Hội chứng đau thắt lưng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường hay do người bệnh ngồi làm việc sai tư thế hoặc hoạt động không đúng. Cơn đau có thể kéo dài vài ngày nhưng cũng có thể để lại những hậu quả nặng nề. Vì vậy khi có dấu hiệu bạn phải điều trị luôn để không bị ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cuộc sống. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh đau thắt lưng.

1. Điều trị bệnh đau thắt lưng:

Nguyên tắc chung:

-Điều trị theo nguyên nhân cơ học như sau:

+Không điều trị ngoại khoa quá nhiều, đặc biệt là với những bệnh nhân bị đau cột sống thắt lưng bán cấp hoặc cấp.

+Dùng các biện pháp luyện tập, phục hồi chức năng, thay đổi lối sống cũng như dùng thêm thuốc để điều trị và hỗ trợ bảo vệ cột sống thắt lưng.

-Điều trị cụ thể: Sẽ kết hợp giữa thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid và thuốc giãn cơ.

+Điều trị ngoại khoa:

Những trường hợp đau nhiều, có dấu hiệu bị chèn ép rễ thần kinh nặng ( rối loạn cơ tròn, teo cơ nhanh, rối loạn cảm giác ) hay bị trượt đốt sống, thoát vị đĩa đệm đã điều trị tích cực 3 tháng trở lên nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm thì sẽ được chỉ định phẫu thuật.

+Điều trị nội khoa:

Bệnh đau thắt lưng cấp tính:

Dùng thuốc giãn cơ: Uống eperisone: 50mg x 2-3 viên/ ngày hoặc tolperisone 150mg x 2-3 viên/ngày. Tiêm tolperisone 100-200mg 2 lần / ngày.

Thuốc chống viêm không Steroid ( NSAIDS ): Tiêm vào bắp tay meloxicam 15mg hoặc Piroxicam 20mg ngày 1 ống trong khoảng 3 ngày, rồi chuyển sang uống 2 viên meloxicam 7,5mg / ngày hoặc piroxicam 20mg. Và mỗi ngày uống từ 1-2 viên Celecoxib 200mg. Người bệnh lưu ý chỉ sử dụng 1 trong 2 loại thuốc trong nhóm, không được kết hợp tùy tiện. Phải dựa vào nguy cơ đường tiêu hóa, tình trạng đau cũng như tình trạng tim mạch cụ thể của người bệnh mà lựa chọn thuốc sao cho phù hợp.

Nếu bệnh nhân đau có nguồn gốc thần kinh thì có thể kết hợp với các loại thuốc giảm đau như sau:

Dùng viên Pregabalin 75mg, ngày dùng 2 lần, mỗi lần 75-150mg.

Dùng viên Gabapentin viên 300mg, ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 300mg.

Paracetamol: Sau bũa ăn thì uống paracetamol 0,5g x 4-6 viên/ ngày. Có thể kết hợp với tramadol hay codein ( tùy theo khuyến cáo của nhà sản xuất ).

Khi người bệnh bị đau thì có thể điều trị điện xung hoặc chiếu đèn hồng ngoại, nằm nghỉ tại chỗ trên giường phẳng, châm cứu kết hợp với dùng thuốc, Khi đi lại hoặc vận động thì có thể đeo đai hỗ trợ vùng thắt lưng. Nếu đỡ đau thì người bệnh mới vận động trở lại được.

Bệnh đau thắt lưng mãn tính:

Vẫn có thể sử dụng các loại thuốc trên nhưng không nên dùng nhiều để tránh tác dụng phụ. Điều chỉnh lại thói quen làm việc cũng như tư thế vận động, kết hợp với các môn thể thao như bơi lội, tập thể dục nhẹ nhàng.

Có thể dùng thêm thuốc chống lo âu Amitriptylin viên 25mg, Thuốc chống trầm cảm ba vòng (tricyclic antidepressant) và dùng phương pháp kéo giãn cột sống.

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh đau thắt lưng mà ai cũng cần biết 1

2. Phòng bệnh đau thắt lưng như thế nào?

-Ngay từ lúc còn trẻ thì đã phải sửa chữa tư thế làm việc sao cho đúng. Với những người thường xuyên phải làm việc trong tình trạng sai tư thế thì nên làm các động tác ngược lại với tư thế sai đó, kết hợp với nghỉ ngơi giữa giờ hợp lý.

-Tránh các tư thế không đúng như đứng ngồi không thẳng, đứng lom khom hay rướn người lên để xách vật nặng.

-Nếu muốn thay đổi tư thế lưng thì phải làm từ từ, không được thay đổi quá đột ngột. Xoay lưng nhẹ nhàng để tránh bị đau lưng. Không được xoa nắn lưng tùy tiện, nếu như thấy có dấu hiệu bất thường phải đi khám bác sĩ ngay lập tức.

-Không nên ngủ ở một tư thế cố định vì sẽ làm cho cơ bắp bị chèn ép, khí huyết lưu thông kém, từ đó gây ra đau lưng. Nên nằm ở trên giường rộng rãi sao cho thoải mái, nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, có thể đổi tư thế ngủ thường xuyên cũng được.

-Khi di chuyển vật nặng phải giữ vật cần mang gần người để trọng tâm không bị lệch, tránh chồm lên và đưa vào vị trí cần đưa.

-Không nên nâng những vật có kích thước lớn hoặc trọng lượng quá nặng. Muốn nâng vật nặng thì đầu tiên dang rộng 2 chân ra, căng cơ bụng, cong đầu gối, sau đó nâng bằng cơ cẳng chân giống như tư thế đứng.

-Khi ngồi thì nên ngồi sao cho đầu và vai phải thẳng, ngồi ở ghế có tựa thắt lưng. Không nên chồm lên về phía trước, đặt các dụng cụ làm việc ở độ cao sao cho phù hợp. Cứ cách 1 tiếng thì bật người ra sau để giảm đau.

-Khi giữ vật nặng thì để vật nặng tựa vào người, giữ khớp gối với tư thế hơi cong, Không nên cong thắt lưng mà cong khớp gối rồi nâng vật lên bằng cơ cẳng chân.

-Một số người bệnh đau thắt lưng thường có thói quen khom lưng, rụt cổ hoặc co hông…khiến một số cơ bắp trong tình trạng co rút lâu dẫn đến tổn thương.

-Người bệnh nên thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao ở những nơi rộng rãi, có đĩa hình bằng phẳng. Tùy vào sức khỏe của bản thân cũng như công việc mà sắp xếp thời gian tập cho hợp lý.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn giảm bớt được sự khó chịu do bệnh đau thắt lưng gây ra và có thể sinh hoạt thoải mái hơn.