Ở bài viết lần trước chúng tôi có nói về nguyên nhân cũng như cách chẩn đoán bệnh khớp charcot. Chắc hẳn bạn cũng rất nôn nóng muốn biết cách chữa trị căn bệnh quái lạ này. Tất cả sẽ được giải đáp ngay ở bài viết dưới đây:

1. Các biến chứng của bệnh khớp charcot:

-Các cơ sẽ yếu dần đi, các vùng khác của cơ thể cũng sẽ bị mát cảm giác dần đi.

-Người bệnh sẽ khó đi bộ và gặp nhiều bất thường ở bàn chân.

2. Cách điều trị bệnh khớp charcot:

Các phương pháp hiện nay chỉ giúp giảm được triệu chứng của bệnh khớp charcot:

-Vật lý trị liệu: Người bệnh cần tập các bài tập kỹ thuật kéo căng và các bài tập tác động thấp được hướng dẫn bởi nhân viên liệu pháp vật lý do bác sĩ chỉ định. Phương pháp này sẽ giúp người bệnh tăng cường giãn cơ để ngăn chặn teo và căng cơ. Hơn nữa nếu như người bệnh tập từ sớm thì có thể giúp trì hoan suy giảm thần kinh cũng như suy nhược cơ trước khi xảy ra khuyết tật. Ngoài ra người bệnh cần phối hợp với các biện pháp phục hồi chức năng chống loét do tì đè.

-Dùng thuốc: Một số trường hợp đặc biệt người bệnh bị đau do thần kinh bị tổn thương hoặc do co thắt cơ thì có thể dùng thuốc giảm đau. Một số thuốc như calcitonin ( hormon tế bào nang cạnh giáp ) hay biphosphonat (pamidronat, alendronat) cũng có tác dụng làm giảm sưng nề ở khớp, giảm đau hay tăng mật độ xương đã bị tổn thương. Nhưng đa số người bệnh bị khớp charcot không bị đau nên không cần dùng thuốc giảm đau.

-Những thiết bị chỉnh hình giúp cho người bệnh khớp charcot có thể duy trì được sinh hoạt hàng ngày và giảm chấn thương tối đa. Cần phải nẹp niềng chân và mắt cá chân để giúp người bệnh có thể đi bộ cũng như leo cầu thang dễ dàng. Để cải thiện dáng đi thì người bệnh có thể sử dụng giày chèn, còn để hỗ trợ cho mắt cá chân tốt nhất thì có thể sử dụng giày cao. Dùng nẹp ngón tay nếu như cảm thấy khó níu giữ được đồ vật.

-Trong sinh hoạt hàng ngày người bệnh có thể cảm thấy gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng bàn tay của mình, vì vậy nên sử dụng những thiệt bị trợ giúp sẽ giúp bạn có thể thực hiện lao động trị liệu dễ dàng hơn.

-Trong trường hợp người bệnh bị gãy xương hoặc bị biến dạng cần phẫu thuật nẹp vít trong xương. Sau đó lấy các mảnh dị vật đã bị canxi hóa, có thể phẫu thuật thay toàn bộ khớp hoặc chỉ làm cứng khớp. Sau khi phẫu thuật người bệnh có thể đi bộ dễ dàng hơn và không bị đau như trước. Phương pháp phẫu thuật này có thể không giúp được người bệnh cải thiện tình trạng mất cảm giác hay các điểm yếu.

-Cần phải đề phòng các biến chứng có thể xảy ra như nhiễm khuẩn khớp xương, nhiễm khuẩn phần mềm quanh khớp…

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh khớp charcot khỏi biến chứng nặng nề 1

3. Người bệnh khớp charcot cần lưu ý những điều gì:

-Người bệnh nên tăng cường tập thể dục hàng ngày để cải thiện sự cân bằng, giúp cho các xương và cơ được khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ bị ngã. Các bài tập thể dục rất đơn giản có thể kể đến như bơi lội hay đạp xe đạp rất tốt cho sức khỏe.

-Người bệnh nên duỗi khớp thường xuyên để cải thiện tính phối hợp và linh hoạt của các khớp. Ngoài ra nó cũng giúp cho người bệnh giảm được các nguy cơ bị chấn thương, làm giảm hay ngăn ngừa được biến dạng khớp do kéo cơ không đều.

-Bàn chân phải được kiểm tra thường xuyên để ngăn ngừa những vết loét, vết chai hay bị nhiễm trùng.

-Sử dụng các loại kem giữ da để giúp cho da của bàn chân luôn mềm và ẩm. Trong những ngày đông lạnh lẽo, giá rét thì người bệnh có thể ngâm chân vào nước ấm sẽ giúp người bệnh loại bỏ sự khó chịu cũng như giảm đau dễ dàng hơn.

-Tái khám theo đúng lịch hẹn để kịp theo dõi các triệu chứng của bệnh khớp charcot.

-Người bệnh khớp charcot có thể thường xuyên bị té ngã, đi lại không vững cũng như bị chấn thương nghiêm trọng. Tốt nhất nếu người bệnh đi lại vào ban đêm nên mang theo đèn pin để tránh bị vấp ngã. Còn ban ngày thì nên sử dụng thêm gậy để đi lại cho dễ dàng.

-Người bệnh không nên vận động quá mạnh ở vùng khớp bị bệnh.

-Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và không được bỏ thuốc.

-Người bệnh khớp charcot nên lưu ý vệ sinh cá nhân như phải cắt móng tay, móng chân thường xuyên, cắt thằng tắp và không được chạm vào các cạnh sẽ giúp cho người bệnh không bị nhiễm trùng.

-Bệnh tiểu đường cần phải kiểm soát thường xuyên bằng thuốc cũng như ăn uống điều độ.

-Người bệnh cần phải sử dụng giày thích hợp khi đi lại. Có thể sử dụng giày cao hỗ trợ cho mắt cá chân.

-Do bệnh khớp charcot làm cho bàn chân bị mất cảm giác nên người bệnh cũng phải thường xuyên chăm sóc bàn chân để ngăn ngừa các biến chứng cũng như giảm triệu chứng gây ra.

Bệnh khớp charcot là bệnh rất khó chữa, vì vậy ngoài phương pháp điều trị như trên thì người bệnh cần phải thường xuyên áp dụng phương pháp sống hợp lý mới có thể hỗ trợ tốt nhất cho việc sinh hoạt hàng ngày và giảm được các triệu chứng mà bệnh gây ra.