Ở bài viết lần trước chúng tôi có nói đến nguyên nhân cũng như biểu hiện của bệnh còi xương ở trẻ em. Ở bài viết này chúng tôi sẽ nói thêm về cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh này để các bà mẹ có thể chuẩn bị tốt nhất cho con em mình.

1. Những trẻ như thế nào có nguy cơ bị còi xương?

-Trẻ quá bụ bẫm

-Trẻ sinh đôi, trẻ sinh non

-Trẻ sinh vào mùa đông

-Trẻ nuôi bằng sữa bò

2. Phân biệt giữa bệnh còi cọc với bệnh còi xương

-Bệnh còi xương: Do nhu cầu về canxi và canxi rất cao hơn trẻ bình thường, thường hay gặp ở trẻ bụ bẫm.

-Trẻ còi cọc: trẻ có chiều cao và cân nặng thấp hơn trẻ bình thường, trẻ bị suy dinh dưỡng, có thể không bị hoặc bị còi xương.

3. Triệu chứng lâm sàng của bệnh còi xương:

-Hệ cơ: Trẻ chậm biết đi, đứng, ngồi. Trương lực cơ giảm dẫn đến bụng ỏng. Vì vậy chân hình chữ X, dễ bị gù vẹo cột sống.

-Dấu hiệu thần kinh:

+Trời lạnh trẻ hay ra mồ hôi trộm

+Ngủ không yên giấc, hay quấy khóc, giật mình

+Do trẻ bị kích thích, ngứa ngáy, nằm hay lắc đầu dẫn đến dấu hiệu “ chiếu liếm” ( tức là rụng tóc ở gáy ).

-Hệ tạo máu:

+Trẻ còi xương sẽ có biểu hiện niêm mạc nhợt, thiếu máu, gan lách thường to, hồng cầu to.

-Dấu hiệu ở xương:

+Tăng sinh và biến dạng xương:

+Đối với xương lồng ngực: Lồng ngực có thể bị lõm vào vùng ngang vú tạo thành “hình chuông” hoặc do lên ở phía trước như “ ngực gà”. Khớp sụn sườn ở phía trước ngực tăng sinh phì đại tạo nên “chuỗi hạt sườn”.

+Xương sọ có bướu đỉnh, bướu trán tạo cho đầu hình lập phương.

+Xương sống cũng bị gù vẹo, cong

+Xương hàm trên chìa ra, xương hàm dưới chậm phát triển

+Xương chân: Khi trẻ đứng thì 2 đầu gối chụm vào nhau tạo dáng hình chữ X do cơ yếu. Xương mềm, loãng, lại phải chịu gần như toàn bộ trọng lượng cơ thể nên hai chân hay bị cong hình chữ “ O “

+Xương tay: Đầu dưới xương quay, xương trụ tăng sinh phì tạo nên “ vòng cổ tay”.

+Mềm xương: Răng mọc lộn xộn và mọc chậm. Xương sọ có bờ thóp mềm, khi ấn vào sẽ gây lõm giống như quả bóng nhựa, chậm liền thóp, thóp rộng.

Cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh còi xương ở trẻ em 1

4. Điều trị bệnh còi xương như thế nào?

Nhận định: Bác sĩ cần phải khám toàn diện để chẩn đoán chính xác dấu hiệu của bệnh còi xương.

+Xương có bị biến dạng hay không? Sự giảm trương lực cơ và xương bị biến dạng đã ảnh hưởng như thế nào đến các chức năng vận động, hô hấp của trẻ?

+Có biểu hiện có giật ( hạ canxi huyết ) hay không?

+Bờ thóp có mềm hay không? Thóp, thần kinh có rộng hay không?

+Trẻ bụ bẫm hay gần còm

+Trẻ có bị thiếu máu hay không?

+Kiểm tra kỹ các yếu tố khác.

-Chẩn đoán bệnh:

+Do thiếu máu dẫn đến da xạnh, niêm mạc nhợt.

+Thiếu vitamin D dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật, từ đó làm trẻ ngủ hay giật mình và hay ra mồ hôi trộm nhiều.

+Hạ canxi máu dẫn đến trẻ bị co cứng, co giật.

+Thiếu vitamin D cũng làm cho trẻ bị rối loạn quá trình tạo xương dẫn đến thóp châm liền, đầu rất to và có nhiều bướu.

+Loãng xương nên bị biến dạng xương.

-Phương pháp điều trị:

+Dựa theo chẩn đoán mà bác sĩ sẽ đưa ra các liệu pháp điều trị khác nhau.

-Với chẩn đoán trẻ bị “ thiếu vitamin D dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật, làm cho trẻ ngủ hay giật mình, ra mồ hôi trộm nhiều “:

+Cho trẻ đi chiếu đèn cực tím trong vòng nửa tháng, ngày đầu tiên chỉ chiếu 2 phút, các ngày sau thì tăng lên 1 phút sao cho đến ngày cuối cùng là 20 phút. Biện pháp này sẽ giúp cho trẻ tạo ra vitamin D2, D3 từ tiền vitamin D.

+Có thể cho trẻ uống 600000-800000 đv vitamin D2 trong 1 lần điều trị, uống liên tục từ 1-2 tháng. Không nên dùng cho 1 lần duy nhất mà phải kéo dài ra vì nó có thể làm trẻ bị ngộ độc.

+Có thể cho trẻ uống muối canxi từ 1-2g/ ngày.

+Các bà mẹ phải thường xuyên lau mồ hôi cho trẻ để bé không bị nhiễm lạnh.

+Nếu như gia đình có thắc mắc thì bác sĩ phải có trách nhiệm giải thích để gia đình yên tâm.

+Các bà mẹ phải cho trẻ tắm nắng thường xuyên, ăn thực phẩm có chứa vitamin D và nhiều chất dinh dưỡng khác. Và xóa bỏ tập quán ăn kiêng mỡ.

-Với chẩn đoán “ Hạ canxi máu làm cho trẻ bị co giật, co cứng “:

+Tiêm tĩnh mạch muối canxi như calci clorid hoặc calci gluconat 0,5g. Bác sĩ cần lưu ý khi tiêm không được để chệch ven và phải tiêm thật chậm.

+Tiếp theo cho trẻ tắm nắng mỗi ngày khoảng nửa tiếng, uống muối canxi một ngày khoảng 2g. Hoặc cho bệnh nhân uống mỗi ngày từ 10000-20000 đv vitamin D2 liên tục trong 2 tháng.

-Với chẩn đoán “ Loãng xương dẫn đến biến dạng xương”

+Lúc này bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình sẽ hội chẩn để đưa ra hướng điều trị tốt nhất.

+Giữ vệ sinh và giữ ấm cho trẻ đề phòng bội nhiễm.

+Động viên người nhà cho con yên tâm nằm điều trị.

5. Các bà mẹ nên phòng ngừa bệnh còi xương cho trẻ ra sao?

-Cho trẻ ra tắm nắng từ 15-20 phút/ ngày vào buổi sáng ( sau khi sinh khoảng nửa tháng ). Vào mùa đông thì có thể cho tắm nắng sau 9h còn mùa hè thì trước 9h. Tắm nắng là các bà mẹ đưa con ra chỗ có nhiều ánh nắng chứ không phải chỉ có ở đằng sau khung cửa sổ vì như vậy sẽ không có tác dụng.

-Các bà mẹ mang thai được 7 tháng thì nên uống vitamin D3 200000UI và nghỉ ngơi hợp lý để tránh đẻ non.

-Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm có chứa canxi như: trứng, phomai, rau xanh, sữa chua, tôm, cua và các chế phẩm từ sữa khác.

-Các bà mẹ ở trong giai đoạn mang thai hay đã sinh xong thì nên ở trong phòng có nhiều ánh sáng, không nên ở trong phòng kín, tăm tối vì như vậy không tốt cho mẹ và bé.

-Vào mùa đông cho trẻ uống vitamin D 400 UI/ ngày trong vòng 12 tháng đầu tiên.

-Nếu trẻ bị bệnh gan mãn tính hay suy tụy dẫn đến kém hấp thu mỡ và thiếu vitamin D thì phải sử dụng thuốc chống động kinh với liều cao hơn bình thường khoảng 4 lần.