Khi triệu chứng đau của bệnh gai cột sống ngày một tăng lên và không có dấu hiệu chấm dứt thì người bệnh thường rất lo lắng rằng liệu loại bệnh này có gây nguy hiểm không và mức độ nguy hiểm tới mức độ nào?

Các loại gai cột sống thường gặp

Gai cột sống cổ

Việc giải phẫu cột sống cổ và phạm vi chuyển động rộng, phức tạp sẽ làm cho phân đoạn cột sống này dễ bị mắc chứng thoái hóa cột sống hơn. Bị đau cổ do gai cột sống rất phổ biến hiện nay. Trong giai đoạn đầu của bệnh thì bệnh nhân thường không có các triệu chứng rõ ràng, cụ thể. Bệnh chỉ được phát hiện khi so qua phim x- quang với các chi tiết như: giảm chiều cao đĩa đệm; có những mẩu xương bị chòi ra; đốt sống mục gai trắng và bị xơ cứng.

Khi thoái hóa tới một giai đoạn nhất định thì các triệu chứng sẽ rõ ràng hơn bao gồm: cứng cổ; đau và ngứa ran ở khu vực một hoặc cả hai cánh tay và bàn tay; giảm vận động cổ khi quay đầu; nhức đầu nhẹ. Nếu gai cột sống phát triển theo chiều ngay và chạm vào rễ thần kinh sẽ gây đau lan ra phần cổ, vai, cánh tay và ngón tay. Nếu các gai xương phát triển ra sau và chèn vào trong tủy sống khiến cơ tay bị teo sẽ gây chóng mặt, mất thăng bằng. Nếu tình trạng năng hơn thì cổ sẽ ngắn hơn và làm mất đi đường cong tự  nhiên của cổ. Có những trường hợp hiếm thì gai mọc ở phía trước cột sống cổ và gây khó khăn trong quá trình nuốt.

Các loại bệnh gai cột sống thường gặp và nguyên nhân gây ra bệnh cần biết 1

Gai cột sống đoạn ngực

Đây là nơi cột sống ít bị gau nhất. Các triệu chứng cơ bản của loại này giống với gai đốt sống cổ. Tuy nhiên, sự khác biệt chính là nơi cảm thấy của các triệu chứng. Khi đĩa đệm bị thoái hóa và gai xương phát triển ở cột sống ngực sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau ở khu vực giữa hai bả vai, đôi khi là cả hai bên xương sườn. Triệu chứng đau liên quan tới gai cột sống ngực thường xuất hiện khi uốn con người về phía trước nhiều.

Gai cột sống thắt lưng

Đây là khu vực cột sống bị thoái hóa nhanh nhất. Cột sống thắt lưng chịu tải phần lớn sức nặng của toàn cơ thể. Bởi vậy nơi đây thường bị đau gắn liền với chuyển động. Việc di chuyển sẽ kích thích đau ở nơi các khớp và đĩa đệm. Khi ngồi trong một tư thế sai trong một thời gian dài sẽ gây đau và kèm theo đó là các triệu chứng khác. Các loại chuyển động lặp đi lặp lại như nâng và uốn cong cũng sẽ làm mức độ đau tăng lên. Khi gai xương bị to ra sẽ gây tê và ngứa ran xuất hiện ở vùng mông; chân; bàn chân. Nếu bị gai nén tủy sống thì lực chân sẽ yếu đi và khiến cho rối loạn chức năng bàng quang, ruột khi đó cần cấp cứu khẩn cấp.

Trước đây, chỉ những người trong độ tuổi từ 40 trở lên mới dễ mắc bệnh gai cột sống. Hiện nay thì bệnh ngày vàng trẻ hóa vì chính lối sống thụ động của con người. Trước khi bệnh có những biến chứng nghiệm trọng thì người bệnh nên tìm cách chữa trị bệnh gai cột sống ngay.

Một số thông tin gai cột sống bạn nên biết

Dù là bị gai cột sống cổ hay thắt lưng thì nguyên nhân của gai cột sống đều có các đặc điểm chung được nhắc đến như trên. Trong các nguyên nhân đó cũng có thể ngăn cản được và có nguyên nhân không thể phòng tránh.

Trước khi tìm hiểu rõ ràng về nguyên nhân gây bệnh thì người bệnh cần biết những điều sau:

+ Gai thường phát triển tại các khu vực viêm, chấn thương gần sụn hoặc các dây chằng

+ Bệnh gai cột sống trong một số trường hợp không gây ra triệu chứng gì

+ Triệu chứng gai cột sống tại những vị trí mọc gai sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung là thường bị đau, tê và yếu các chi nếu chúng bị chèn vào các dây thần kinh điều khiển mô lân cận.

+ Thông thường, để phát hiện nhanh nhất bệnh gai cột sống thì sử dụng xét nghiệm x- quang; chụp MRI; CT scan

+ Chỉ điều trị gai cột sống khi nó gây ra các triệu chứng lân sàng. Các điều trị ban đầu hướng tới giảm viêm và tránh tổn thương nhất có thể cho cơ thể con người.

Nguyên nhân của bệnh gai cột sống

  1. Gai cột sống thường bị bởi viêm cục bộ, có thể kể tới như viêm xương khớp hoặc viêm gân. Hiện tượng viêm này kích thích các tế bào tạo xương thêm xương, từ đó dẫn tới việc xương thừa làm cho bề mặt xương bị gồ ghề và gai bị mọc ra.
  2. Đĩa liên sống của người bệnh bị hư hao khiến chúng bị xẹp xuống và dây chằng tại các đốt sống sẽ bị chùng giãn khiến khớp chuyển động nhiều hơn. Trong khi đó, phản ứng tự nhiên của cơ thể với sự chùng giãn này đó là làm cho dây chằng bị dầy lên để có đủ sức giữ vững được cột sống. Nếu trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng canxi bị tích tụ lại trên dây chằng và tạo ra các loại gai cột sống hoặc chồi xương.
  3. Gai cột sống (gai xương) là kết quả của việc xương tự tu bổ sau khi liên tục bị chấn thương như: sức ép, va chạm và cọ xát. Những đối tượng làm nghề khuân vác nặng, người có cân nặng quá khổ sẽ làm tăng áp lực lên xương khớp; những người có dáng đi đứng không ngay ngắn rất dễ khiến cột sống bị siêu vẹo.
  4. Yếu tố di truyền: Theo các nghiên cứu thì nam giới có nhiều khả năng phát triển các triệu chứng liên quan tới gai cột sống. Bên cạnh đó, phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh cũng có tỷ lệ mắc bệnh và mức độ nghiệm trọng của bệnh ngang với phái nam.

Với các thông tin trên, hi vọng mọi người đã hiểm thêm về các biến chứng của bệnh gai cột sống cũng như những nguyên nhân gây nên căn bệnh này.