. Từ nửa tháng đến gần 2 tháng từ lúc điều trị thì da dày sẽ trở lại bình thường.

-Trong quá trình điều trị bệnh nhân không nên để bị stress hay bị nhiễm trùng sẽ làm cho bệnh trở nên nặng hơn. Ngoài ra cũng không được sử dụng các loại thuốc hạ huyết áp như ức chế men chuyển, ức chế beta, lithium, các loại thuốc kháng viêm không có steroid như ibuprofen.

5. Người bị vảy nến cần lưu ý những điều gì

-Tránh để cơ thể bị nhiễm khuẩn mũi, họng, tai

-Hạn chế để bị căng thẳng ( stress )

-Người bị vảy nến cần phải kiếm tra cẩn thận nguồn gốc xuất xứ cũng như tác dụng của loại kem dưỡng da trước khi bôi xem có an toàn không.

-Bỏ tất cả các đồ uống có cồn như rượu vì sẽ kỵ với thuốc điều trị và làm bệnh trở nên nặng hơn.

-Không được kỳ cọ và bóc da

-Dùng đúng thuốc mà bác sĩ khoa da liễu kê

-Cần bổ sung thức ăn có chứa omega3 và acid folic

-Sử dụng dầu gội đầu dành riêng cho người bị vảy nến.

-Những vùng da bị vảy nên thì không được để bị xước vì sẽ gây nhiễm trùng.

-Người bệnh vảy nến nếu mắc thêm các bệnh về tim mạch thì càng phải cẩn thận hơn trong việc dùng thuốc.

-Người bị vảy nến cẩn thận không nên để da tiếp xúc với xà phòng hay vôi vì sẽ chỉ mở rộng thêm vùng da thương tổn.

Khi bạn đã biết bệnh vảy nến là gì rồi thì bạn sẽ biết được các biện pháp đối phó với nó. Trước mắt bạn cần xóa bỏ mọi mặc cảm, không nên để ý mọi lời nhận xét hay suy nghĩ của người khác không hay về mình. Chịu khó uống thuốc và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ để mau phục hồi và giảm các triệu chứng. Hơn nữa trên thị trường hiện nay có một số loại thuốc được chề từ thảo dược thiên nhiên như Kim Miễn Khang giúp nhiều người bệnh vảy nến lấy lại tự tin dễ dàng