Xã hội ngày càng phát triển hiện đại thì tỷ lệ người mắc các bệnh xương khớp cũng gia tăng theo, đây là thực trạng đáng báo động không chỉ trên thế giới mà còn ở Việt Nam nữa. Thường thì phụ nữ mắc các bệnh xương khớp chiếm tỷ lệ 75% còn nam giới chỉ khoảng 25%. Các bệnh về xương khớp không loại trừ bất cứ 1 ai, từ trẻ nhỏ đến người già nhưng phổ biến nhất vẫn là từ 35 tuổi trở đi, khi mà các cơ xương khớp dần bị lão hóa, còn từ 60 tuổi trở đi thì gần như ai cũng bị bệnh xương khớp, và khoảng 35% dân số bị bệnh xương khớp. Ở bài viết lần trước chúng tôi đã đề cập đến sự ảnh hưởng của các bệnh xương khớp đến đời sống người bệnh hiện nay cũng như phương pháp chữa bệnh xương khớp chủ yếu là phải đến bệnh viện khám. Ở bài viết này chúng tôi sẽ nói sâu hơn đến các phương pháp khác như: chữa bằng thảo dược tự nhiên, chữa ở thầy lang, thực phẩm chức năng...

Sự ảnh hưởng của các bệnh xương khớp đến đời sống người bệnh hiện nay

Giải thích theo quan niệm Đông y thì nguyên nhân gây ra bệnh là do người bệnh cao tuổi, mắc bệnh lâu ngày dẫn đến chính khí hư suy dẫn đến các hoạt động của cơ thể yếu dần, khí huyết không đủ để nuôi dưỡng các cân mạch làm cho người bệnh bị thoái hóa khớp. Hoặc cũng có thể do một số yếu tố gây bệnh bên ngoài kết hợp với cơ thể có sức đề kháng yếu dẫn đến kinh lạc ở khớp, cơ bị ảnh hưởng rất nhiều. Hậu quả là một số cơ xương khớp hoặc toàn thân bị sưng đau, khí huyết bị tắc nghẽn, tê mỏi. Tất cả các bệnh về xương khớp đều có chứng bế tắc không thông ( hay còn gọi là chứng Tý ).

Còn nếu giải thích theo quan niệm y học hiện đại thì là: Các vận động viên thường xuyên phải tập luyện hay thi đấu với tình trạng hoạt động mạnh dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ đến xương khớp, thời tiết thay đổi, người bị béo phì dẫn đến cột sống phải tải quá trọng lượng cơ thể trong thời gian dài, người làm các công việc nặng, học sinh, sinh viên hay nhân viên văn phòng ngồi làm việc quá nhiều, trong quá trình sinh hoạt, lao động người bệnh bị chấn thương…là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về xương khớp và đang có xu hướng dần ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi. Ngoài ra có 1 nguyên nhân chủ yếu nữa là cứ sau khoàng 10-15 năm thì tiến trình thoái hóa khớp sẽ xảy ra mà cơ thể lại không bù đắp kịp sự hư hại nên viêm đau thoái hóa xương khớp là hệ quả tất yếu của tuổi tác.

Lúc này lượng dịch khớp dần cạn kiệt dẫn đến các đầu xương khớp nhanh bị bào mòn đến khi nó trở nên khô ráp thì sẽ gây kích ứng, cụ thể là khi người bệnh vận động thì các sụn khớp này sẽ cọ xát lên nhau khiến người bệnh vô cùng đau đớn. Thậm chí nó còn hình thành các gai xương chèn vào các dây thần kinh làm đau nhức chân tay. Tiếp theo các sụn khớp sẽ bị xẹp xuống, đầu xương nhanh bị hư hỏng khiến người bệnh trở nên càng đau đớn.

Nên chữa các bệnh xương khớp theo phương pháp nào ( Phần 1 ) 1

Như đã nói lúc đầu, bệnh xương khớp là vấn đề được ngành y quan tâm đặc biệt hiện nay vì mức độ phổ biến của nó. Làm sao để chữa bằng cả phương pháp Tây y và Đông y đang là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu không ngừng tìm tòi và phát triển.

Các chứng bệnh xương khớp mà người bệnh hay gặp như:

-Bệnh đau cổ vai gáy

-Bệnh khô dịch khớp ( khô khớp ).

-Bệnh đau dây thần kinh tọa

-Bệnh thoái hóa khớp ( cột sống, gối, đốt sống cổ…)

-Bệnh đau viêm khớp cổ tay, khớp gối, khớp háng…

-Bệnh viêm đa khớp dạng thấp

-Bệnh thoát vị đĩa đệm.

Khi số lượng người bệnh xương khớp tăng thì các phòng khám và công ty sản xuất thuốc xương khớp cũng gia tăng mạnh để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Các loại thuốc mới được tung ra thị trường với rất nhiều lời mời chào hấp dẫn như có thể chữa trị triệt để, không bị tái phát, không để lại di chứng…Nhưng thực sự các loại thuốc đó hay những địa chỉ khám chữa bệnh đó có giúp người bệnh viêm khớp khỏi hoàn toàn được hay không? Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp theo sau đây

Người bệnh thường khám và chữa bệnh xương khớp tại các phòng khám đa khoa

Đây là phương pháp được nhiều người nghĩ đến đầu tiên vì ngày nay nhiều người đã tin vào y học hiện đại để chữa các bệnh, trong đó có các bệnh về xương khớp. Thông thường bác sĩ sẽ dựa trên kết quả của chụp X quang, chụp CT…và các biểu hiện lâm sàng trước đó của người bệnh cứ thế kết luận bệnh và dặn uống thuốc. Một số loại thuốc giảm đau kháng viêm mà các bác sĩ thường hay kê như sau: artrodar, korulac, mobic, paracetamol, voltaren, viclofenac, profenid, arcoxia, ibuprofen, fenalgic. Tuy nhiên có một thực tế là các phòng khám đa khoa hoặc phòng khám tư nhân ở việt nam thường xuyên trong tình trạng quá tải dẫn đến người bệnh ít khi được khám chữa kỹ càng cũng như được tư vấn cụ thể với từng tình trạng người bệnh. Không những vậy cũng có nhiều trường hợp người bệnh tìm đến bệnh viện khi mà chủ quan không chữa trị sớm dẫn đến bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn.

Ưu điểm: Như đã nói ở trên các bác sĩ sẽ kê thêm các loại thuốc giảm đau kháng viêm nên người bệnh sẽ có cảm giác các triệu chứng như sưng đau hay các bệnh như tiểu đường, huyết áp cũng giảm đi rõ rệt. Không những vậy nhờ có tâm lý tin tưởng bác sĩ ở bệnh viện nên người bệnh sẽ phối hợp điều trị bệnh tích cực, từ đó bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Nhược điểm: Những loại thuốc giảm đau thường có tác dụng mạnh, gây tê liệt các dây thần kinh khu vực khớp bị đau rất nhanh, chỉ vài ngày sau khi sử dụng thuốc gần như không còn bị các cơn đau hành hạ nữa. Chính vì thế nên nhiều người bệnh lầm tưởng là mình đã khỏi bệnh hoàn toàn. Nếu như các cơn đau tái phát thì người bệnh lại lấy đơn thuốc ra uống chứ không đi khám vì sợ tốn tiền viện phí. Điều này khá nguy hiểm vì nó sẽ làm cho bệnh nặng hơn do tác dụng phụ của thuốc giảm đau gây ra như: rối loạn tiêu hóa, viêm loét xuất huyết dạ dày, giòn xương mục xương…Ngoài ra thì đi khám ở bệnh viện thường bị quá tải nên cũng gây ra tâm lý ngại đi khám cho người bệnh.

Chữa bệnh xương khớp bằng các bài thuốc dân gian được làm từ thảo mộc tự nhiên.

Khi người bệnh gặp phải các triệu chứng của bệnh xương khớp ví dụ như đau lưng, cơ thể mệt mỏi, sưng tấy…thì nghĩ đơn giản là đau nhẹ và không muốn tìm đến bệnh viện cho tốn kém mà sẽ sử dụng các bài thuốc dân gian như chườm nóng lạnh, dùng mật gấu, dùng các loại thảo dược như cây xấu hổ, cây cỏ xước, lá đinh lăng, dùng mật gấu…để giảm thiểu các cơn đau tối đa.

Nên chữa các bệnh xương khớp theo phương pháp nào ( Phần 2 ) 1

-Ưu điểm: ưu điểm dễ nhận thấy nhất là chi phí thấp, phù hợp với những người bệnh không có nhiều điều kiện kinh tế, nguyên liệu lại được làm từ các loại thảo dược tự nhiên nên rất an toàn với người bệnh.

-Nhược điểm: Gần như chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không thể điều trị dứt điểm được. Không phải bất cứ bệnh nhân nào cũng kiên nhẫn điều trị, hơn nữa có nhiều bệnh xương khớp không cho phép người bệnh “ câu giờ” vì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề.

Chữa bệnh xương khớp ở các thầy lang

Vẫn có nhiều người bệnh đa số ở các vùng quê, miền núi có thói quen chữa bệnh ở các thầy lang cho dù đó là bệnh gì đi chăng nữa. Họ có thể đến nhà thấy thuốc đễ chữa bệnh theo lời đồn thổi, truyền tai nhau. Tùy trình độ của thầy lang mà bệnh có thể khỏi hẳn hoặc cũng có thể chỉ cầm chừng các cơn đau.

-Ưu điểm: Thường thì các bài thuốc được làm từ thầy lang để chữa các bệnh xương khớp đều là các loại thảo dược hoặc thuốc Đông y như chúng tôi đã hướng dẫn qua nhiều bài viết trước đây. Nó có nhiều dạng khác nhau: đắp, uống dạng nước hoặc dạng viên hay dạng bột. Chi phí thường thấp và dễ dàng sử dụng.

-Nhược điểm: Ngày xưa, những nguyên liệu để làm thuốc thường được cha ông thu lượm ở trên rừng núi vùng cao, còn bây giờ đa số đều được trồng tại vườn nhà nên hàm lượng dược lý nó không cao. Hơn nữa rất ít thầy lang tận dụng được hết kinh nghiệm do cha ông để lại để loại bỏ hết các tạp chất trong bài thuốc, cải tiến sao cho phù hợp với tình trạng bệnh của người bệnh bây giờ nên gần như không chữa khỏi hẳn các bệnh xương khớp. Không những vậy nhiều khi người bệnh có thể sẽ gặp phải các thành phần lừa đảo, bán thuốc bào chế linh tinh số lượng lớn dẫn đến người bệnh vừa bị tiền mất tật mang vừa làm bệnh nặng thêm.

Chữa bệnh xương khớp bằng thực phẩm chức năng

Ngày nay thực phẩm chức năng được quảng cáo khá nhiều trên các phương tiện truyền thông hoặc chủ yếu qua các công ty đa cấp. Đặc biệt là qua các nhân viên kinh doanh của các công ty đa cấp thì công dụng của các loại thực phẩm chức năng này được đồn thổi lên quá nhiều khiến nhiều người bệnh nhẹ dạ cả tin, hiểu nhầm rằng thực phẩm chức năng không khác thuốc chữa bệnh là mấy, có thể chữa trị bệnh hoàn toàn mà lại không gây ra tác dụng phụ. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm chức năng khác nhau như: viên khớp P-V, Jex, Bonistas, viên khớp Tâm Bình…

-Ưu điểm: Đa số các loại thực phẩm chức năng là loại viên nang nên bất cứ người bệnh nào cũng có thể sử dụng được.

-Nhược điểm: Trên thị trường hiện nay lưu hành khá nhiều loại thực phẩm chức năng giả, có chất lượng kém được nhập từ bên Trung Quốc khiến người bệnh xương khớp không những mất tiền oan mà còn khiến bệnh nặng thêm, thậm chí bị bạn bè người thân xa lánh vì tham gia vào mạng lưới đa cấp

Nhiều người bệnh đa số nhầm tưởng thực phẩm chức năng là thuốc điều trị ( đọc công dụng trên bao bì và nghe lời quảng cáo ) và mua về sử dụng nhưng trên thực tế nó chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị cho chính bệnh đó mà thôi. Họ sẽ bị dụ dỗ mua về để sử dụng trong thời gian dài, tốn kém nhiều chi phí điều trị nhưng không mang lại hiệu quả rõ rệt.

Qua những phương pháp trên chúng tôi khuyên bạn vẫn nên đi khám ở các bệnh viện lớn vẫn là tốt nhất. Nếu như đông quá thì có thể chuyển sang các phòng khám tư cũng được. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc nam để chữa các bệnh xương khớp như chúng tôi đã hướng dẫn trước đây. Ngoài ra bạn cũng nên phòng bệnh ngay từ lúc còn trẻ bằng các biện pháp như:

-Không nên tập luyện hay hoạt động quá mạnh hay mang vác vật nặng

-Bổ sung nhiều canxi và các loại vitamin cần thiết trong bữa ăn hàng ngày.

-Tránh ăn uống không điều độ dẫn đến tăng cân

-Vận động thường xuyên để tốt cho các cơ xương khớp.

-Hạn chế để bị stress dẫn đến ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển hormon để không làm gia tăng nguy cơ bị viêm khớp, giúp việc chữa bệnh xương khớp đạt hiệu quả cao và nhanh chóng.

Chúng tôi sẽ đề cập đến các phương pháp chữa bệnh xương khớp khác ở bài viết tiếp theo, bạn hãy chú ý theo dõi nhé.