Như chúng tôi đã nói ở nhiều bài viết trước đây, bệnh thoát vị đĩa đệm có thể điều trị được bằng phương pháp bảo tồn, trừ khi không có kết quả thì mới chuyển sang phẫu thuật. Tuy nhiên các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm hiện nay vẫn có thể để lại các biến chứng khó lường khác nhau. Và chi phí phẫu thuật cũng là vấn đề đang được nhiều bệnh nhân quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các khúc mắc đó.

  1. Nên áp dụng phẫu thuật thoát vị đĩa đệm với những trường hợp như thế nào

Nếu như người bệnh chỉ bị thoát vị đĩa đệm nhẹ thì người bệnh có thể áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn ví dụ như uống thuốc kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu cũng như chế độ ăn uống hợp lý.

Chỉ khi nào người bệnh bị thoát vị đĩa đệm quá nặng, các phương pháp điều trị bảo tồn không còn hiệu quả nữa ( ít nhất trong nửa năm) và các cơn đau vẫn tiếp tục kéo dài thì mới phải tiến hành phẫu thuật.

  1. Có những phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm như thế nào

-Lấy đĩa đệm thoát vị qua da: Phương pháp phẫu thuật này chỉ nên áp dụng cho những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cổ hoặc thắt lưng nhưng chưa rách bao xơ, đã điều trị nội khoa nhưng không có hiệu quả. Phương pháp này được thực hiện bằng cách làm giảm kích thước khối thoát vị, và nó có thể dùng để thay thế mổ hở.

Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm và rủi ro đi kèm 1

-Mổ hở: Như ta đã biết, thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm sẽ thoát ra ngoài và chèn vào cột sống hoặc dây thần kinh ( ví dụ như bệnh gai cột sống chẳng hạn ). Phương pháp mổ hở sẽ giải quyết vấn đề này một cách dễ dàng. Đầu tiên người bệnh sẽ được gây mê, sau đó bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở đĩa đệm bị thoát vị. Sau khi loại bỏ được khối thoát vị khỏi cột sống cũng như dây thần kinh thì khâu lại đường mổ.

-Phẫu thuật cắt hàn sống: Chỉ định áp dụng cho những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm rất lớn, nguyên nhân do bệnh thoái hóa sụn khớp chẳng hạn. Bản sống nó chính là một phần mỏng của xương đốt sống bao bọc tủy sống. Cụ thể là bác sĩ sẽ cắt xén hoặc lấy một phần bản sống ra để tạo ra nhiều không gian hơn cho các dây thần kinh tủy sống cũng như làm rộng ống sống. Tất cả bản sống của các đốt sống bị thoát vị sẽ được phẫu thuật tách bỏ cùng với những mô phì đại.

-Phẫu thuật nội soi: Về mặt lý thuyết thì nó giống với phương pháp mổ hở tuy nhiên phương pháp này sẽ dùng đến kính hiển vi hoặc ống nội soi và kích thước vết mổ cũng nhỏ hơn. Đầu tiên bác sĩ sẽ cắt rạch các mô và các cơ để tạo đường đi cho ống nội soi. Sau đó phẫu thuật bỏ thoát vị đĩa đệm làm giống như mổ hở. Không phải người bệnh nào cũng có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật này vì bị giới hạn can thiệp phẫu thuật.

  1. Những hạn chế của phẫu các biện pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

-Mổ nội soi đĩa đệm: Đây là phương pháp được ứng dụng nhiều nhất hiện nay, tuy nó có để lại biến chứng nhưng dù sao đi chăng nữa nó cũng có ưu điểm so với mổ hở là giúp cho người bệnh phục hồi nhanh hơn cũng như tỉ lệ bị nhiễm trùng cực thấp.

-Điều trị thoát vị đĩa đệm qua da: Bác sĩ sẽ sử dụng năng lượng tia laser để làm giảm áp suất nội đĩa đệm, làm cho nó không chèn vào rễ thần kinh ở vị trí thoát vị. Tuy nhiên phương pháp này cũng có thể gây ra nhiều biến chứng như liệt dây thần kinh, viêm đĩa đệm hữu trùng hay vô trùng.

-Phương pháp mổ hở: Đây là phương pháp được coi như là thế hệ đầu tiên của phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, nó không tốn kém nhiều chi phí. Tuy có chi phí rẻ nhưng tỷ lệ để lại biến chứng sau phẫu thuật khá cao, ví dụ như: viêm vùng mổ, nhiễm trùng, liệt các chi, đau sau mổ, dính rễ thần kinh, thậm chí có thể làm bệnh nhân tử vong.

-Tiêu hủy nhân nhầy bằng men chymopapain: Loại men này giúp kháng viêm ở rễ thần kinh, không những vậy nó còn giúp phân hủy các đại phân tử glycoprotein và proteoglycan ( đây đều là những thành phần chính của nhân nhầy đĩa đệm. Tuy phương pháp này không can thiệp quá nhiều vào người bệnh nhưng nó cũng khiến người bệnh bị  dị ứng với men tiêu nhân nhầy, từ đó dẫn đến sốc phản vệ và làm người bệnh bị tử vong.

  1. Bệnh nhân sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cần lưu ý những điều gì

-Người bệnh có thể sử dụng nẹp cổ hay nẹp lưng để hạn chế đụng chạm vào những chỗ vừa mới phẫu thuật.

-Người bệnh không nên đến cơ sở y tế tư nhân mà đến bệnh viện lớn để được các bác sĩ giỏi có trình độ chuyên môn cao tiến hành phẫu thuật thì sẽ hạn chế được biến chứng hay chảy máu trong quá trình làm phẫu thuật.

-Sau khi phẫu thuật xong thì người bệnh nên tập các bài tập vật lý trị liệu do bác sĩ hướng dẫn, không làm những việc nặng hay tập các bài tập linh tinh.

-Sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm xong thì nên nghỉ ngơi khoảng nửa năm.

-Người bệnh nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ưu tiên thực phẩm có chứa nhiều canxi.