Bệnh viêm bao gân vùng trỏm trâm quay cổ tay được một nhà phẫu thuật người Thụy Sĩ phát hiện ra vào năm 1895, vì vậy nó còn có tên gọi quốc tế là hội chứng De Quervain Syndrome. Cụ thể nó là tình trạng duỗi ngắn ngón tay cái và viêm bao gân cơ dạng dài.

  1. Bệnh viêm bao gân vùng trỏm trâm quay cổ tay là gì

Bệnh viêm bao gân vùng trỏm trâm quay cổ tay là bệnh gì, ai dễ mắc phải 1

Bình thường thì các cơ duỗi ngắn ngón cái và các cơ dạng dài được bao bọc bởi hoạt dịch gân được làm trơn nên có thể trượt dễ dàng trong đường hầm. Khi bao gân này bị viêm thì các cơ dạng dài và cơ duỗi ngắn ngón cái sẽ sưng lên và chèn vào nhau làm cho gân khó hoạt động trong đường hầm.

  1. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm bao gân vùng trỏm trâm quay cổ tay

-Những người thường xuyên phải sử dụng ngón tay cái và cổ tay để lặp lại các động tác như xoay, cầm, vặn, nắm đồ vật dẫn đến xảy ra nguy cơ bị viêm bao gân. Thường thì người bệnh đang làm 1 trong các nghề như phẫu thuật, làm ruộng, nội trợ, giáo viên, cắt tóc…

-Người bệnh trong quá trình sinh hoạt thì bị thương ở vùng cổ tay

-Sự thay đổi, rối loạn của hormone.

-Có thể là thứ phát sau các bệnh xương khớp như thoái hóa khớp hay viêm khớp dạng thấp.

  1. Triệu chứng của viêm bao gân vùng trỏm trâm quay cổ tay

Lúc đầu người bệnh sẽ có cảm giác đau ở cổ tay và ngón cái. Về sau người bệnh sẽ khó cử động ngón cái và sưng nề nhẹ ở cổ tay dọc theo khu vực đường hầm. Nếu như tình trạng ma sát vẫn tiếp diễn thì 2 gân vẫn sẽ chèn ép vào nhau trong đường hầm gây ra tiếng động “lạo xạo, lục cục”. Nếu như không chữa trị kịp thời thì các cơn đau sẽ lan xuống ngón cái và cẳng tay.

  1. Chẩn đoán viêm bao gân vùng trỏm trâm quay cổ tay:

Chẩn đoán phân biệt

+Thoái hóa các khớp gốc ngón tay cái.

+Viêm màng hoạt dịch khớp cổ tay.

+Thử Test Finkelstein: Đây là cách kiểm tra cần thiết giúp chẩn đoán tình trạng đau ở mỏm trâm quay và kiểm tra  finkelstein sẽ cho kết quả dương tính. Người bệnh sẽ gập ngón cái vào trong lòng bàn tay và nắm các ngón còn lại trùm lên ngón cái. Nếu như gân dạng dài và gân duỗi ngắn ngón cái bị đau nhói thì kết quả dương tính với bệnh viêm bao gâm mỏm trâm quay cổ tay.

+Chèn ép nhánh nông ở thần kinh quay

+Bao hoạt dịch gân cơ duỗi cổ tay quay dài và ngắn bị viêm.

Chẩn đoán xác định

+Có thể dựa vào những triệu chứng lâm sàng như sau:

+Sờ, nắn vào bao gân thấy đau đớn, cảm nhận được nó dường như đang dày lên, cảm giác nóng, sưng đỏ.

+Khu vực trỏm trâm quay bị sưng nề.

+Các cơn đau sẽ lan từ ngón cái lên cẳng tay. Vị trí trỏm trâm quay bị đau và nếu như ngón cái cử động sẽ còn đau hơn nữa.

+Khi cử động ngón cái sẽ nghe thấy tiếng cót két.

  1. Điều trị viêm bao gân vùng trỏm trâm quay cổ tay

Mục tiêu điều trị

+Dự phòng bệnh tái phát: Người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt hợp lý, bỏ các yếu tố nguy cơ và khi vận động phải đúng tư thế.

+Có thể kết hợp nhiều biện pháp điều trị khác nhau ví dụ như vật lý trị liệu, dùng thuốc, phục hồi chức năng.

Điều trị cụ thể:

Điều trị không bằng thuốc:

+Chườm lạnh

+Hạn chế cử động các khớp ở cổ tay và ngón tay cái trong 1-2 tháng

+Có thể nẹp ngón cái và cổ tay với tư thế giữ nguyên ngón cái, cổ tay bằng nửa góc vuông so với trục xương quay. Tình trạng nẹp này có thể kéo dài trong khoảng 30 -45 ngày.

Dùng thuốc

+Tiêm corticoid vào trong bao gân dựa trên hướng dẫn của siêu âm, không được tiêm vào mạch máu để đạt độ an toàn cao nhất. Nếu không cẩn thận thì có thể gây đứt gân và xảy ra nhiễm trùng khi tiêm, vì vậy nên chọn bác sĩ có nhiều kinh nghiệm.

+Dùng các loại thuốc chống viêm không steroid như volrtaren emulgen để bôi tại chỗ. Có thể bôi một ngày từ 2-3 lần.

+Tiêm Depo-Medrol (Methyl prednisolon acetat) một lần 2 mũi, mỗi lần là 0,3ml.

+Người bệnh cũng có thể dùng thuốc uống chống viêm không steroid như: Celecoxib (Celebrex) 2 viên 200mg trong vòng 1 ngày, Meloxicam (Mobic) 2 viên 7,5mg trong vòng 1 ngày, Diclofenac (Voltaren) 2 viên 50 mg trong vòng 1 ngày.

+Tiêm thuốc Hydrocortison Acetat liều lượng 0,3ml cho một lần tiêm, một năm không được tiêm quá 3 lần vì nó có thời gian bán hủy ngắn và tác dụng khá nhanh.

+Có thể dùng 1 số loại thuốc giảm đau như Tylenol, Efferalgan, Paracetamol 4 viên 0,5g trong vòng 1 ngày.

+Tiêm Diprospan với liều lượng 0,3ml cho 1 lần, 1 năm tiêm không quá 3 lần. 1 ml tương ứng với 2mg Betamethasone sodium phosphate và 5mg Betamethasone dipropionate.

  1. Theo dõi và quản lý bệnh viêm bao gân vùng trỏm trâm quay cổ tay

+Người bệnh nên chú ý thực đơn ăn hàng ngày. Người già có thể ăn thêm nhiều các sản phẩm từ sữa như sữa chua hay phomat, còn người bình thường thì có thể ăn uống thoải mái hơn nhưng phải chứa nhiều canxi, đặc biệt là phụ nữ sau sinh và đang mang thai.

+Hàng ngày nên luyện tập các bài tập giúp cho ngón cái và khớp gân cổ tay dẻo dai hơn. Hạn chế dần những động tác có liên quan đến bàn tay và cổ tay trong một thời gian dài.

+Không nên bẻ khớp hay nắn khớp vì sẽ làm cho tổn thương các gân khớp nặng hơn. Không dùng dầu nóng hay rượu thuốc để xoa bóp gân cổ tay với ngón cái sẽ khiến cho tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.