Hiện nay không ít các trường hợp người trưởng thành bị đau trong quá trình chơi thể thao nhưng khi bị đau thì lại tự ý mua thuốc giảm đau uống vì cho rằng các cơn đau không đáng kể, do chơi thể thao nên đau. Nhưng về sau mãi mà các cơn đau không thuyên giảm, người bệnh đến bệnh viện kiểm tra thì mới thấy các dây chằng lỏng lẻo, các khớp và sụn đều bị thoái hóa nặng nề, khớp bị vẹo lệch trục, gai xương mọc đầy trong khớp. Bác sĩ kết luận người bệnh bị bệnh viêm xương sụn bóc tách. Vậy cụ thể bệnh này là gì? Phải chẩn đoán như thế nào và hướng điều trị ra sao? Mời các bạn theo dõi qua bài viết dưới đây:

Viêm xương sụn bóc tách là gì

Đúng như tên gọi của nó, là tình trạng máu không được cung cấp đủ dẫn đến phần xương và phần sụn tách rời hẳn nhau ra hoặc bị tách ra 1 phần. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều khớp khác nhau, ví dụ như mắt cá chân, khuỷu tay, hông và vai nhưng đặc biệt nhiều nhất vẫn là đầu gối. Nó làm cho người bệnh bị mất khả năng gập duỗi khuỷu tay hay đầu gối.

Bệnh viêm xương sụn bóc tách là gì và cách điều trị như thế nào? 1

  1. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm xương sụn bóc tách

Bệnh xảy ra sau khi người bệnh bị tổn thương nhiều lần ở một vị trí hoặc bị chấn thương quá mạnh. Nguyên nhân chính xác hiện nay vẫn chưa được tìm ra. Trước mắt là do thiếu máu cung cấp đến sụn và xương nên làm các tế bào xương bị chết và làm nên một vùng xương chết trên bề mặt của xương. Các mảnh xương chết này sẽ vỡ ra và tách khỏi xương, trôi vô định trong dịch khớp. Ngoài ra một số nguyên nhân khác cũng được kể đến là xạ trị và bệnh hồng cầu hình liềm.

  1. Yếu tố nguy cơ của viêm xương sụn bóc tách

Những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh viêm xương sụn bóc tách có thể kể ra dưới đây như sau:

-Giới tính: Nam giới bị mắc bệnh nhiều hơn nữ.

-Tuổi tác: Bệnh hay xảy ra ở những người trẻ tuổi ( từ 10-20 tuổi ) và trung niên ( 30-60 tuổi )

-Vận động: Bệnh hay xảy ra ở những người chơi thể thao thường xuyên với tốc độ vô cùng nhanh chóng hoặc có liên quan đến thay đổi hướng tốc độ đột ngột hoặc chạy nhảy quá nhiều.

  1. Triệu chứng của viêm xương sụn bóc tách

Tùy vào khớp ảnh hưởng mà triệu chứng của viêm xương sụn bóc tách cũng khác nhau:

-Các khớp bị ảnh hưởng sẽ bị yếu đi.

-Các cơn đau không đồng nhất với nhau, người bệnh có thể đau thành từng đợt hoặc đau âm ỉ, nhức nhối trong người. Người bệnh sau khi vận động hay bị đau nhưng mỗi người có 1 kiểu đau khác nhau, khiến cho việc chẩn đoán vô cùng khó khăn.

-Khó khăn trong việc cử động: Người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc duỗi tay chân mà có xương bị viêm xương sụn bóc tách.

-Nếu mảnh xương bị kẹt vào xương khi cử động thì các khớp có thể không thể cử động được ( bị khóa ) hoặc có tiếng kêu răng rắc.

  1. Chẩn đoán viêm xương sụn bóc tách

Đầu tiên các bác sĩ sẽ khám lâm sàng cho người bệnh, kiểm tra kỹ các khu vực bị sưng, bấm vào các khớp bị ảnh hưởng, yêu cầu người bệnh thử vận động khớp theo các hướng khác nhau để phát hiện ra các dấu hiệu bất thường. Một số khu vực khác xung quanh khu vực xương cũng sẽ được bác sĩ kiểm tra kỹ như dây chằng chẳng hạn.

-Chụp MRI: Được sử dụng trong trường hợp chụp X quang nhưng không thấy có bất cứ dấu hiệu lạ thường nào của bệnh viêm xương sụn bóc tách.

-Chụp X quang: Dùng để phát hiện các triệu chứng bất thường của xương.

-Chụp CT: Giúp bác sĩ xác định được các mảnh vỡ trong khớp xương.

  1. Cách điều trị bệnh viêm xương sụn bóc tách:

Người bệnh nên đi gặp bác sĩ nếu như gặp phải một trong các triệu chứng như sau:

-Cơn đau ở các khớp kéo dài mãi mà không hồi phục.

-Các khớp bị đau có kèm theo các triệu chứng như là: không thể di động khớp được như bình thường, khớp bị sưng đỏ hoặc người bệnh bị hạn chế vận động.

Thông thường chỉ cần gắn khung cố định hoặc bó bột là đủ để giúp cho bệnh nhân hồi phục. Ngoài ra còn phải kết hợp thêm các phương pháp khác như: cố định khớp bị tổn thương, nghỉ ngơi và uống thuốc kháng viêm thì mới điều trị tốt được. Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật trong trường hợp khớp bị cứng đến nỗi không đi được, cũng có thể sẽ phải tiến hành nội soi khớp, nói chung các biện pháp phẫu thuật nên hạn chế đối với trẻ em vì nó có thể để lại ảnh hưởng không nhỏ đến sau này. Bệnh nhân cũng không nên quá kỳ vọng vào các bài tập thể dục hoặc các bữa ăn vì không có bài tập thể dục hay bữa ăn nào có thể làm người bệnh mau khỏi được.

Trẻ đang trong quá trình phát triển nên sau khi tái khám khoảng nửa năm các lớp sụn sẽ hồi phục nhanh chóng và tăng sinh. Tuy nhiên trẻ không nên vận động quá mạnh sẽ làm cho các triệu chứng của bệnh viêm xương sụn bóc tách trở lại.

  1. Phòng tránh bệnh viêm xương sụn bóc tách:

Để phòng ngừa triệu chứng của viêm xương sụn bóc tách có thể xấu hơn thì:

-Người bệnh cần tái khám theo đúng lịch hẹn để có thể theo dõi được các triệu chứng của người bệnh kịp thời nhất

-Các vùng khớp bị ảnh hưởng cần phải được nghỉ ngơi một cách tối đa.

-Người bệnh không được tự ý mua thuốc hay các loại dược liệu không rõ nguồn gốc bên ngoài để uống mà phải nghe theo mọi chỉ định của bác sĩ.