Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh mang lại các cơn đâu nhức âm ỉ hoặc kéo dài dữ dội cho người bệnh. Tùy thuộc vào vị trí bị thoát vị mà bệnh được chia thành từng trường hợp bệnh lý khác nhau. Nhưng cơ bản được chia thành hai vùng khác nhau như.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị ở cột sống cổ là một vị trí được đánh giá là khó phát hiện, nơi đây không giống như đau ở các vị trí như thắt lưng. Người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường bị những cơn đau ở khu vực vùng phía sau cổ (hoặc gáy) sau đó lan dần tới vùng chẩm, và vai. Cảm giác đau nhói trong cơ xương đem lại những cảm giác nhức nhối khó chịu, đôi khi như bị điện giật. Tuy nhiên, đau ở vị trí này thường xảy ra rất nhanh, còn khi đau ở vai và tay thì rất khó để xác định.

Các phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất cần biết 1

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Người bệnh có những biểu hiện đau ở ngang thắt lưng, liên sườn. Bên cạnh đó, người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng còn cảm thấy đau dọc khu vực mông, lan xuống chân gây tê bì chân hoặc các cơn đau kéo căng cơ chân khi hoạt động cúi, ngửa… Trong khi nằm thì người bệnh phải nằm ở một tư thế, ít di chuyển để giúp giảm đau.

Hậu quả của bệnh thoát vị đĩa đệm để lại là rất lớn, chúng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của mỗi bệnh nhân. Triệu chứng đau đớn chỉ là một khía cạnh nhỏ mà thôi. Bệnh này có khi còn kéo theo khả năng thoát vị chèn vào rễ thần kinh; tủy sống làm teo cơ; teo các chi. Thậm chí còn khiến người bệnh bị tàn phế suốt đời.

Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân dẫn tới bệnh thoát vị đĩa đệm tới từ nhiều lý do. Nhưng nhìn chung đó là do nguyên nhân chính từ bên trong cùng với các tác động cơ học từ bên ngoài. Sự phối hợp của hai yếu tố này chính là yếu tố, nguồn gốc phát sinh bệnh thoát vị đãi đệm cột sống, thắt lưng và đốt sống lưng…
Bệnh lý của bệnh này được đánh giá là theo khuynh hướng sau bên vì vòng sợi và dây chằng dọc sau tạo thành lớp che rất khỏe phía sau của cột sống. Nhưng hai bên đó lại tương đối yếu. Vòng sợi đĩa đệm được bao ngoài nhân nhầy và có tác dụng giữ cho nó ở tại vị trí trung tâm. Khối nhân nhầy này khi bình thưởng đủ làm cho vòng sợi hơi căng và phồng ra. Trong trường hợp vòng sợi bị thoái hóa khiến mất đi sự đàn hồi, áp lực mà cột sống đang chịu sẽ làm vòng sợi bị nứt ra. Từ đó nhân nhầy cũng theo đó mà chảy theo dần và hình thành nên bệnh thoát vị đĩa đệm.

Hiện tượng chính của bệnh đĩa đệm bị thoát vị ở cột sống cổ

Tuy đây không phải là bệnh nan y nhưng để có thể điểu trị dứt điểm thì không phải là điều dễ dàng và nhanh chóng. Trong y học phương Tây hướng việc điều trị các triệu chứng của bệnh và phục hồi chức năng bằng thuốc giảm đau nhanh, các loại thuốc chống viêm steroid; thuốc giúp giãn cơ; thuốc giúp phục hồi chức năng tránh cơn đau tái phát. Người bệnh lựa chọn điều trị theo phương pháp Tây y thì đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ phải đối mặt với các tác dụng phụ của thuốc và nguy cơ gặp các biến chứng không mong muốn đến từ thuốc.

Dùng thuốc nam gia truyền để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Khi dùng thuốc giảm đau để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm thì chúng chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời trong một khoảng thời gian ngắn, nhất định. Khi thuốc hết tác dụng thì bệnh lại tái phát, thậm chí còn nặng hơn. Những bệnh nhân đã từng can thiệp bằng phương pháp dùng thuốc giảm đau sẽ hiểu rõ được hơn về vấn đề này.

Nguyên tắc chính trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm đó chính là giải quyết vấn đề từ bên trong. Chính bởi thế, hiệu quả trong lâu dài cho bệnh chỉ đem lại khi bạn áp dụng các phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu, các bài thuốc nam. Các phương pháp tây y chỉ mang tính chất nhất thời, trong thời gian ngắn.

Một số bài thuốc nam chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

+ Bài thuốc dùng để uống: Sử dụng các loại thảo dược quý hiếm trong tự nhiên như: Sâm Ngọc Linh; Thiên Niên Kiện; Đông trùng hạ thảo;… Tất cả loại thảo dược được bào chế, cô đọng lại những thành phần tốt nhất cho quá trình điều trị. thang thuốc này được đóng gói ở dạng nước nên rất tiện lợi cho quá trình sử dụng của mọi bệnh nhân. Ưu điểm của bài thuốc này đó là cơ thể của con người có khả năng hấp thụ tác dụng của thuốc tốt nhất khi thuốc ở dạng lỏng và được sử dụng vào thời gian buổi sáng. Đây là bí quyết để phát huy hiệu quả nhất quá trình điều trị.

+ Bài thuốc dùng đắp: Thành phần của bài thuốc này được chiết xuất từ các thảo dược như: Đại hồi; Địa liền; Quế chi;… Bài thuốc này có thể phát huy hiệu quả tối đa khi dùng kèm với bài thuốc dạng uống. Nhờ vào loại cao dán này mà tinh chất thuốc sẽ tác động được sâu hơn vào gân cốt, đốt sống bên trong cơ thể theo nguyên lý thẩm thấu qua da. Bởi vậy sẽ giúp mạnh gân cốt, thúc đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, giúp tăng cường dưỡng chất phục hồi các loại bế bào đã bị thoái hóa.