Tê bì chân tay là một hội chứng hay gặp với các đối tượng là người cao tuổi có hệ xương khớp bị lão hóa, những người làm việc quá sức hoặc ít vận động cơ thể… Triệu chứng của bệnh này có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người mắc phải. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn mắc chứng bệnh này, tuy nhiên hội chứng này cũng là một trong các dấu hiệu của các bệnh nan y mang lại cho bạn và bạn cần biết để điều trị ngay, tránh gây ra những biến chứng không tốt.

Các triệu chứng thường thấy của bệnh tê bì chân tay

Biểu hiện ban đầu là tê ở đầu các chi như kiến bò, bị châm và thậm chí nặng hơn là bị chuột rút, gây khó khăn trong hoạt động và cầm nắm. Tình trạng càng để lâu sẽ khiến cho triệu chứng này lan tỏa nhiều nơi trên cơ thể hơn.

Tê bì chân tay có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nan y

Vấn đề về sinh lý như: tức mạch máu, bị chèn ép khiến máu không thể lưu thông chính là một trong các nguyên nhân chính gây tê bì chân tay. Nguyên nhân này thường xảy ra với các đối tượng thường xuyên đứng, ngồi trong thời gian dài và lao động nặng, ngồi sai tư thế cũng như chạy xe nhiều giờ… Bên cạnh đó, người có sức đề kháng bị suy giảm mỗi khi thời tiết thay đổi cũng có thể bị tê bì chân tay khiến tay bị mất cảm giác. Trong một số trường hợp, khi sử dụng thuốc thì các tác dụng phụ cũng sẽ khiến bạn mắc triệu chứng này.

Ngoài các nguyên nhân do sinh lý thì tê bì chân tay còn là dấu hiệu của các bệnh lý như:

+ Rối loạn chuyển hóa: Các loại bệnh như: tiểu đường; xơ vừa động mạch; béo phì; bị rối loạn quá trình chuyển hóa lipid máu

+ Nhóm bệnh về viêm đa dây thần kinh; viêm đa rễ thần kinh

+ Người thiếu các vi chất như: acid folic; B1; B12; canxi; kali;.. Trường hợp này thường gặp với những người có thể trạng gầy yếu, với phụ nữ mang thai và người có thể lực bị suy kém, trẻ em kém ăn.

+ Cơ thể đang bị nhiễm trùng như: thương hàn; phong; bị nhiễm một số loại virus.

+ Bị nhiễm kim loại nặng như: thủy ngân; chì; các loại hóa chất được sử dụng trong công nghiệp

Điều trị tê bì chân tay có khó lắm không?

Mỗi phương pháp điều trị chứng tê bì chân tay phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.

+ Với người bệnh do sinh lý thì không cần phải sử dụng tới thuốc chữa mà nên tập trung, chú ý tới các phương pháp và lưu ý như:

  • Hạn chế ngồi và đứng trong thời gian dài: Tốt nhất không nên nhấc vật nặng khi ngồi xổm; nên giữ ấm cho tay và chân
  • Tăng cường vận động cơ thể: Nên cử động tay và chân với các động tác phù hợp và cường độ vừa phải. Nên dành 30 phút mỗi ngày cho các hoạt động như: đi bộ; yoga, tập dưỡng sinh.

Các chứng bệnh mãn tính nguy hiểm khiến bạn bị tê bì chân tay 1

Chế độ tập luyện giúp điều trị tê bì chân tay

+ Chế độ ăn uống dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý sẽ giúp bạn kiểm soát dược cân nặng và hàm lượng mỡ trong máu. Nên chú ý tới việc cung cấp các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu nhằm giúp tăng cường sức đề kháng, kháng viêm với các nhóm vi chất như: vitamin B, C, Glucosamin… Để đạt hiệu quả tốt nhất thì bạn nên dùng đủ Vitamin C, protein sẽ giúp cho sợi collagen tăng cường được sự đàn hồi của da, giúp cho thành mạch được vững chắc và từ đó ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

+ Điều trị tê bì chân tay do bệnh lỳ thì cần phải giải quyết từ chính nguyên nhân gây ra vấn đề như:

  • Đối với bệnh nhân bị tiểu đường: Cần kiểm soát tốt được đường huyết, đảm bảo chúng luôn ở mức an toàn bằng cách dùng thuốc, có một chế độ ăn uống khoa học và tập luyện thường xuyên hàng ngày; Bổ sung vitamin bị thiếu;
  • Điều trị dứt điểm nếu bị nhiễm độc
  • Chữa trị các bệnh liên quan tới xương khớp
  • Kiểm soát lipid trong máu luôn ở mức an toàn tránh xảy ra việc rối loạn sự chuyển hóa lipid.

Bên cạnh các phương pháp điều trị được nêu trên thì bạn có thể hoàn toàn ngăn ngừa chứng bệnh tê bì chân tay bằng cách sau:

+ Dùng các loại thức ăn có chứa đạm thực vật như: lúa mì; đậu hũ; đậu Hà Lan.

+ Bỏ da gà trong chế độ ăn: Trong da gà có chứa hàm lượng cholesterol rất cao và dễ bị nhiễm khuẩn gây hại cho sức khỏe của chúng ta. Bởi vì thế nên bạn cần tránh ăn thực phẩm này để tránh bị tê bì chân tay .

Một số loại thực phẩm điều trị tê bì chân tay

+ Bổ sung thêm đa dạng các loại rau, hoa quả, rau xanh trong mỗi bữa ăn hàng ngày

+ Ăn cá 2 – 3 lần/ tuần: Các loại cá có công dụng rất tốt cho thành động mạch, giúp chống lại sự tạo mảng xơ vữa, giảm cholesterol trong máu trong máu rất tốt. Bởi trong các loại cá như: cá chép, cá hồi có chứa rất nhiều hàm lượng chất béo omega 3.

+ Dùng cách chế biến thức ăn bằng hấp, luộc. Tránh các loại thức ăn dạng chiên, xào, nhiều dầu mỡ, các loại thịt hun khói. Nếu vẫn thích ăn chiên xào thì bạn nên dùng các loại dầu thực vật như: dầu mè; lạc; vừng…