Bất cứ cha mẹ nào khi sinh con ra đều muốn trẻ được khỏe mạnh, nhưng vẫn có những trường hợp trẻ bị vẹo cột sống do bẩm sinh đã bị hoặc do cha mẹ bế trẻ không đúng cách. Vậy vẹo cột sống bẩm sinh là gì ? Tỷ lệ bị bệnh này có cao không? Và phải điều trị ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây

Bệnh vẹo cột sống là gì? Nguyên nhân triệu chứng cách điều trị bệnh

1. Vẹo cột sống và bị bẩm sinh là gì ?

Là tình trạng ngay từ lúc sinh ra đã có khiếm khuyết về độ cong ở mặt phẳng đứng ngang của cột sống, hai khối cơ dọc cột sống không đều nhau, cột sống cong hoặc vẹo ra 2 bên…Bạn cũng không nên lo lắng quá vì cứ 10000 trẻ sơ sinh mới có 1 trẻ bị vẹo cột sống, và phải đến khi trưởng thành thì mới được phát hiện ra.

Những trường hợp bị vẹo cột sống bẩm sinh còn bị dị tật ở bàng quang hoặc thận.

Ở dạng phôi thai, cột sống ở dạng cong đến khi sinh ra thì chuyển từ dạng cong sang dạng thẳng. Đến khi trưởng thành thì nó có 2 đoạn cong uốn về phía sau là cùng- cụt và ngực, 2 đoạn uốn cong về phía trước là thắt lưng và cổ. Cột sống của con người thường có 3 đường: cổ, lưng trên và lưng dưới, nếu nhìn ở đằng sau thì nó là 1 đường thẳng. Nó có tác dụng bảo vệ tủy sống, giúp cho các cơ quan khác phát triển và giúp cho cơ thể vận động được linh hoạt.

Vẹo cột sống ( hay ưỡn, gù ) là tình trạng đường cột sống đang thẳng đó bị cong, vẹo sang một bên ở đoạn ngực, cổ hoặc thắt lưng. Nó chỉ là 1 trong những trường hợp bị biến dạng cột sống

Khi vẹo cột sống nếu đỉnh cong quay về bên trái thì cột sống có hình chữ C, còn dĩ nhiên nếu quay về phía còn lại thì sẽ là chữ C ngược. Còn trong trường hợp cong đối xứng nhau thì cột sống sẽ có hình S hoặc S ngược.

2. Vẹo cột sống có những dạng nào ?

-Một hay nhiều đốt sống không được hình thành đầy đủ gọi là tật nửa đốt sống và tạo thành góc vẹo ở cột sống. Sự hình thành không hoàn chỉnh này có thể xảy ra ở một hay nhiều đốt sống khác nhau trên chiều dài cột sống. Khi có nhiều đốt sống bị tật nửa đốt sống thì chúng sẽ bù trừ cho nhau và làm cột sống cân đối hơn.

-Tật nửa đốt sống và cột sống bị dính vào với nhau ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển cột sống

-Trong quá trình phát triển thai nhi, nếu việc tách các đoạn của một cột sống để trở thành các đốt sống không được hoàn chỉnh thì các đốt sống sẽ bị dính với nhau. Điều này sẽ làm cho trẻ khó phát triển cột sống từ một bên và khi lớn lên mức độ vẹo cột sống ngày càng gia tăng.

-Cột sống sẽ tạo ra các đường cong khác theo hướng ngược lại ở dưới hoặc trên khu vực bị ảnh hưởng để bù đắp cho đường cong vẹo cột sống ( hay còn gọi là đường cong bù trừ ). Trong đường cong bù trừ này thì đốt sống có hình dạng bình thường.

Vẹo cột sống bẩm sinh là gì? Cách điều trị xét nghiệm và dạng bệnh 1

Một số tư thế bị biến dạng cột sống:

Tư thế gù là tư thế lưng tròn, vai thấp, ngực bị uốn cong về phía sau, bụng nhô, đầu hơi ngả.

Tư thế vai so: hai vai trùng xuống, đầu ngả về phía trước và thắt lưng bị giảm độ cong.

Tư thế ưỡn: bụng xệ, lưng uốn cong về phía trước, phần trên của thân hơi ngả về phía sau.

Vẹo cột sống là gì và nó có nguy hiểm không? Tổng quan chi tiết bệnh 1

3. Nguyên nhân gây vẹo cột sống

Người bệnh bị viêm xương khớp

Người bệnh bị các bệnh về thần kinh cơ như bại não.

Những trẻ vị thành niên thì hay gặp một số vấn đề về nội tiết tố làm tăng tỷ lệ bị biến dạng cột sống.

Từ lúc sinh ra thì tủy sống và thân não đã bị dị tật và nó là nguyên nhân dẫn đến cột sống bị vẹo sau này.

Một số bệnh co thắt cơ dẫn đến kéo các đốt sống.

Người bệnh gặp các vấn đề liên quan đến hệ thống thần kinh hoặc dây chằng ( mô liên kết ).

Do từ lúc bẩm sinh 2 chân đã có độ dài không đồng đều: Ngồi nghiêng sang một bên ở phần chân thấp hơn và vai nghiêng sang bên còn lại.

Di truyền cũng là một trong những yếu tố gây nên vẹo cột sống tuy nhiên chưa được nghiên cứu cụ thể.

4. Triệu chứng:

Lúc trẻ mới sinh thì không có triệu chứng rõ ràng, không gây đau đớn nên rất khó phát hiện. Khi đến tuổi vị thành niên thì các triệu chứng này mới rõ ràng như sau:

-Vòng eo không đồng đều

-Bả vai một bên nhô ra so với bên còn lại, hai vai không đồng đều nhau và có dấu hiệu nghiêng.

-Cơ thể bị lệch sang 1 bên.

-Trong một số trường hợp trẻ gặp vấn đề về dây thần kinh hoặc tủy sống làm cho các cơ tê mỏi hoặc mất phối hợp với tay chân.

-Một bên nổi xương sườn

-Một bên hông cao hơn

Bả vai bị nhô ra

Gai đốt sống không thẳng hàng.

Một bên vai bị nghiêng xuống.

Khoảng cách từ bả vai đến 2 mỏm xương không bằng nhau.

Dốc hai vai không đều nhau, bên thấp bên cao.

Khi cúi người về phía trước thì đường cong cột sống sẽ hiện rất rõ.

Tam giác eo giữa cánh tay và thân có độ rộng hẹp không giống nhau.

Cột sống bị vẹo nên xương sườn bị nhô lên làm cho lưng mất cân đối.

Eo nghiêng

5. Xét nghiệm vẹo cột sống bẩm sinh

-Chụp CT ( chụp cắt lớp điện toán ): chụp CT có thể cung cấp rõ nét hình dạng, kích thước và vị trí các đốt sống của trẻ. Ngoài ra bác sĩ có thể dùng hình ảnh 3D làm từ CT để xem các đốt sống rõ ràng hơn

-Chụp cộng hưởng từ ( MRI ): MRI sẽ kiểm tra tủy sống nhiều lần xem có bất thường nào không. Ngoài ra còn có thể đánh giá các mô mềm tốt hơn là chụp CT.

-Chụp X quang: Với hình ảnh cột sống được chụp từ cả 4 phía gồm 2 bên, cả trước và sau thì bác sĩ sẽ phát hiện được sự bất thường của đốt sống và những đường cong nghiêm trọng như thế nào.

-Siêu âm: Phương pháp này để phát hiện sự bất thường trong thận của trẻ ( nếu có ).

6. Điều trị vẹo cột sống bẩm sinh ra sao?

Những đường cong cột sống nhỏ sẽ được bác sĩ theo dõi cẩn thận để không xảy ra tình trạng nghiêm trọng. Tuy nhiên vẹo cột sống bẩm sinh thường sẽ phát triển nặng hơn theo sự phát triển của trẻ. Vì vậy trong suốt quá trình phát triển của trẻ thì bác sĩ nên theo dõi định kỳ từ nửa năm đến 1 năm và chụp X quang cột sống thường xuyên. Trẻ bị vẹo cột sống bẩm sinh có thể hoạt động như bình thường vì điều này không làm tăng nguy cơ phát triển đường cong.

Một trong những phương pháp điều trị vẹo cột sống bẩm sinh là nẹp lưng để hạn chế phát triển đường cong bù trừ từ đốt sống bình thường.

Nếu trẻ bị một trong những trường hợp sau thì cần phẫu thuật:

-Thân mình hoặc cột sống bị biến dạng nhiều

-Trong quá trình theo dõi bằng phim X quang thấy có đường cong nhẹ nhưng tăng nhanh

-Có dấu hiệu thần kinh do tủy sống có biến đổi bất thường

-Từ lần đầu tiên thăm khám đã thấy có đường cong vẹo khá nghiêm trọng

Với trẻ chưa thành niên thì có thể dùng biện pháp chỉnh hình đôi- nẹp. Còn nặng hơn thì phải can thiệp phẫu thuật. Ngoài ra còn phương pháp trị liệu thần kinh cột sống cũng giúp chỉnh lại cấu trúc cột sống vẹo.

Có vài hình thức phẫu thuật như sau:

-Đặt dụng cụ thay đổi chiều dài: Một phẫu thuật nhỏ sẽ được tiến hành để đặt một hoặc hai thanh dụng cụ gắn vào cột sống ở trên hoặc dưới đường cong mục đích là để giúp cho cột sống tiếp tục tăng trưởng và sửa chữa các đường cong. Sau 6-8 tháng thì bác sĩ sẽ lại kéo dài các thanh dọc cho phù hợp với sự phát triển của trẻ. Khi trẻ đã phát triển đầy đủ thì sẽ thay thế các thanh dọc còn các đốt sống sẽ được hàn cứng lại

-Hàn liên đốt sống: Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ kim loại kết hợp các đốt sống bất thường lại với nhau thành một khối xương vững chắc. Phương pháp phẫu thuật này sẽ ngăn chặn các đường cong trở nên tồi tệ hơn và giúp cho cột sống không bị vẹo. Tuy nó làm cho thần hình và cột sống của bé trở nên ngắn đi lúc còn bé nhưng sau này bé sẽ có cuộc sống tốt hơn và hoạt động được như bình thường.

-Cắt bỏ tật nửa đốt sống: Phương pháp này sẽ kết hợp 2-3 đốt sống với nhau, và những đốt sống bị tật sẽ được cắt bỏ. Một phần của đường cong sẽ được điều chỉnh bằng cách đặt dụng cụ cố định.

-Phục hồi chức năng: Sau khi phẫu thuật, trẻ có thể được xuất viện sau 1 tuần nhưng cần được nẹp lưng trong vòng 3-4 tháng. Sau đó trẻ có thể hoạt động như bình thường.

Vẹo cột sống bẩm sinh là một trong những triệu chứng rất khó điều trị. Vì vậy khi thấy con em của mình mặc quần áo không vừa vặn, thoải mái, hay mặc đồ tắm không phù hợp thì hãy đưa cho đi khám, chụp chiếu để có thể phát hiện trẻ bị vẹo cột sống và điều trị kịp thời.

7. Hậu quả của vẹo cột sống:

Người có cột sống bị vẹo sẽ không thể ngồi làm việc hay học tập được ngay ngắn, dẫn đến ảnh hưởng thị giác và làm mất tập trung, ảnh hưởng không nhỏ đến việc học, đọc tài liệu.

Trẻ em bị chậm phát triển chiều cao, sau này khung chậu và ngực bị chèn ép, ảnh hưởng đến phổi, gan và tim.

Với những trường hợp nặng thì lưng bị ngắn lại, xương chậu cũng bị lệch, bắp thịt bị kéo căng và đau, thân hình bị dị dạng, các cơ quan trọng bụng cũng bị chèn ép, tim phổi bị xê dịch, xương ngực cũng bị biến dạng, từ đó hạn chế đến tâm lý của trẻ…

Tăng nguy cơ bị loãng xương, tức ngực khó thở

8. Cách phòng ngừa vẹo cột sống

Phụ huynh nên sắm bàn học phù hợp với tư thế ngồi học của con em mình và ngồi học đúng tư thế.

Tập thể dục thể thao thường xuyên để giúp cho bắp thịt săn chắc, dây chằng các khớp khỏe.

Học sinh không nên mang cặp quá nặng so với trọng lượng cơ thể. Mang cặp có 2 quai tương đương 2 vai chứ không nên dùng cặp chéo vai như vậy rất dễ vẹo cột sống

Trong các món ăn hàng ngày cần có đầy đủ dương chất cần thiết, vitamin và protein.

Trẻ em chính là thế hệ tương lai phát triển của đất nước, vì vậy ngay từ nhỏ bạn phải uốn nắn cho trẻ ngồi học đúng tư thế để không bị vẹo cột sống cũng như ảnh hưởng đến thị lực. Hơn nữa chi phí điều trị rất tốn kém, do đó phụ huynh nên đưa các cháu đi khám hàng năm để phát hiện nếu cột sống bị vẹo để còn đưa ra hướng xử lý kịp thời.

Trong các trường hợp nặng hơn của bệnh thì có thể gây ra các biến chứng như: làm rối loạn tư thế; dị dạng thân hình; có tác động xấu tới tâm lý của người bệnh; hạn chế khả năng hòa nhập cộng đồng; thậm chí còn ảnh hưởng tới chức năng của tim và phổi; biến dạng xương chậu… ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản đối với nữ giới khi trong độ tuổi trưởng thành.

Hiện nay, chi phí cho việc điều trị bệnh nhân bị cong vẹo cột sống khá tốn kém, và đặc biệt là với những bệnh nhân thì cần phải tiến hành phẫu thuật chỉnh hình mới mong trở về hình dạng ban đầu của cột sống.

Tác hại của bệnh cong vẹo cột sống thắt lưng và cách phòng ngừa 1

Để có thể phòng ngừa được bệnh cong vẹo cột sống thắt lưng thì trước tiên, cần phải nâng cao sức khỏe chung của cơ thể bằng cách rèn luyện thể dục thể thao, tăng cường sức khỏe cho các bắp thịt giúp cho các tổ chức được liên kết với nhau, các dây chằng khớp khỏe mạnh và làm tăng sự dẻo dai, bền bỉ cũng như giúp cơ thể phát triển cân đối.

Đặc biệt cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học để chống trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương. Nên có một chế độ ăn cung cấp đủ vitamin, chất khoáng và protein. Ngoài ra thì bàn ghế ngồi học phải phù hợp với lứa tuổi cũng như tư thế ngồi học phải đúng.

Đảm bảo được ánh sáng tự nhiên và nhân tạo cho nơi học tại trường và ở nhà. Tại gia đình thì ngoài hệ thống chiếu sáng chung nên trang bị thêm đèn học cho các em học sinh để có thể đảm bảo được ánh sáng tốt hơn. Giữa các giờ học nên có giờ giải lao để giúp tinh thần được thoải mái, vận động.

Đối với học sinh thì không nên mang cặp quá nặng, tốt nhất lượng sách mang trong cặp không nên vượt quá 15% trọng lượng của cơ thể. Nên sử dụng loại cặp đeo đều hai vai, tránh đeo lệch về một phía. Trong các trường học nên cho học sinh khám cột sống định kỳ giúp cho việc phát hiện sớm các trường hợp bị cong vẹo cột sống thắt lưng để có thể có cách xử lý và điều trị kịp thời.

Sai lầm làm trẻ bị vẹo cột sống và các bài tập chữa vẹo cột sống hiệu quả

Thời gian trẻ đi học mẫu giáo sẽ hình thành 3 phần cong của xương sống. Xương sống của trẻ ban đầu thẳng tắp và không có đốt cong. Từ tháng thứ 3 trở đi mới có phần lồi trước xương cổ hay gọi là đốt cong thứ nhất. Sau 6 tháng thì đốt cong thứ 2 ở cột sống ngực hình thành. Khi bé được 1 tuổi sẽ hình thành đốt thứ 3 ở phần xương thắt lưng. Xương eo sẽ lồi ra phía trước. Khi nuôi dạy con trẻ, các bậc phụ huynh thường chỉ để ý đến con mình liệu có ốm đau hay không, liệu có ăn đủ bữa hay không mà quên mất rằng cũng phải chú ý đến cột sống của bé nhà mình. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận ra sai lầm trong việc bế ẵm trẻ lúc nhỏ sai cách dẫn đến ảnh hưởng cột sống và các bài tập chữa vẹo cột sống hiệu quả.

1. Những hành động nào có thể khiến trẻ bị vẹo cột sống

-Xương bé trước 6 tháng tuổi không thể nào chịu được trọng lượng cơ thể ép xuống dẫn đến cong vẹo. Vì vậy cha mẹ nên để bé tự do phát triển để thuận lợi cho việc hình thành cột sống. Bởi thế mà các cụ mới có câu: Trẻ tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi.

-Nhiều cha mẹ còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm bế trẻ sơ sinh thường bế thẳng người khiến trọng lượng phần đầu dồn xuống xương cổ, làm tổn thương vùng cổ của trẻ. Không những vậy cột sống của bé cũng bị ép xuống và biến dạng. Vì thế cha mẹ nên bế dùng tay nâng gáy của bé và bế trẻ nằm hơi chếch người trong tháng đầu tiên. Sau đầy tháng thì cha mẹ có thể đặt bé nằm sấp, dựa vào vai cha hoặc mẹ để giảm bớt lực xuống xương sống. Hoặc bạn có thể bế nằm thẳng người cũng được. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên thì có thể để trẻ tự do vận động những khi bế thì giữ nhẹ phần đầu.

-Cuộc sống hiện đại cũng là lúc nhiều cha mẹ vì mải chạy theo công việc mà ít để ý đến con trẻ, vô tình hay cố ý để trẻ tiếp xúc các món đồ công nghệ hiện đại từ lúc còn rất nhỏ. Nhiều người cho rằng cho trẻ chơi thì trẻ sẽ ngoan và không làm phiền đến mình. Nhưng thực tế thì điều này rất có hại bởi nếu trẻ suốt ngày chỉ ngồi một chỗ chìm đắm vào các trò chơi điện tử trên điện thoại thì sẽ bị vẹo cổ, gù lưng, thậm chí mắc các bệnh về mắt và cổ. Không những vậy sóng điện tử sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cột sống của trẻ

-Nếu cha mẹ ôm con quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến xương cột sống gây ra triệu chứng gù lưng, vẹo cột sống sau này và có hại cho hô hấp. Vì vậy nếu bé có khóc thì cha mẹ cũng nên dỗ một chút rồi đặt bé xuống nôi nằm.

-Cha mẹ chỉ nên cho con mình ngồi xe đẩy sau 6 tháng vì nếu ngồi sớm bé sẽ bị vẹo cột sống, còng lưng vì xương không đỡ nổi trọng lượng cơ thể.

Sai lầm làm trẻ bị vẹo cột sống và các bài tập chữa vẹo cột sống hiệu quả 1

2. Chẩn đoán vẹo cột sống

-Khi trẻ đứng thẳng bác sĩ sẽ kiểm tra được vai và hông có cân bằng hay không, và đầu của bé có ngay giữa hông hay không.

-Trẻ sẽ cúi người về phía trước để bác sĩ kiểm tra xem xương sườn có thay đổi nào hay không. Nếu cột sống có điều gì bất thường bác sĩ sẽ phát hiện ra ngay.

-Bác sĩ sẽ kiểm tra các phản xạ ở chân và bụng và phản ứng của cơ chân để chắc chắn bé không gặp vấn đề nào về thần kinh hoặc tủy sống.

3. Các bài tập chữa vẹo cột sống hiệu quả

Ngoài các phương pháp điều trị không phẫu thuật và phẫu thuật mà chúng tôi đã giới thiệu ở bài viết lần trước thì trẻ có thể tập các bài tập hỗ trợ chữa vẹo cột sống đơn giản mà lại hiệu quả như sau:

-Bài số 1: Người bệnh đưa tay bên lõm của đường cong vẹo cột sống lên phía trước rồi cho chân đối diện tay lên cùng lúc. Thân mình ngữ nguyên, lặp đi lặp lại khoảng 10 lần. Bài tập này sẽ giúp tăng độ mềm dẻo của cột sống.

-Bài số 2: Người bệnh ngồi xuống, 2 chân duỗi thẳng và áp sát và giơ 2 tay lên phía trước song song với chân. Tiếp theo cúi gập lưng, cho 2 tay ra phía trước cho đến khi chạm vào ngón chân. Bài tập này sẽ giúp cho tăng tầm vận động của cột sống lưng.

-Bài số 3: Người bệnh đặt gối vào sau lưng rồi ngả ra trong trạng thái nửa ngồi nửa nằm còn 2 tay đặt dưới cơ hoành. Sau đó hít vào thở ra khoảng 10 lần. Bài tập này sẽ giúp tăng độ giãn nở của lồng ngực.

-Bài số 4: Người bệnh ngồi lên ghế rồi xoay người để lấy đồ vật ở phía đối diện với phía lõm của phần cong cột sống. Làm đi làm lại động tác này 10 lần. Hoặc người bệnh 1 tay bám vào mép ghế còn tay kia giơ cao tay ở bên vai thấp. Tư thế này sẽ được giữ nguyên trong vài giây.

-Bài số 5: Người bệnh đứng thẳng cho vai, đầu và lưng dựa vào tường, gót chân cách tường khoảng 6-7 cm. Tiếp theo thư giãn vùng vương chậu và đầu gối. Kế đến di chuyển qua lại nhưng vẫn phải giữ cong. Tập cho đến khi nào không cần dựa vào tường

-Bài số 6: Người bệnh ngồi theo kiểu thiền của Ấn Độ, cho 1 trái bóng lên đầu và nâng thẳng lên và khuỷu tay chạm vào tường. Làm vài lần như vậy sẽ giúp tăng cường nhóm cơ lưng.

Nói chung trong quá trình chăm trẻ thì cha mẹ nên chú ý trong cách bế ẵm để trẻ không bị vẹo cột sống, người thân bế hộ cũng phải hết sức lưu ý vì nếu để vẹo cột sống thì rất khó chữa. Kể cả tư thế ngồi học của trẻ cũng phải chú ý để không ảnh hưởng đến cột sống.

Sự nguy hiểm của vẹo cột sống, các biến chứng qua từng giai đoạn

Cột sống là một bộ phận rất quan trọng trong cơ thể con người. Nó đóng vai trò quan trọng như một bộ khung nâng đỡ cơ thể,  giúp cho con người có thể đứng thẳng, bảo vệ được tủy sống cũng như các cơ quan nội tạng ở bên trong. Bệnh cong vẹo cột sống là một loại bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ với nguyên nhân khác nhau như: do bẩm sinh từ khi sinh ra; một số bệnh lý liên quan đến tủy đồng hoặc thần kinh; do quá trình tập đi, ngồi quá sớm; cũng có thể do các tư thế trong học tập và làm việc không đúng. Tuy nhiên, có tới 75% trường hợp bị dị tật cột sống là không rõ nguyên nhân.

Các cách phát hiện sớm bệnh vẹo cột sống

Khi đánh giá trẻ em khỏe mạnh bình thường bằng cách nhìn từ cổ xuống lưng, thắt lưng thì bạn sẽ thấy cột sống thẳng hàng. Còn khi nhìn ngang thì cột sống sẽ hơi cong ở lưng và có độ ưỡn ở thắt lưng.

Đối với những trẻ bị vẹo cột sống thì khi quan sát sẽ thấy một vai của trẻ bị xệ, một bên lồng ngực nhô lên. Có những trường hợp vùng hông và thắt lưng nhô phía bên kia và cột sống bị lệch sang một bên, vùng xương chậu và háng cao hơn bên kia. Khi cho trẻ cúi phần thắt lưng và nhìn từ phía sau, bạn có thể sẽ nhìn rõ phần lồng ngực hoặt thắt lưng nhô lên về một phía.

Mức độ nặng nhẹ của bệnh vẹo cột sống sẽ đem lại các biến chứng khác nhau.

Có 3 mức độ của bệnh như sau:

+ Vẹo độ 1: cột sống bị lệch và khó phát hiện bằng mắt thường. Tại cấp độ này thì chưa có ảnh hưởng gì đến chức năng hô hấp.

+ Vẹo độ 2: Khi nhìn từ phía sau có thể thấy được hình dáng cong vẹo của cột sống, có thể thấy được rõ ràng gù xương sườn do bị đốt sống xoáy vặn. Bệnh ở cấp độ này sẽ gây ảnh hưởng nhẹ tới chức năng của hệ hô hấp.

+ Vẹo độ 3: Giai đoạn biểu hiện rõ ràng của bệnh, có thể nhìn thấy rõ ràng cột sống của người bệnh bị vẹo sang một bên và có ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của hô hấp, khiến xương chậu và khớp háng bị biến dạng, từ đó gây trở ngại cho việc sinh con sau này nếu người bệnh là nữ giới.

 Sự nguy hiểm của vẹo cột sống, các biến chứng qua từng giai đoạn 1

Với các trường hợp bị nặng hơn thì người bệnh sẽ gặp các biểu hiện như: bị đau do bắp thịt bị kéo căng, xương ngực bị biến dạng khiến bị suy hô hấp mãn tính; vị trí của tim phổi bị xê dịch, lệc xương chậu gây nên sự chèn ép vào các cơ quan trong ổ bụng.

Chữa trị vẹo cột sống khá phức tạp và tốn nhiều thời gian nên cần tới sự kiên trì của bệnh nhân. Tùy vào mức độ cong vẹo của cột sống và sự phát triển hiện nay của cột sống mà các bác sĩ sẽ đưa ra một phác đồ điều trị tốt nhất. Chính vì thế mà các bậc phụ huynh nên chú ý đến tư thế học tập làm việc của trẻ nhỏ. Nếu thấy các dấu hiệu bất thường thì nên gặp bác sĩ để được tư vấn và can thiệp kịp thời.

Tổng hợp các câu hỏi quan trọng về bệnh vẹo cột sống

Câu hỏi 1: Bị cong vẹo cột sống có phẫu thuật được không?

Bệnh nhân nên đi khám tại bệnh viện để bác sĩ xác định góc vẹo từ đó mới chỉ định phẫu thuật được. Độ tuổi để có thể phẫu thuật được vẹo cột sống là từ 14-19 tuổi.

Độ cong vẹo cột sống sẽ quyết định kỹ thuật can thiệp vào:

Nẹp cột sống khi độ xoay của cột sống lớn hơn 8 độ hoặc góc COBB lớn hơn 25 độ.

Nếu phát hiện ra cong vẹo cột sống thì :

-Làm nẹp cột sống nếu góc COBB từ 20-45 độ và theo dõi nửa năm / lần

-Góc COBB nhỏ hơn 20 độ theo dõi nửa năm

-Góc COBB trên 40 độ thì phẫu thuật

Phẫu thuật chỉnh hình vào một trong các trường hợp sau:

-Góc COBB lớn hơn 45 độ

-Khi góc COBB trên 20 độ và bắt đầu xấu đi.

-Đường cong tác động đến các cơ quan khác

Câu hỏi 2: Bị vẹo, cong cột sống có tập yoga được không ?

Người bị vẹo cột sống vẫn có thể tập luyện yoga được. Ngoài ra người bệnh nên chọn loại bàn ghế để ngồi cho phù hợp và tư thế ngồi học cũng phải chuẩn để cột sống không bị vẹo.

Câu hỏi 3: Vẹo cột sống do ngồi sai tư thế thì có phẫu thuật chỉnh thẳng lại được không?

Nếu tình trạng cột sống bị vẹo nhẹ thì có thể tập vật lý trị liệu là cũng có thể chữa trị được. Còn trường hợp nặng thì phải đặt nẹp kim loại vào cột sống để nắn chỉnh, phương pháp phẫu thuật chỉnh hình này vô cùng tốn kém. Tùy theo tình trạng cong cột sống mà chọn phương pháp nào:

-Vẹo cấp độ 1 ( nhẹ nhất ): Rất khó để phát hiện bằng mắt thường. Người bệnh khi đứng thẳng sẽ thấy xoáy vặn cột sống nhưng hình dáng không rõ ràng.

-Vẹo cấp độ 2: Đã có thể thấy được ụ lồi sườn do đốt sống bị xoáy vặn và có những tác động đến chức năng hô hấp.

-Vẹo cấp độ 3 ( nặng ): Tư thế lệch cột sống đã có thể nhìn thấy rõ ràng cũng như quá trình hô hấp có biểu hiện bị tác động rõ ràng.

Câu hỏi 4: U sợi thần kinh có làm cột sống bị vẹo hay không ?

U sợ thần kinh là tình trạng rối loạn nhiễm sắc thể của hệ thống thần kinh và tạo ra những khối u có thể ở bất cứ đâu: da, xương, hệ thần kinh hay mô mềm. Các u sợi thần kinh này có kích thước từ vài mm đến vài chục cm, hay gặp nhất là loại Schwannoma, Neurilemmorna ( hay còn gọi là u bao thần kinh ) và Neurofibroma-NF ( còn gọi là u sợi thần kinh ), có thể gây ra các tổn thương trầm trọng về thẩm mỹ cũng như chức năng cho người bệnh.

Tốt nhất người bệnh nên đến viện để làm xét nghiệm: chụp cắt lớp CT, chụp X quang và MRI để xem được sự bất thường trong tủy sống và não, các khối u to nhỏ…Hiện tại chỉ có thể theo dõi mức độ phát triển của bệnh u sợi thần kinh và can thiệp vào nếu các khối u gây biến chứng. Phẫu thuật thẩm mỹ nếu da có những triệu chứng bất thường hay phẫu thuật chỉnh hình nếu như cột sống bị vẹo.

Câu hỏi 5: Trẻ em bị vẹo cột sống đang phải mặc nẹp áo thì phải tập luyện ra sao?

Trẻ bị cong cột sống ngoài phải mặc nẹp áo thì nên tập các bài tập cần thiết để cải thiện độ cong cột sống. Bạn có thể cho cháu nhà mình tập các bài tập chữa vẹo cột sống mà ở bài viết trước chúng tôi đã nêu, hoặc bạn cho cháu đến các cơ sở phục hồi chức năng để được bác sĩ hướng dẫn.

Câu hỏi 6: Lưng bị u và bị lệch cột sống thì có cần phải mổ không? Mổ xong có để lại di chứng gì không? Người bị vẹo cột sống thì có nên đi bơi hay không?

Trong trường hợp này người bệnh nên đi khám ở khóa xương khớp của các bệnh viện đa khoa là tốt nhất. Như chúng tôi đã giải thích ở trên tùy theo góc vẹo cột sống mà có những phương hướng điều trị khác nhau. Góc vẹo trên 40 độ thì bệnh nhân sẽ bắt buộc phẫu thuật chỉnh hình còn dưới 40 độ thì có thể cho mặc áo chỉnh hình nhưng vẫn phải theo dõi sát sao. Nhưng khi bị vẹo cột sống từ 50-60 độ thì là quá nặng, các chức năng tim mạch và hô hấp cũng sẽ bị tác động. Ngoài ra vẹo cột sống còn gây ra nhiều bệnh về dạ dày, sa ruột, chân chữ X, bẹp lồng ngực, chân vòng kiềng, méo xương chậu. Riêng phụ nữ còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc sinh nở. Người bệnh nên đi bơi vì bơi rất tốt cho sức khỏe cũng như hỗ trợ rất nhiều cho việc chữa các bệnh về xương khớp trong đó có vẹo cột sống, thoái hóa cột sống…

Trên đây là những thắc mắc phổ biến nhất của bạn đọc về bệnh vẹo cột sống được chúng tôi tổng hợp lại. Nếu bạn có bất cứ ý kiến hay chia sẻ nào về căn bệnh này có thể gửi cho chúng tôi để giải đáp ở các bài viết tiếp theo.

7. Câu hỏi 7: Ở bài viết lần trước có nói là độ tuổi có thể phẫu thuật được là từ 14-19 tuổi, vậy tôi năm nay 21 tuổi rồi , đã đi khám và chiếu chụp X quang, được bác sĩ thông báo là vẹo cột sống. Chính bản thân tôi cũng có cảm giác cơ thể như bị lệch và đau lưng quằn quại vậy. Vậy bây giờ tôi phải điều trị bằng cách nào ?

Có nhiều lý do gây ra tình trạng cột sống bị vẹo như: rỗng tủy sống, bướu đa sợi thần kinh, di chứng sốt bại liệt, hội chứng marfan, thoát vị hạnh nhân tiểu não…hoặc có thể do một số nguyên nhân chưa xác định được. Do vẹo cột sống xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bạn 21 tuổi vẫn căn cứ theo góc cột sống bị vẹo mà điều trị:

-Dưới 20 độ thì chỉ quan sát và theo dõi

-Từ 20-40 độ thì mang nẹp thân

-Trên 40 độ vẫn tiến hành phẫu thuật như thường.

Tốt nhất bạn nên đi khám lại tại khoa chấn thương chỉnh hình hoặc chuyên khoa cột sống để xác định độ cong vẹo từ đó mới biết được cách điều trị phù hợp nhất.

8. Câu hỏi 8: Tôi là nữ 25 tuổi mới phẫu thuật vẹo cột sống xong. Vậy sau bao lâu tôi có thể sinh hoạt cá nhân cũng như làm việc bình thường được như lúc đầu ? Và tôi phải lưu ý những điều gì sau phẫu thuật để cho nhanh bình phục?

Còn phụ thuốc vào nhiều yếu tố như cột sống bị vẹo ở đốt nào, vẹo cột sống do thoát vị đĩa đệm hay bẩm sinh, can thiệp vào đốt sống như thế nào…Tất cả chỉ có bác sĩ trực tiếp phẫu thuật mới có thể trả lời cụ thể cho bạn được. Không những vậy bác sĩ sẽ hướng dẫn thêm về cách vận động và thời gian tái khám. Còn đây là những lưu ý sau khi phẫu thuật nhưng chỉ mang tính chất chung để bạn tham khảo:

-Bệnh nhân không được nằm trên đệm nước mà chỉ được nằm trên đệm cứng

-Tái khám đúng hẹn sau 1 tháng, nửa năm hay 1 năm tùy tình huống. Người bệnh có thể tái khám sớm hơn nếu thấy cần thiết.

-Người bệnh không nên ngồi lâu quá 45 phút.

-Dùng đúng loại thuốc mà bác sĩ đã kê, không được dùng các loại thuốc khác

-Nghiêm cấm xoay hoặc cúi người sau phẫu thuật nếu không co sự chỉ định của bác sĩ.

-Nếu được bác sĩ chỉ định mang thêm áo nẹp thì vẫn sử dụng áo nẹp thường xuyên dù ở bất cứ đâu để làm cho cột sống sớm ổn định.

-Không nên nâng các vật quá nặng và có thể đi bộ được từ sớm.

Nói chung thời gian phục hồi cũng như những lưu ý cụ thể thì chỉ có bác sĩ trực tiếp phẫu thuật mới hướng dẫn cụ thể được.

9. Câu hỏi 9: Tôi năm nay đã 23 tuổi, phát hiện được cột sống bị vẹo từ cách đây 8 năm, đã đi khám một vài nơi nhưng đều nhận được câu trả lời là vẹo cột sống nhẹ nên không có gì đáng lo. Những thực tế thì ức trái cao hơn ức phải 1 chút, 1 bên có eo 1 bên không. Lúc cong lưng thì nhìn rất rõ triệu chứng trên. Liệu xương của tôi có bị cong lên nữa không? Tôi có nên đi khám nữa không và tôi phải điều trị ra sao ?

Bạn cần tự xác minh xem nguyên nhân vì sao cột sống bị vẹo, bị vẹo như thế nào thì từ đó mới có hình thức điều trị phù hợp được. Chúng tôi xin đưa ra 1 số thông tin để bạn nắm qua về tật vẹo cột sống như sau:

Người bị vẹo sột sống nếu độ cong của cột sống lớn hơn 10 độ. Bạn phát hiện ra mình bị vẹo từ cách đây 8 năm tức là vẫn đang trong giai đoạn dậy thì. Do đó việc can thiệp điều trị sẽ phụ thuộc vào thể loại vẹo và mức độ vẹo như sau:

Thể loại vẹo sẽ được chia làm 2 loại :

Vẹo cấu trúc: Vẹo xuất hiện trước tuổi xương lớn, bị biến dạng ở đường cong, kèm theo xoay nữa.

Vẹo không cấu trúc:

-Vẹo do thoát vị đĩa đệm: Do đĩa đệm thoát ra chèn vào rễ thần kinh gây đau cho bệnh nhân. Bệnh nhân chỉ còn cách nghiêng về phía đau thì mới hết đau.

-Vẹo tư thế: Khi đứng thẳng thì bệnh nhân bị vẹo cột sống nhưng khi bệnh nhân nghiêng về phía vẹo thì hết vẹo.

-Vẹo do viêm: Viêm một số cạnh cột sống, viêm cơ thắt lưng hay bị chấn thương vùng cạnh cột sống làm cho bệnh nhân nghiêng về phía đau dẫn đến vẹo cột sống.

-Vẹo bù trừ: Xảy ra trong trường hợp 2 chân có độ dài không bằng nhau. Nếu như 2 chân bằng nhau thì hết vẹo

Mức độ vẹo cũng có 3 mức: Vẹo cột sống nhẹ thì dưới 20 độ, trung bình là từ 20-40 độ, nặng là trên 45 độ.

Cột sống bị vẹo có thể do những nguyên nhân dưới đây:

-Biến dạng đốt sống ( ít gây vẹo cột sống mà chủ yếu là gây gù )

-Làm việc hay ngồi học sai tư thế trong thời gian dài

-Vẹo bù trừ hoặc do có dị tật ở xương chậu, chân , tay.

-Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống hoặc viêm.

Các biện pháp điều trị có thể là:

-Nẹp chỉnh hình bằng một trong các loại: Chêneau, Boston, Mieder, Minwauker, Lyon.

-Thường xuyên vận động và ngồi học, làm việc đúng tư thế.

-Nếu góc vẹo cột sống cong trên 20 độ và tình hình ngày một xấu đi, đường cong ảnh hưởng đến các cơ quan khác thì bệnh nhân có thể phẫu thuật chỉnh hình.

10. Câu hỏi 10: Tôi năm nay 24 tuổi đi khám thì phát hiện ra mình bị vẹo cột sống nhẹ. Tôi nghe nói nếu qua 18 tuổi rồi thì rất khó chữa, điều này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai nghề nghiệp của tôi. Vậy tôi phải làm sao bây giờ?

Hoàn toàn có thể dùng phẫu thuật để điều trị vẹo cột sống. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc các yếu tố như cân nặng, chiều cao, mức độ vẹo…một khi đã muốn can thiệp về mặt thẩm mỹ. Nói chung việc phẫu thuật này rất phức tạp, bạn nên đến khoa cột sống của bệnh viện để được tư vấn cụ thể.