Ở bài viết lần trước chúng tôi đã giới thiệu đến bạn nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách chẩn đoán hội chứng chân không nghỉ thì ở bài viết này chúng tôi sẽ nói cụ thể hơn đến cách điều trị hội chứng này.

Cách điều trị hội chứng chân không nghỉ

Người bệnh tự điều trị:

-Nếu như người bệnh lao động quá nặng sẽ làm cho các triệu chứng của hội chứng chân không nghỉ này gia tăng. Vì vậy trước khi đi ngủ bạn nên nằm nghỉ thư giãn một lúc rồi hãy ngủ.

-Người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau không cần kê đơn như ibuprofen để giảm đau cd hội chứng chân không nghỉ gây ra.

-Hạn chế dùng thuốc lá, rượu bia, hoặc tốt nhất là người bệnh nên bỏ hẳn các chất kích thích kể trên.

-Thường xuyên ngâm mình trong nước ấm và xoa bóp chân sẽ giúp người bệnh vừa giãn cơ vừa cảm thấy thoải mái.

Cách điều trị hội chứng chân không nghỉ như thế nào và người bệnh cần lưu ý những điều gì 1
-Các sản phẩm cafein cũng phải tránh xa, ví dụ như cà phê, socola, đồ uống nhẹ và trà trong một thời gian dài sẽ giúp giảm các triệu chứng RLS đáng kể.

-Khi đi ngủ có thể sử dụng khăn lạnh hoặc khăn ấm phủ lên chân để giảm cảm giác co giật. Người bệnh có thể thay đổi 2 loại khăn này liên tục cũng được.

-Tập các bài tập thể dục ở phòng tập nhưng không nên tập quá lâu để giảm các triệu chứng do RLS gây ra

-Có thể tập yoga hoặc thiền để giảm căng thẳng mệt mỏi sau một ngày làm việc. Đặc biệt khi tập vào buổi tối vô cùng hữu ích.

-Thuật ngữ vệ sinh giấc ngủ nghe có vẻ khá kỳ lạ nhưng thực ra không có gì quá khó khăn, người bệnh nên đi ngủ đúng giờ,  không gian phòng ngủ phải thật rộng rãi thoải mái, ngủ đủ giấc và thức dậy đúng giờ vào buổi sáng. Ngủ muộn quá hay dậy muộn quá cũng không tốt cho sức khỏe.

Điều trị bằng thuốc

Nếu như người bệnh chỉ bị hội chứng chân không nghỉ mà không bị thêm bệnh nào khác thì dùng thuốc và phải thay đổi lối sống, Ngoài ra có thể điều trị trực tiếp các bệnh khác đi kèm như bệnh thần kinh ngoại vi hay thiếu sắt để giảm các triệu chứng do hội chứng chân không nghỉ gây ra. Đối với bệnh thiếu sắt thì kiểm tra sự tích tụ sắt bằng xét nghiệm máu để đo nồng độ ferritin trong huyết thanh rồi mới bổ sung thêm sắt.

Một số loại thuốc có thể giảm được chứng bồn chồn ở chân như sau:

-Thuốc ngủ và thuốc giãn cơ: Nhóm thuốc này giúp cho người bệnh ngủ ngon hơn vào ban đêm, tuy nhiên nó lại có thể khiên người bệnh ngủ gật vào ban ngày. Nhóm thuốc này còn có tên gọi khác là benzodiazepin. Một số loại thuốc an thần khác có thể kể đến như  Temazepam (Razapam, Restoril), Clonazepam (Klonopin),  Triazolam (Halcion). Tuy nhiên người bệnh nên lưu ý là nó không loại bỏ được hoàn toàn các cảm giác ở chân.

-Thuốc chữa bệnh parkinson dành cho người cao tuổi. Nó gồm các loại như pergolid (Permax), pramipexol, ropinirol (Requip) kết hợp với levodopa (Sinemet) và carbidopa. Nó sẽ tác động tới các hóa chất dopamin có trong não làm giảm cử động của chân.

-Thuốc điều trị cao huyết áp. Có thể dùng clonidin (Catapres). Nó có tác dụng kích thích thần kinh theo con đường nào đó, từ đó giảm các triệu chứng do RLS gây ra.

-Một số loại thuốc gây nghiện ví dụ như hợp chất giữa hydrocodon, codein và acetaminophen ( Duocet, Vicodin ) có thể giúp người bệnh giảm dầ các triệu chứng, nhưng không nên dùng quá nhiều vì nó có thể làm người bệnh bị nghiện.

-Một số loại thuốc chữa động kinh như lamotrigin (Lamictal) hay gabapentin (Neurontin) có tác dụng điều trị bệnh RLS hữu hiệu vì nó làm giảm hoạt động của các tế bào thần kinh ở chân.

Người bệnh lưu ý: Nên hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc để có thể đạt hiệu quả tốt nhất.

-Đối với phụ nữ mang thai thì có thể tự điều trị theo các phương pháp mà chúng tôi đã đề xuất như ở trên, và không nên dùng những loại thuốc trên vì sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Nhưng vào cuối thời kỳ mang thai nếu như các bà mẹ quá đau đớn thì có thể dùng thêm thuốc giảm đau.

-Các bác sĩ cần cảnh báo trước với người bệnh là các triệu chứng có thể sẽ tái phát mặc dù có thể đã dùng thuốc. Nó có thể giúp bạn giảm được các triệu chứng trong thời gian ngắn nhưng càng về sau càng mất dần tác dụng. Người bệnh sẽ bị rối loạn, ví dụ như các triệu chứng sẽ phát sinh vào lúc 6h tối nhưng đến 9h bệnh nhân mới dùng thuốc. Có thể khắc phục bằng cách cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc khác.

-Người bệnh không nên sử dụng một số loại thuốc như thuốc chẹn kênh canxi ( để điều trị bệnh tim ), thuốc chống nôn và các loại thuốc chống trầm cảm vì chúng có thể sẽ làm các triệu chứng rối loạn do bệnh RLS gây ra trầm trọng hơn. Nếu như bắt buộc phải dùng những loại thuốc này thì có thể sử dụng thêm một số loại thuốc khác để giảm các triệu chứng gây ra.

Người bệnh hội chứng chân không nghỉ nên chú ý những gì

-Người bệnh nên theo dõi quá trình điều trị và dùng thuốc và thông báo lại cho bác sĩ để có định hướng điều trị tốt nhất. Người bệnh có thể viết hoặc ghi âm cũng được nếu như việc ngồi khó khăn.

-Tuyên truyền cho bạn bè đồng nghiệp, người thân trong gia đình biết thêm nhiều thông tin về hội chứng chân không nghỉ này

-Người bệnh có thể xoa bóp nhẹ nhàng hoặc đi bộ thường xuyên

-Không nên cố gắng kiềm chế việc vận động để giảm sự khó chịu vì như vậy sẽ chỉ khiến bệnh nặng hơn, bạn cứ cử động thoải mái để không còn cảm thấy đau. Du lịch cũng là một trong những cách giúp cho cơ thể không bị gò bó, người bệnh sẽ thấy thư giãn hơn.

-Mỗi ngày chỉnh độ cao của giá sách hoặc máy vi tính sẽ giúp người bệnh tăng độ cao của mình.