Ở những bài viết trước, chúng tôi có nói đến nhiều bệnh mà người già hay gặp phải như bệnh đau thần kinh tọa, thoái hóa cột sống, viêm đa khớp...thì ở bài này chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 1 bệnh cũng ảnh hưởng không kém đến người già là bệnh vôi hóa cột sống. Vậy cụ thể nó là gì, biện pháp phòng ngừa, cách chữa trị như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Bệnh vôi hóa cột sống là gì

Bệnh vôi hóa cột sống hay tên gọi khác là gai cột sống là tình trạng xương và sụn đã bị thoái hóa, lắng tụ canxi trên các dây chằng bám vào thân đốt sống làm cột sống có gai.

Bệnh này thường mắc ở những người trên 40 tuổi và thường là nam giới bị nhiều hơn, tuy nhiên phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh cũng bị.

2. Nguyên nhân gây bệnh vôi hóa cột sống

-Chấn thương xương khớp cột sống lâu ngày dẫn đến quá trình tự sửa chữa là lắng tụ canxi và hình thành gai xương, khiến cho người bệnh có cảm giác đau dai dẳng.

-Trải qua thời gian dài bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như tư thế vận động, môi trường, chế độ ăn uống và chịu sức nặng từ có thể mà cột sống bị lão hóa gây ra tình trạng vôi hóa cột sống.

-Béo phì cũng là nguyên nhân gây ra vôi hóa cột sống

-Dây chằng dày lên, ép vào dây thần kinh và gây ra các dấu hiệu bệnh.

-Sau nhiều năm, xương và đĩa sụn bị thoái hóa tạo điều kiện cho xương gai mọc ra và bị vôi hóa cột sống.

3. Triệu chứng của bệnh vôi hóa cột sống

-Nếu gai ở cột sống cổ thì người bệnh sẽ bị nhức đầu kèm theo cảm giác đau từ cổ xuống vai và vai xuống lưng. Nếu gai mọc ở cột sống lưng thì cơn đau sẽ lan xuống cả chân.

-Nếu ống tủy bị thu hẹp quá nhiều thì người bệnh sẽ không còn cảm giác đại, tiểu tiện.

-Khi người bệnh đứng lên hoặc đi lại thì cơn đau sẽ xuất hiện ở cổ và ở thắt lưng.

-Người bệnh cảm thấy bị đau ở chân và tay là do dây thần kinh bị chèn ép quá nhiều.

-Bởi vì các triệu chứng trên đây giống với các bệnh chấn thương lưng, viêm thấp khớp, đứt đĩa liên sống nên bạn cần đi chụp X quang để chuẩn đoán bệnh chính xác, tránh nhầm với những bệnh khác.

Bệnh vôi hóa cột sống là gì? Phát hiện và phải điều trị ra sao ai dễ bị nhất 1

4. Biến chứng của vôi hóa cột sống:

-Thực tế thì bệnh vôi hóa cột sống ít có biến chứng nguy hiểm vì gai không cọ xát với rễ thần kinh hoặc tủy sống ở phía sau.

-Một số trường hợp hy hữu là gai xương bị gãy và phần gãy đè vào rễ dây thần kinh làm cho người bệnh mất cảm giác ở tay chân khi cử động, hoặc chạy vào khớp xương khiến cho người bệnh khó co duỗi khớp xương.

5. Cách điều trị bệnh vôi hóa cột sống

-Đối với phương pháp phẫu thuật: là áp dụng phương pháp cắt bỏ đi những thành phần chèn ép như dây chằng bị vôi hóa dày lên, đĩa đệm lồi ra hay như cắt gai đi nhưng nó có thể mọc trở lại. Chỉ nên áp dụng khi mà người bệnh quá đau cả chân và tay và bị rối loạn đi vệ sinh.

Ca phẫu thuật thành công đồng nghĩa với việc người bệnh vẫn có thể lập gia đình và có con được như bình thường. Sau 7-10 ngày là bạn đã phẫu thuật xong và có thể xuất viện

-Phương pháp nội khoa: Là sự kết hợp giữa uống thuốc và chỉnh hình, vật lý trị liệu, giảm đau. Khi các cơn đau xuất hiện và làm cho người bệnh khó khăn trong sinh hoạt thì nên đến bệnh viện tìm các bác sĩ để tìm ra được phương pháp điều trị chính xác. Bệnh nhân cần chườm nước đá, uống thuốc chống viêm không có steroid như paracetamol, ibuprofen.

Nếu gai không gây đau thì bệnh nhận không cần điều trị.

-Uống thuốc: Nếu bệnh nhân đau quá nhiều thì bác sĩ có thể tiêm thuốc steroid tại chỗ để giảm đau cho các cơ bắp. Đây là loại thuốc cự tốt để trị viêm nhưng bạn phải nghe theo sự chỉ định của bác sĩ vì nếu dùng không đúng cách thì thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

-Phương pháp châm cứu: Luyện tập yoga, luyện tập xương khớp cũng giúp bệnh nhân giảm đau. Còn châm cứu không có tác dụng giảm đau khi gai tác động lên rễ cây thần kinh não tủy. Tuy nhiên nó cũng làm giảm đau ở phần mềm.

6. Những biện pháp phòng ngừa vôi hóa cột sống

-Người bệnh nên chịu khó giảm cân để tránh béo phì

-Tránh các tư thế nằm có thể ảnh hưởng đến đốt sống cổ.

-Ăn nhiều thức ăn có chứa canxi.

-Tập thể dục nhẹ nhàng để tạo sự thoải mái cho vùng cột sống thắt lưng và vùng cột sống cổ.

-Không nên chơi thể thao quá sức dẫn đến vùng cột sống bị chấn thương.

Bệnh vôi hóa cột sống tuy không nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng nó cũng ít nhiều cản trở sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì vậy ngay từ khi phát hiện ra dấu hiệu của bệnh bạn phải tích cực điều trị theo phác đồ của bác sĩ, ngoài ra còn phải thực hiện chế độ nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý và ăn uống đủ chất.