Bệnh viêm đa khớp dạng thấp là một trong những loại bệnh thuộc thể mãn tính, có ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của người bệnh. Loại bệnh này thường gây ra trên nhiều khớp, ở toàn thân và với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Diễn biến của bệnh thường khá phức tạp. Bệnh tuy ít khi trực tiếp gây chết người nhưng sẽ làm giảm chất lượng của cuộc sống. Bệnh gắn liền với sự đau đớn, mất sức, tật nguyễn, gây trầm cảm và có thể khiến bạn mất việc làm. Việc điều trị bệnh sớm sẽ giúp bạn tránh được các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Giai đoạn phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp

+ Giai đoạn 1: Là giai đoạn bệnh diễn biến âm thầm trong một thời gian khá dài. Bệnh thường kéo dài trong khoảng 1 – 2 năm. Một số biểu hiện của bệnh trong giai đoạn này thường là: sưng; đỏ; đau và nóng. Lúc này, sự tổn thương mới chỉ là ở vùng màng hoạt dịch, sưng đau chỉ là ở khu vực phần mềm. Khi đi chụp x- quang thì chưa có gì thay đổi. Người bệnh còn vận động được gần như là bình thường. Loại  bệnh này diễn biến theo từng đợt nhưng chưa để lại một di chứng gì đáng kể và chưa ảnh hưởng nhiều tới cơ thể của người bệnh.

+ Giai đoạn 2: Sau một thời gian dài bệnh tiến triển mà người bệnh không phát hiện sớm hoặc có các biện pháp tích cực điều trị thì bệnh sẽ có những biểu hiện xấu hơn. Khi này, người bệnh bắt đầu xuất hiện những sự tổn thương và bào mòn ở phần sụn khớp, đầu xương. Các triệu chứng tổn thương này một khi đã xuất hiện thì sẽ không thể mất đi và khả năng vận động của người bệnh sẽ bị hạn chế, chức năng cầm nắm bàn tay của bạn vẫn bình thường. Tuy nhiên việc đi lại cần sự hỗ trợ của gậy và nạng.

+ Giai đoạn 3: Các tổn thương tại sụn khớp và đầu xương sẽ ngày càng nặng lên khi không được điều trị và khe khớp sẽ dần bị hẹp lại. Các đầu xương dính vào với nhau gây nên biến dạng khớp; bị dính khớp; … Từ đó, khả năng vận động của bạn còn ít nên bệnh nhân chỉ có thể tự phục vụ mình trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày nhưng không thể đi lại được.

+ Giai đoạn 4: Giai đoạn nặng nhất của bệnh viêm khớp dạng thấp. Sau một khoảng thời gian từ 5 – 10 năm, nếu không điều trị hoặc điều trị sai cách sẽ khiến khớp bị biến dạng trầm trọng. Trong giai đoạn này, người bệnh mất hết chức năng vận động và bị tàn phế hoàn toàn. Bệnh còn có thể gây ra các biến chứng lên tim như: viêm màng ngoài cơ tim; hở van tim; suy tim; trụy tim mạch… Thậm chí có thể dẫ tới việc tử vong.

Trên đây là những giai đoạn, diễn biến và biểu hiện kèm theo của từng giai đoạn của bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Mọi người nên theo dõi và đề phòng cảnh giác. Nhất là đối với những đối tượng là người cao tuổi, có nguy cơ mắc bệnh này cao thì tốt nhất nên cẩn thận hơn trong việc phòng tránh.

Bệnh viêm đa khớp dạng thấp – các giai đoạn phát triển và cách điều trị 1

Các phương pháp điều trị bệnh

+ Điều trị bằng phương pháp y học hiện đại

Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp chủ yếu bằng các loại thuốc Tây nhằm giúp người bệnh giảm đau, kháng viêm nhanh. Tuy nhiên, phương pháp này không có tác dụng lâu và phải sử dụng trong thời gian dài. Khi ngưng thuốc thì bệnh nhân sẽ bị đau lại. Khi sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ tạo nên các loại tác dụng phụ như: béo phì; teo cơ; loãng và giòn xương…

Các loại thuốc thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid tuy có ít tác dụng phụ hơn nhưng nếu bạn lạm dụng chúng thì vẫn sẽ gây hại đến đường tiêu hóa như: viêm loét; chảy máu; thủng dạ dày; tiêu chảy… Bên cạnh đó, thuốc còn gây biến chứng là bệnh tiểu đường, tim mạch, gây hại gan, bệnh thận, gây rối loạn đông máu. Bởi thế, người bệnh cần rất thận trọng khi sử dụng thuốc để điều trị và nên có sự hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

+ Điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền

Trong y học cổ truyền, bệnh viêm đa khớp dạng thấp thuộc chứng Tý. Tý đồng âm với chứng Bí (nghĩa là bế tắc, không thông). Tý được dùng để mô tả các biểu hiện của bệnh thấp khớp như: đau; tê; nhức mỏi; buốt; sưng… tại da thịt và khớp xương. Tý cũng là một biểu hiện của các loại bệnh được sinh ra bởi chính sự bế tắc không thông của khí huyết và kinh lạc.

Nguyên tắc của việc chữa bệnh viêm đa khớp dạng thấp theo y học cổ truyền là đề cao về nguồn gốc của bệnh sinh ra và khi bị  bệnh theo căn nguyên nào thì điều trị theo hướng đó nhằm điều  trị tận gốc nguồn bệnh. Đồng thời với đó là kết hợp với việc bồi bổ khí huyết; ngũ tạng; nâng cao vệ khí; tăng cường sức đề kháng cho cơ thể nhằm chống lại được các tác nhân gây bệnh; giúp phòng ngừa bệnh tái phát trở lại.

Chính bởi thế mà y học cổ truyền được đánh giá là phương pháp tốt nhất, đem lại hiệu quả và chất lượng nhất trong các điều trị các bệnh về khớp. Các loại thuốc dùng trong y học cổ truyền đều là từ tự nhiên, lành tính và có thể dùng trong lâu dài mà không gây ra một loại tác dụng phụ ngoài ý muốn nào.

Áp dụng y học cổ truyền điều trị từng thể bệnh của viêm khớp dạng thấp.

+ Thể phong hàn thấp tý: Dùng phương pháp trù phong tán hàn, lợi thấp thông kinh lạc.

+ Thể phong thấp nhiệt tý: Dùng phương pháp chữa là thanh nhiệt và sự kết hợp với trừ thấp khu phong giúp thông kinh lạc.