Sử dụng thuốc tân dược chữa trị bệnh phong thấp trong thời gian dài hoặc tự ý mua thuốc ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe dạ dày, thận hay thần kinh. Vậy tại sao bạn không tìm hiểu và tham khảo bài thuốc cây đan sâm sau đây:

Mô tả đặc điểm và công dụng của cây đan sâm

Cây đan sâm còn có tên gọi khác là viểu đan sâm, vân nam thử vỹ, xích xâm, huyết xâm hay tử đan sâm. Đây là một trong những loại cây thuốc quý, dạng thân thảo và sống lâu năm. Cây có độ cao từ 30cm- 80cm. Thân cây có màu đỏ nâu với đường kính từ 0,5cm- 1,5cm và có những gân dọc ở bên trên. Lá đan sâm là loại là kép, mọc đối xứng với nhau và thường có từ 3 đến 7 lá chét. Những lá chét giữa sẽ to hơn so với lá chét còn lại, mép lá đan sâm có răng cưa. Mặt trên của lá thường có lông và màu lông tro. Hoa đan sâm mọc thành từng cụm dài từ 10cm- 15cm. Hoa màu đỏ tím nhạt. Quả đan sâm có kích thước nhỏ, rộng 1,5mm và dài 3mm. Mùa hoa đan sâm kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8. Mùa quả sẽ có từ tháng 6 đến tháng 9.

Cây đan sâm, loại thảo dược quan trọng trong bài thuốc chữa phong thấp 1

Theo y học cổ truyền, cây đan sâm có tính hơi hàn, vị đắng và vào kinh tâm, can. Trong khi đó, kết quả phân tích thành phần hóa học của loại cây này lại cho thấy: nhóm ceton và những chất tinh thể có màu vàng isocryptotanshinon, cryptotanshion, methyl-tanshinon. Bên cạnh đó, đan sâm còn có một số chất khác như: acid lactic, vitamin E và phenol. Đan sâm là vị thuốc có công dụng hoạt huyết thông kinh, thanh tâm trừ phiền, khớp bị sưng đau hay mụn nhọn sưng tấy. Trên chuột thực nghiệm vị thuốc thảo dược này có khả năng kháng khuẩn, ức chế quá trình phát triển tế bào ung thư, an thần.

Cây đan sâm trong bài thuốc chữa phong tê thấp

Thành phần: đan sâm, cẩu tích, hoàng kỳ- mỗi vị thuốc 30 gram, 25 gram đương quy, 15 gram phòng phong, 1 lít rượu trắng.

Thực hiện: các vị thuốc được ngâm cùng với rượu trắng trong thời gian nhất định để uống.

Bài thuốc này có công dụng trị chân, lưng đau do phong thấp và can thận suy hư.

Lưu ý: đối với những bệnh nhân là phụ nữ đang mang thai cần phải cẩn trọng khi sử dụng cây đan sâm. Mặt khác, tuyệt đối không được sử dụng kết hợp giữa đan sâm với lê lô.

Sự kết hợp giữa cây đan sâm cùng với các vị thuốc khác tạo thành một bài thuốc chữa trị bệnh xương khớp hiệu quả. Mặc dù là cây thuốc thảo dược có mức độ an toàn cao nhưng để đảm bảo hiệu quả tuyệt đối người bệnh cần thăm khám, chữa trị và giám sát bởi bác sĩ.