Ở bài viết lần trước chúng tôi có giới thiệu khái niệm cũng như nguyên nhân, hậu quả của trượt đốt sống thắt lưng thì ở bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu cụ thể hơn về biểu hiện cũng như cách điều trị căn bệnh này. Mời các bạn theo dõi.

1. Các biểu hiện của trượt đốt sống thắt lưng

-Vùng cột sống thắt lưng có dấu hiệu bậc thang, dấu hiệu nhát rìu ( thể biến dạng lõm ).

-Người bệnh có biểu hiện mất vững cột sống và chèn ép vào các rễ thần kinh.

-Ở vùng cột sống thắt lưng sẽ bị đau âm ỉ liên tục, đặc biệt là khi đi lại, khi ngừng hoạt động thì các cơn đau giảm hẳn ( đây chính là biểu hiện đau đặc trưng của đau cột sống thắt lưng ).

-Một số người bệnh bị chèn ép vào rễ thần kinh thì còn bị đau kể cả lúc nghỉ

2. Cách điều trị bệnh trượt đốt sống thắt lưng

Trượt đốt sống nặng có thể sẽ không gây ra triệu chứng nào mà cũng có thể sẽ làm đau thần kinh tọa và đau thắt lưng ở người lớn, thay đổi dáng đi, biến dạng cột sống. Với trường hợp nhẹ thì hay gặp ở 10% thanh thiếu niên và 90% người lớn cũng sẽ gây đau thần kinh tọa và đau thắt lưng. Vì vậy tùy vào triệu chứng nhẹ hay nặng mà cách điều trị cũng sẽ khác nhau.

-Phẫu thuật:

+Trượt đốt sống thắt lưng nặng do khuyết eo

Phương pháp này khá tốn kém. Người bệnh sẽ được phẫu thuật nắn chỉnh trượt, đặt dụng cụ và hàn xương liên thân đốt lối. Việc cố định bằng hàn xương và dụng cụ sẽ giúp cho cột sống được vững chắc về sau. Còn việc nắn chỉnh là để sửa lại tư thế xấu của người bệnh. Bên cạnh những cách làm trên còn phải giải ép rễ thần kinh cho người bệnh nữa.

Tuy nhiên phương pháp phẫu thuật này nếu như cố nắn cho hết biến dạng thì có thể làm cho người bệnh bị hội chứng chùm đuôi ngựa, cũng có thể gia tăng nguy cơ tai biến cho người bệnh như tổn thương rễ thần kinh chẳng hạn. Không những vậy các chức năng của cột sống cũng bị hạn chế khiến độ linh hoạt của nó mất dần đi, làm cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc nghiêng, gập, xoay, duỗi. Khi người bệnh lại làm tiếp các công việc nặng nhọc thì nó sẽ làm tăng gánh nặng vận động bù trừ của đốt sống kế cận.

Người bệnh cũng nên cẩn thận một số biến chứng khác cũng có thể xảy ra như: tai biến do gây mê hồi sức, nhiễm trùng vùng mổ, thuốc gây ra tác dụng phụ có hại, người bệnh mất khá nhiều máu trong quá trình phẫu thuật…

+Trượt đốt sống nhẹ do khuyết eo

Những người bệnh đau thần kinh tọa ( đau lan xuống chân ) thì không điều trị bảo tồn hiệu quả bằng những người bệnh chỉ đau thắt lưng. Dùng phương pháp mổ để hàn xương không cần giải ép hoặc giải ép cũng được ( thường đặt dụng cụ ốc chân khung ). Người bệnh lưu ý sau khi điều trị bảo tồn sau nửa năm hoặc 1 năm mà không thấy đỡ triệu chứng thì mới được phẫu thuật.

+Trượt đốt sống thắt lưng do thoái hóa cột sống:

Trường hợp này chủ yếu người bệnh hay lớn tuổi nên bị loãng xương. Nếu như việc điều trị loãng xương cũng như kiểm soát các triệu chứng đau của người bệnh không thành công thì mới phẫu thuật. Sẽ dùng phương pháp hàn xương và cố định bằng dụng cụ phẫu thuật. Cần phải bác sĩ giỏi tiến hành làm vì tình trạng loãng xương sẽ khó làm cho vững chắc.

Phương pháp điều trị bảo tồn: Nếu như điều trị bảo tồn thành công thì không cần đến phẫu thuật.

+Trượt đốt sống do khuyết eo:

Người bệnh có thể dùng biện pháp vật lý trị liệu và nắn chỉnh để chỉnh sửa các tư thế xấu như gập háng, ưỡn cột sống, kéo giãn cơ thắt lưng.

-Có thể uống thuốc giảm đau acetaminophen kết hợp với thuốc giảm viêm.

-Để giảm đau cũng có thể dùng châm cứu.

-Các cơn đau nặng thì có thể sử dụng corticoid trong thời gian ngắn.

-Nếu người bệnh bị đau thần kinh tọa nặng thì có thể tiêm corticoid ngòai màng cứng.

-Có thể dùng các biện pháp như kích thích điện, nhiệt, kéo giãn cột sống cũng sẽ làm giảm co thắt cơ.

-Ngoài ra cũng có thể nẹp chỉnh hình cho người bệnh cũng được tuy nhiên không nên sử dụng trong 1 thời gian dài vì có thể làm mất cảm nhận của người bệnh.

Biểu hiện và cách điều trị trượt đốt sống thắt lưng hữu hiệu hay dùng nhất 1

3. Người bệnh cần phòng tránh trượt đốt sống thắt lưng như thế nào?

-Cần đi lại cẩn thận để tránh tối đa tai nạn lao động, tai nạn giao thông dẫn đến gãy trượt đốt sống.

-Để tránh xảy ra tình trạng gãy xương ở vùng eo thì người bệnh cần tránh cử động nặng vùng thắt lưng

-Để phòng biến chứng trượt đốt sống thắt lưng thì phải điều trị triệt để các bệnh nhiễm khuẩn.

-Nên ăn nhiều thực phẩm có chứa canxi để hạn chế thoái hóa cột sống cũng như phòng tránh loãng xương.

-Sau khi ra viện người bệnh cần đi khám định kỳ để đánh giá kết quả mổ cũng như phát hiện sớm di lệch trượt, phục hồi chức năng cột sống…

Nói chung, nếu như trượt đốt sống thắt lưng chỉ gây đau và không ảnh hưởng nhiều thì người bệnh cần thay đổi tư thế xấu cũng như khám định kỳ mỗi nửa năm để được theo dõi bệnh. Còn với trường hợp nặng làm đau thần kinh tọa thì người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ khám chữa kịp thời, nếu cần thiết sẽ phẫu thuật để giải ép rễ thần kinh. Người bệnh lưu ý sẽ có thể có 1 tỷ lệ nhất định để lại tai biến cũng như biến chứng nên trình độ của bác sĩ phẫu thuật phải cao.