Trong dân gian cây ba kích được dùng để ngâm rượu thuốc chữa trị các bệnh liên quan tới xương khớp. Nếu bạn hoặc người cao tuổi trong nhà bị chứng nhức mỏi xương khớp dai dẳng, áp dụng nhiều cách không đỡ thì nên tham khảo bài thuốc từ cây ba kích sau:

Mô tả và tác dụng dược lý của cây ba kích

Cây ba kích hay còn có tên gọi khác là cây chẩu phóng xì hoặc ây dây ruột già, ba kích thiên…. Tên khoa học của loại cây này là: Morinda officinalis stow, nằm trong họ cà phê. Đây là loài cây dây leo và sống lâu năm.

Ngọn cây có cạnh, lông và khi cây già sẽ nhẵn và có màu tím. Lá ba kích thường mọc đối, có hình bầu dục hoặc hình mác. Lá có lông ở mép hay gần gân màu trắng như bị mốc, phiến cứng và lá dài từ 6cm- 15cm, rộng khoảng 2,5cm- 6cm, cuống ngắn. Hoa cây ba kích có kích thước nhỏ, mọc thành nhiều tán ở phần đầu cành. Khi mới nở hoa có màu trắng rồi dần dần chuyển sang màu vàng. Quả ba kích hình cầu, cuống mọc riêng lẻ và lúc chín sẽ có màu đỏ. Mùa hoa nở bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 6. Mùa quả bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 10.

Cây ba kích, bí quyết trị đau nhức xương khớp của người cao tuổi 1

Trong Đông y, ba kích là một cây thuốc nam có tác dụng tốt đối với sức khỏe. Cây ba kích có tính ấm, vị ngọt và cay. Cây có công dụng hiệu quả trong việc bồi bổ tráng dương, thận, gân cốt và đặc biệt là khử phong thấp. Đối với người cao tuổi, loại cây này còn có khả năng cải thiện tình trạng suy nhược và giảm thiểu triệu chứng đau nhức khớp.

Bài thuốc trị đau lưng, mỏi gối và nhức xương bằng cây ba kích

Một số bài thuốc với thành phần chính là cây ba kích bạn có thể tham khảo và áp dụng khi bị đau lưng và tê nhức chân tay hiệu quả cụ thể như sau:

Điều trị đau lưng và thận hư: 16 gram ba kích, 6 gram ngũ vị tử, đảng sâm, thục địa, nhục thung dung, cốt toái bổ, long cốt- mỗi vị thuốc 12 gram. Những vị thuốc đó được nghiền thành bột mịn và nấu cùng với mật ong thành dạng đặc. Mỗi ngày uống từ 2- 3 lần, 12 gram/lần.

Trong trường hợp chân tay tê mỏi, chức năng vận động yếu, đau lưng ở người cao tuổi: ba kích, nhục thung dung, xuyên tỳ giải, thỏ ty tử, đỗ trọng- liều lượng như nhau, được tán nhuyễn. Sau đó trọn cùng với mật ong. Uống khoảng 2 lần/ngày, 8 gram/lần cùng với nước ấm.

Nếu bạn bị đau mỏi xương khớp do phong thấp và thận hư thì áp dụng cách sau: dâm dương hoắc, ba kích, đường phèn, kê huyết đằng- mỗi vị thuốc 50 gram, 750ml rượu trắng. Ngâm các vị thuốc thảo dược cùng với rượu trong khoảng 1 tuần thì đem ra sử dụng. Uống 2 lần/ngày và 20nl/lần.

Như đã nói ở trên, cây ba kích là một vị thuốc có tác dụng tốt trong điều trị triệu chứng đau mỏi xương khớp. Tuy nhiên, đối với trường hợp vị rong kinh hoặc kinh sớm, đại tiện táo bón, âm hư quá vượng thì không nên sử dụng mà áp dụng các phương pháp khác.