Ca sĩ Ưng Hoàng Phúc đã cho biết: Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống đã khiến cho anh khổ sở trong một thời gian khá dài, sau khi tiến hành phẫu thuật thì bệnh đã hoàn toàn biến mất. Nằm ngay dưới đốt sống L4, L5 là vị trí L5 S1, vậy thoát vị đĩa đệm L5, S1 có những triệu chứng như thế nào, cách điều trị ra sao? Mời các bạn theo dõi qua bài viết dưới đây:

Phương pháp chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm mà anh giới thiệu hoàn toàn đơn giản và không hề tốn kém, ai cũng có thể thực hiện được. Ưng Hoàng Phúc giải thích rằng cơ thể con người có hai đường cong sinh lý đó là đốt sống cổ và đốt sống lưng. Hai khu vực đốt sống này đều bị ảnh hưởng khi ta làm việc lâu hoặc mệt mỏi và thường xảy ra ở những người hay ngồi văn phòng.

Bí quyết chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả cùng ca sĩ Ưng Hoàng Phúc 1

Phương pháp này để thực hiện được cần có hai chiếc gối, một chiếc gối kê cổ để có thể nắn chỉnh cột sống cổ có đầu cao và đầu thấp. Đầu cao của chiếc gối được kê vào vùng đốt sống cổ, nên kê cổ từ 15 – 30 phút/ ngày, khi nào có thời gian rảnh thì lại nằm kê vào đốt sống cổ. Đường cong của chính chiếc gối giúp cho đốt sống cổ cân bằng hơn. Phụ thuộc vào thời gian rảnh rỗi sẽ khiến cho đốt xương cổ cho thăng bằng và tạo thành một đường thẳng với cơ thể. Cùng với đó là một chiếc gối kê lưng dài 0.5m cao khoảng 12cm với chất liệu là mút tạo nên do sức nặng của cơ thể của người bệnh và giúp điều chỉnh xương bị trượt, giảm sự chèn ép của đĩa đệm lên tủy sống hoặc cả dây thần kinh.

Phương pháp này rất đơn giản, dễ thực hiện nhưng đã giúp cho nam ca sĩ phục hồi được xương sống tới 90% mà không cần tới sự can thiệp của thuốc giảm đau và phẫu thuật lại. Anh hiện nay đã có thể hát, nhảy múa và hoạt động như bình thường. Với những người bị bệnh thoát vị đĩa đệm thì việc đứng lên, ngồi xuống rất khó khăn. Bởi vậy, người bệnh nên hoạt động cẩn thận và tốt nhất là một tay chống xuống giường rồi dần dần mới hạ thấp trọng lượng của cơ thể xuống, như vậy sẽ không làm ảnh hưởng đến hệ xương khớp.

Trong thời gian còn trong nhóm 1088, ca sĩ Ưng Hoàng Phúc đã phải trải qua một ca phẫu thuật để cắt bỏ phần lòi ra của đĩa đệm cột sống L5 – S1. Ca phẫu thuật này đã tiến hành thành công nhưng anh vẫn phải nghỉ ca hát trong vòng 3 năm.

  1. Thoát vị đĩa đệm L5, S1 là gì

Để hiểu thoát vị đĩa đệm L5, S1 là gì thì ta cần phải làm rõ định nghĩa ký hiệu L5, S1 là gì:

-Phần xương cùng thứ nhất được ký hiệu là S1

-Đốt sống thắt lưng thứ 5 ký hiệu là L5.

-L5 S1 chính là đoạn cuối cùng của cột sống hay còn gọi là đoạn xương thấp nhất.

Thoát vị đĩa đệm L5, S1 chính là đĩa đệm bên trong cột sống bị thoát ra ngoài khiên người bệnh cảm thấy đau nhức ở phần lưng, gặp nhiều khó khăn trong vận động.

  1. Thoát vị đĩa đệm L5, S1 là gì và phải điều trị như thế nào 0

    Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm L5, S1

-Một phần do các bệnh về cột sống bẩm sinh như gù vẹo, gai cột sống, thoái hóa cột sống…

-Do các tác động bên ngoài như tai nạn giao thông, chấn thương, bệnh nghề nghiệp như: ngồi làm việc trong văn phòng quá lâu, mang vác vật nặng nhiều.

-Do di truyền: Nếu như trong gia đình có người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng L5, S1 hay tại các vị trí đốt sống khác hay các bệnh lý về cột sống nói chung thì con cái cũng có nguy cơ mắc bệnh

-Các thành phần trong thuốc lá cũng có thể làm tổn hại đĩa đệm cột sống ở lưng, làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm L5, S1.

  1. Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm L5, S1

-Triệu chứng đau thường xuyên nhất là ở mông, thắt lưng với hông.

Thoát vị đĩa đệm L5, S1 là gì và phải điều trị như thế nào 2

-Khi vận động thì các cơn đau sẽ tăng lên, khi người bệnh nghỉ ngơi thì các cơn đau sẽ giảm.

-Khi người bệnh chỉ cần hắt hơi hay ho nhẹ cũng sẽ gây đau.

  1. Biến chứng của thoát vị đĩa đệm L5, S1:

Biến chứng nặng nhất là hội chứng chùm đuôi ngựa làm cho người bệnh không thể kiểm soát được bàng quang với ruột. Người bệnh khó kiểm soát được việc tiểu tiện, đại tiện, về lâu dài có thể dẫn đến teo cơ và nguy cơ bị tàn phế.

  1. Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm L5, S1

-Khi thấy có những triệu chứng như trên tốt nhất người bệnh nên đến các bệnh viện chuyên khoa xương khớp để khám chữa và điều trị kịp thời.

-Trong thời kỳ đau cấp tính thì người bệnh nên áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, dùng tia hồng ngoại, dùng dòng điện ( điện sung, sóng ngắn, điện phân…) sẽ giúp cho người bệnh giảm đau nhanh chóng. Ngoài ra người bệnh cũng nên nghỉ ngơi tối đa, hạn chế mang vác nặng cũng như các cử động mạnh.

-Có thể dùng thêm vitamin D3, canxi nano, MK7, vitamin nhóm B ( B2, B1, B6 )…có tác dụng làm chậm quá trình hủy xương, giúp cho xương luôn chắc khỏe, lưu thông máu bảo vệ thần kinh, giảm tê bì chân tay.

-Ở các giai đoạn sau thì người bệnh nên tập thể dục thường xuyên để phục hồi nhanh chóng các chức năng vận động giúp cho cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh.

-Nếu như đã dùng mọi cách mà người bệnh vẫn không đỡ thì mới phẫu thuật ngoại khoa.

  1. Người bệnh thoát vị đĩa đệm L5, S1 cần tránh những động tác nào khi tập thể dục?

Đây là căn bệnh khó chữa do thoát vị nằm ở khu vực cột sống phải hoạt động thường xuyên. Vì vậy người bệnh cần tránh những động tác dưới đây:

-Chạy: Trong quá trình chạy thì cột sống và khớp ngày càng phải chịu thêm nhiều áp lực. Những áp lực này sẽ tác động lên đĩa đệm và càng làm cho tình trạng thoát vị trở nên nặng hơn. Nếu như đang ở trong giai đoạn điều trị cấp tính thì không nên chạy quá nhiều. Đặc biệt là với bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 thắt lưng chịu trọng lực của cả cơ thể.

Thoát vị đĩa đệm L5, S1 là gì và phải điều trị như thế nào 3

-Cúi để mang vác vật nặng ( ví dụ như tập tạ, công nhân mang bao cát, bê chậu cây…): Nếu như người bệnh thoát vị đĩa đệm nâng vật nặng lên quá vai sẽ khiến người bệnh bị thoát vị đĩa đệm ngay lập tức. Người bệnh thoát vị đĩa đệm L5, S1 khi cúi người xuống lại không uốn cong lưng của mình, điều này khiến cho các đĩa đệm ở lưng dưới chịu nhiều áp lực cùng một lúc

-Do mỗi một người bệnh lại có một kiểu thoát vị đĩa đệm khác nhau nên khi chạy cơ thể cũng sẽ phản ứng khác nhau. Vì vậy tùy vào từng tình hình bệnh mà sẽ có các cách tập khác nhau, người bệnh nên hỏi bác sĩ để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

  1. Nếu như người bệnh thoát vị đĩa đệm L5, S1 tập sai cách sẽ để lại những hậu quả nào?

Những động tác mà bác sĩ hướng dẫn nghe thì rất dễ nhớ nhưng không ít người đãng trí, dẫn đến tập sai cách để lại nhiều hậu quả nặng nề. Các cơ bắp vốn đã phải chịu nhiều áp lực nay còn làm cho cột sống chịu quá tải hơn nữa.

Đĩa đệm sau thời gian bị hoạt động hết lực để có thể giảm cường độ tác động đến cột sống, chính vì thế bạn sẽ vẫn bị thoát vị đĩa đệm L5,S1 nếu vẫn còn tác động lực và vẫn có áp lực tồn tại khiến vùng bị quá sức chịu đựng.

  1. Vậy người bị thoát vị đĩa đệm L5, S1 nên tập bài tập như thế nào?

-Đầu tiên người bệnh nằm sấp xuống, sau đó để cẳng tay lên mặt sàn và khuỷu tay dưới vai, duỗi bàn chân thẳng ra sao cho bàn chân chạm vào mặt sàn.

Thoát vị đĩa đệm L5, S1 là gì và phải điều trị như thế nào 4

-Tiếp theo là động tác chuyển động: người bệnh giữ cho mông và chân áp trên sàn, sau đó nâng người lên cao và uốn lưng cho đến khi cẳng tay vuông góc với mặt sàn thông qua khuỷu tay và trụ tay.

-Cuối cùng là thở sâu thông qua khoang bụng và giữ nguyên tư thế như vậy để làm cho các cơ lưng dưới được giãn nở tối đa.