Như chúng ta đã biết, bệnh đau thần kinh tọa là do đĩa đệm bị thoát ở vùng cột sống thắt lưng. Nó làm cho người bệnh bị đau khi cúi người, kể cả ho cũng gây đau, nhiều khi phải vẹo người để chống đau. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn các phương pháp chữa đau thần kinh tọa vô cùng hiệu quả.

Giới thiệu về đau dây thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là gì?

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh chạy dọc cơ thể, chi phối các động tác của cổ, thân, tay, chân nhịp nhàng, đi đứng dễ dàng. Y học thường chia dây thần kinh tọa làm nhiều nhánh như L1, L2, L3, L4, L5, S1, S2, S3…để phân biệt vị trí đau chính xác của bệnh nhân. Điều trị đau thần kinh tọa phải dựa chủ yếu vào triệu chứng đau của những nhánh thần kinh này.

Cách điều trị đau thần kinh tọa - Hiểu rõ để chữa bệnh nhanh hơn 1

Nguyên nhân đau dây thần kinh tọa

– Thoát vị đĩa đệm thắt lưng

– Tổn thương thực thể khác ở vùng thắt lưng (dị dạng bẩm sinh, chấn thương, thoái hóa cột sống thắt lưng, u, viêm cột sống dính khớp, viêm đốt sống do nhiễm khuẩn)

– Viêm rễ thần kinh toạ do ngộ độc

– Bướu gây chèn ép đường đi rễ thần kinh tọa

– Hẹp ống sống thắt lưng

– Bệnh lý rễ thần kinh do đái tháo đường

– Lao cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh toạ…

Triệu chứng đau thần kinh tọa

– Nếu bị tổn thương dây thần kinh tọa S1, bạn sẽ thấy đau ngang thắt lưng, đau xuống mông và lan xuống đầu gối, sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân.

– Nếu bị tổn thương dây thần kinh L5, bạn sẽ bị đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống ngoài động mạch cẳng chân tới tận ngón chân út.

– Nếu bạn đau từ thắt lưng tới phía trên đầu gối thì bạn bị bệnh thần kinh tọa trên (thần kinh hông)

– Nếu đau từ thắt lưng đến mắt cá ngoài bàn chân thì bị thần kinh tọa dưới.

Cách điều trị đau thần kinh tọa - Hiểu rõ để chữa bệnh nhanh hơn 2

Ngoài ra, bạn còn bị kèm một số biểu hiện sau:

– Đau nhói lưng khi cười, hắt xì hơi, ho.

– Ngủ dậy thường thấy cột sống bị cứng. Khi ngiêng người, cúi xuống hay dịch chuyển cũng bị đau.

– Đau lệch bên trái hoặc phải, đau giữa cột sống.

– Đứng lâu, ngồi nhiều cũng đau.

– Có thể teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên chân đau nếu để đau kéo dài. Khi bệnh nặng, chân tê bì mất cảm giác, có thể đại tiểu tiện không tự chủ.

Tổng hợp các phương pháp chữa đau thần kinh tọa phổ biến

1. Châm cứu chữa đau thần kinh tọa

Phương pháp này sẽ tập trung vào các huyệt nằm dọc theo đường đi của dây thần kinh, các huyệt vùng thắt lưng tương ứng vói các rễ thần kinh. Tùy theo trạng thái hư thực, tính chất hàn nhiệt, vị trí nông sâu của người bệnh mà người châm cứu sẽ sử dụng thêm các huyệt xa nơi chỗ đau hoặc các huyệt tại chỗ với nhiều thủ pháp khác nhau.

Dùng phương pháp châm bổ với các huyệt túc tam lý, mệnh môn, lưu kim khoảng 20 phút sau đó rút kim thật nhanh và bịt miệng nhanh. Có thể giác nóng để giảm đau nhanh cho người bệnh vì có thể liên quan đến hàn- tý.

Còn lại sẽ dùng phương pháp tả đối với các huyệt thừa sơn, thận du, thừa phú, đại trường du, trật biên, ủy trung. Cần châm vào các huyệt ở chân bị đau để giúp cho người bệnh có cảm giác đắc khí ( căng tức ).

Liệu trình điều trị châm cứu chữa đau thần kinh tọa có thể kéo dài 2 tuần, mỗi ngày phải châm cứu 1 lần, giữa các liệu trình có thể nghỉ 1 tuần cũng được. Còn nếu như vẫn không hiệu quả thì bệnh nhân có thể nghỉ tạm 1 tuần để tránh nhờn thuốc. Sau đó dùng các phương pháp như ấn các huyệt vị, châm cứu, xoa bóp, giác hơi và dùng máy sinh vật điện từ, đèn hồng ngoại chiếu vào khu vực bị đau.

Có thể nói rằng phương pháp chữa đau thần kinh tọa bằng châm cứu giúp cho người bệnh mạch máu được giãn nở, khí huyết được lưu thông. Hơn nữa các cơn đau nhức sẽ giảm nhanh chóng và người bệnh có thể sinh hoạt cá nhân thoải mái hơn. Tuy nhiên người bệnh nên đến các cơ sở khám chữa uy tín để được hỗ trợ điều trị chứ không nên tự mình châm cứu hoặc nhờ người khác chấm cứu hộ.

2. Xoa bóp bấm huyệt:

Các động tác xoa bóp bấm huyệt hiện nay điều trị các bệnh xương khớp rất tốt, trong đó có chữa đau thần kinh tọa. Phương pháp này giúp cho người bệnh lưu thông khí huyết giải phóng co cơ, giãn cơ, giảm cảm giác đau nhức và tê bì cho người bệnh, dây thần kinh tọa không bị chèn ép. Chúng tôi sẽ hướng dẫn các động tác như sau:

-Động tác lăn: Lăn ngửa hay úp bàn tay đều được, bạn cũng có thể lăn đều các khớp ngón tay để giúp giảm đau nhức, tê bì.

-Động tác xoa: Người xoa bóp sẽ dùng lòng bàn tay xoa đều từ thắt lưng xuống mông, cẳng chân và đùi. Xoa đến đâu thì người bệnh sẽ dễ chịu đến đấy

-Động tác bóp: Dùng lòng bàn tay và ngón cái bóp vào các khối cơ vùng mông, thắt lưng, bắp chân và đùi. Người xoa bóp lưu ý sử dụng cả 2 tay ôm trọn khối cơ thì sẽ giúp cho lưu thông khí huyết dễ dàng.

-Động tác day: Người xoa bóp sử dụng ô mô út hoặc ô mô cái ( ở phần cơ chỗ lòng bàn tay phía ngón cái ) hoặc 3 đầu ngón tay giữa, trỏ và áp út để day đều vùng mông đùi, hai bên khối cơ lưng và bắp chân…Cách này sẽ giúp người bệnh bị hạn chế co cơ, mềm cơ và dây thần kinh tọa không bị chèn ép.

Động tác ấn huyệt: Người bấm huyệt dùng ngón cái ấn vào 1 số huyệt ở vùng thắt lưng như: Hoàn khiêu ( dưới mỏm xương đùi ), đại trường du ( nằm ngang hai gai chậu cách đường giữa cột sống khoảng 3 cm ), thừa sơn ( giữa 2 gân cơ dép ), thừa phù (giữa nếp lằn mông ), thận du ( nằm cách huyệt đại trường du khoảng 4cm ), ủy trung ( giữa kheo ).

Tổng hợp các phương pháp chữa đau thần kinh tọa phổ biến ( Phần 1 ) 1

3. Dùng nhiệt để giãn cơ hỗ trợ chữa đau thần kinh tọa:

Người bệnh có thể dùng nước ấm hoặc dùng ngải cứu với muối rang lên cho nóng rồi chườm vào chỗ đau. Hoặc có thể dùng các phương pháp như đắp nến paraphin, chiếu đèn hồng ngoại, tắm bùn khoáng, tắm suối nước nóng…

Ngâm nước nóng ở suối nước nóng tự nhiên hay nước nóng nhân tạo sẽ giúp người bệnh thư giãn thần kinh, cải thiện chức năng tuần hoàn, thư giãn cơ, hệ hô hấp…và hỗ trợ tích cực trong việc điều trị các bệnh viêm đa khớp, viêm dây thần kinh…

Mua các túi nước có sẵn ngoài hàng, sau đó đổ nước ấm từ 40-50 độ C vào túi, bịt kín lại rồi chườm lên chỗ đau nhức.

Cho silicat vào túi vải, sau đó ngâm vào nước để cho túi phồng ra. Tiếp theo cho túi vào nước đun đến 50-60 độ C thì dùng. Khi không dùng nữa thì có thể treo túi ở nơi khô thoáng để làm khô cát. Đối với túi gel đặc biệt thì bên trong có chứa một nút bấm đặc biệt để tạo phản ứng dây chuyền. Khi sử dụng bạn chỉ cần bấm nút này để làm cho túi nóng lên đồng thời các chất gel lỏng đặc biệt bên trong bị kết tủa thành bột mềm. Để 1 lúc cho nguội rồi tiếp tục đun trong nước sôi cho đến khi chất kết tủa trở về trạng thái lỏng thì mới dùng.

Hỗn hợp paraffin bình thường có chứa nhiều hydrocarbua từ dầu hỏa, tuy nhiên trong việc điều trị thì lại có màu trắng, tinh khiết và không có độc. Nó có nhiệt dung cao, nhiệt độ lại giảm rất chậm nên sẽ truyền cho cơ thể nhiệt lượng lớn khá lâu. Lượng nhiệt này là nhiệt ẩm nên khi ép miếng paraffin vào da sẽ làm người bệnh đổ mồ hôi nhiều hơn, giúp cho da mềm mại, ẩm và tính đàn hồi cao. Bạn có thể cho hỗn hợp paraffin này vào túi, sau đó dán lại và ngâm vào nước nóng khoảng 80 độ để làm nóng chảy paraffin. Tiếp theo bạn lấy ra để nguội rồi dùng.

4. Điện châm, nhĩ châm, đầu châm

-Điện nhĩ châm là phương pháp dùng máy điện châm kích thích sau khi đã châm kim vào các điểm mẫn cảm trên loa tai.

-Nhĩ châm là sử dụng kim châm lên các điểm nhạy cảm trên loa tai, sau đó lưu kim châm trên loa tai hoặc vê kim bằng tay.

Loa tai có mối quan hệ mật thiết với các bộ phận khác trên cơ thể con người, vì vậy khi cơ thể người phát sinh bệnh thì loa tai cũng sẽ phát ra các điểm mẫn cảm tương ứng.

Đây cũng là phương pháp chữa đau thần kinh tọa khá hiệu quả hiện nay mà lại ít gây ra phản ứng xấu. Mỗi liệu trình châm từ 10-12 lần, phải châm hàng ngày hoặc cách 1 ngày châm 1 lần. Phác đồ điều trị điện nhĩ châm và nhĩ châm đối với đau thần kinh tọa bao gồm:

-Nhóm huyệt A: Hông, giao cảm và thần kinh tọa

-Nhóm huyệt B: Thần kinh tọa và cột sống, lưng.

5. Dùng sóng siêu âm, điện xung, từ trường chữa đau thần kinh tọa

-Siêu âm sẽ sinh nhiệt do chuyển từ năng lượng cơ học sang năng lượng nhiệt. Nó có thể tác động tới độ sâu từ 3-5cm. Dùng siêu ấm cường độ 1cm/w2 đối với độ sâu dưới 8 cm. Đối với độ sâu trên 8cm thì bắt buộc phải tăng cường độ 1,5w/ cm2. Siêu âm có ít chống chỉ định và có thể tăng nhiệt độ ở mô sâu hơn. Sau 5 phút siêu âm ở cường độ 1,5ww/ cm2 sẽ thấy bao khớp háng tăng 6,3 độ C, phần mềm tăng 3,3 độ C, xương tăng 9,3 độ C. Với nhiều tác dụng sinh học và cơ học của sóng siêu âm sẽ tạo ra các hiệu quả trong việc điều trị đau thần kinh tọa như sau:

+ Tăng tính thẩm thấu của màng tế bào, cũng như tổ chức và mạch máu.

+ Nhiệt độ tăng nên tăng tuần hoàn và dinh dưỡng.

+ Giảm đau

+ Do được kích thích trực tiếp lên các thụ cảm hệ thần kinh nên giúp cho giãn cơ.

+ Tác dụng nhiều lên hệ thần kinh ngoại vi

+ Tăng tính thẩm thấu của màng tế bào

+ Kích thích quá trình tái sinh tổ chức.

-Điện xung cũng là một trong những phương pháp vật lý trị liệu rất tốt. Cường độ dòng điện có tần số thấp nhưng tăng nhanh sẽ làm tăng dần truyền thần kinh, kích thích thần kinh cơ, tăng khối lượng cơ. Với cường độ dòng điện sẽ được tăng từ từ sẽ có tác dụng giảm trường lực cơ co thắt, giảm đau rõ rệt và thư giãn cơ. Do đó đây là phương pháp được nhiều bác sĩ chỉ định để giảm đau thần kinh tọa.

-Từ trường cũng là phương pháp giảm đau thần kinh tọa khá hiệu quả. Điện trường có sẵn trong cơ thể và tác động của từ trường sẽ giúp cải thiện vòng tuần hoàn, tăng cường dòng chảy của máu và các vùng tổn thương không bị viêm.

Tổng hợp các phương pháp chữa đau thần kinh tọa ( Phần 2 ) 1

6. Kéo giãn cột sống thắt lưng chữa đau thần kinh tọa:

Phương pháp này sẽ giúp cho đĩa đệm trở lại vị trí cũ, giảm đau do giãn cơ, giải phóng các rễ thần kinh bị chèn ép. Ngoài ra nó còn điều chỉnh được sai lệch của các khớp đốt sống nữa. Có 2 phương pháp là kéo giãn cột sống thắt lưng và kéo giãn cột sống cổ. Còn chế độ kéo thì có kéo ngắt quãng, kéo giãn liên tục và kéo dưới nước. Tuy nhiên người bệnh nên kéo bằng cách đu xà đơn hoặc kéo bằng máy cũng được. Người bệnh cũng nên lưu ý các biến cố có thể xảy ra trong quá trình kéo giãn cột sống thắt lưng để có sự điều chỉnh cho hợp lý.

7. Thủy châm

Nó là phương pháp bơm thuốc vào huyệt để kích thích chữa bệnh. Mỗi huyệt vị cần đưa lượng thuốc vào từ 0,5-2 cc. Thời gian thì cứ 2 ngày thủy châm 1 lần, mỗi đợt làm từ 5-10 lần cũng được.

Người thực hiện thủy châm cần lưu ý khi đưa kim qua da thì không được thay đổi hướng đầu kim. Tiếp theo bơm thuốc dần dần để cho bệnh nhân cảm giác tưng tức và căng ở chỗ thủy châm và tuyệt đối không được vê kim như châm thường hoặc ngoái mũi kim. Trong khi thủy châm cần tránh thần kinh và gân ra, cũng như lượng thuốc đưa vào ngực và đầu cũng phải giảm so với những chỗ khác. Có một số phương pháp thủy châm như sau: Thủy châm đi từ sâu đến nông, hoặc ngược lại từ nông đến sâu, phương pháp thủy châm định vị, phương pháp thủy châm tiêm dưới da và tiêm bắp.

Thủy châm là mang lại hiệu quả chữa đau thần kinh tọa gấp đôi so với các phương pháp điều trị tây y hay đông y khác vì thuốc sẽ được tiêm vào đúng huyệt đạo. Ngoài ra thủy châm còn hạn chế được những ảnh hưởng xấu đến dạ dày của người bệnh. Tuy nhiên thủy châm cũng là con dao 2 lưỡi dễ gây tai biến cho người bệnh gọi là “ vựng châm “ nên bệnh nhân cần tìm đến những bác sĩ có nhiều kinh nghiệm để thực hiện.

Khi dùng thủy châm để chữa đau thần kinh tọa, bạn có thể sử dụng thêm các loại thuốc Methylcoban, Trivit, vitamin B12…là những thuốc bảo vệ dây thần kinh, dẫn truyền thần kinh, sinh tố nhóm B sẽ hỗ trợ hiệu quả điều trị khá tốt.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có nhiều sự lựa chọn phù hợp trong việc chữa đau thần kinh tọa. Dù là phương pháp nào bạn cũng nên đến cơ sở y tế có uy tín để các bác sĩ có chuyên môn cao thực hiện chứ không nên nhờ người có kỹ năng kém làm.

8. Các cách đơn giản khác

– Bạn có thể tập thể dục hoặc tìm một số bài tập đau thần kinh tọa để tăng cường sự dẻo dai, mềm mại của cột sống cũng như cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng.

Cách điều trị đau thần kinh tọa - Hiểu rõ để chữa bệnh nhanh hơn 3

– Ngồi làm, học đúng tư thế, 30- 45p phải đứng lên vận động đi lại

– Tránh làm việc nặng và bê mang vác không đúng tư thế.

– Uống thuốc Đông y để tăng cường sức khỏe và trị bệnh. Một số cây thuốc quanh ta có tác dụng chữa bệnh như: cây lông cu ly (cẩu tích), lá lốt, ngải cứu, cúc tần, hiêm thy…

Cách điều trị đau thần kinh tọa - Hiểu rõ để chữa bệnh nhanh hơn 4

– Khi bị đau nặng, bạn cần nghỉ ngơi tuyệt đối, nằm bất động trên giường tránh mọi di chuyển hoặc thay đổi tư thế làm căng dây thần kinh

– Nằm giường phẳng và cứng, tránh nằm đệm lò xo. Khi nằm nên nằm ngửa, hông và gối hơi gấp, nếu đau nhiều có thể nằm co chân.

Lưu ý: Nếu điều trị nội khoa sau 6 tháng mà không thuyên giảm hoặc có biến chứng liệt, teo cơ, rối loạn cơ tròn, đau dữ dội, tái phát nhiều lần thì phải phẫu thuật sớm. Nên đưa bệnh nhân tới bệnh viện chuyên ngành có các bác sĩ chuyên khoa để được làm phẫu thuật tốt nhất.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị đau thần kinh tọa khá đầy đủ. Hy vọng chúng sẽ giúp bạn phần nào trong việc điều trị căn bệnh nguy hiểm này.

Bài tập chữa đau thần kinh tọa hỗ trợ bệnh nhân điều trị bệnh rất tốt

Đau thần kinh tọa vẫn là cơn ác mộng đối với nam giới ở độ tuổi từ 30-60 . Người bệnh sẽ có cảm giác đau ở lưng và dọc 2 chân, gây nhiều bất lợi cho việc vận động, có lúc đi còn không vững. Ngoài việc điều trị bằng thuốc với vật lý trị liệu thì người bệnh cần phải tập thể dục thường xuyên kết hợp với vận động đúng tư thế mới mong đẩy lui được các cơn đau mãn tính. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến bạn các bài tập chữa đau thần kinh tọa hiệu quả để bạn tham khảo

1. Những bài tập chữa đau thần kinh tọa đơn giản, dễ tập:

-Bài 1: Người bệnh đứng vững sau đó cho chân mở rộng bằng vai. Tiếp theo cho tay đặt lên hông và xoay theo chiều từ trái qua phải và ngược lại để làm cơ bụng được thắt chặt. Mỗi lần xoay khoảng 5 lần. Đây là cách xoay mà ta vẫn thường thấy trong các bài tập aerobic

-Bài 2: Sử dụng một chiếc bàn hoặc ghế để làm điểm tựa. Sau đó người bệnh đứng thẳng, cho vai thả lỏng, hít vào thở ra đều đặn. Tiếp theo uốn cong đầu gối một cách từ từ tuy nhiên tránh tạo áp lực lên lưng và đầu gối. Động tác này có thể làm đi làm lại khoảng 10 lần.

-Bài 3: Người bệnh đứng chân rộng bằng vai, 2 bàn tay đặt nhẹ nhàng lên vai và xoay nhẹ bên phải một lúc rồi đổi bên trái.

Bài tập chữa đau thần kinh tọa hỗ trợ bệnh nhân điều trị bệnh rất tốt 1

2. Những bài tập chữa đau thần kinh tọa cần luyện tập nhiều hơn chút:

-Bài 1:

Chuẩn bị tư thế: Người bệnh nằm sấp, cột sống duỗi dài và tì người lên khuỷu tay. Cổ giữ thẳng và vai ra phía sau.

Động tác: Chống 2 bàn tay xuống và cong lưng ra sau, tiếp tục giữ cho cổ luôn thẳng. Lúc này cơ bụng sẽ từ từ cong ra trong khi uốn cong lưng. Người bệnh có thể thở ra trong khoảng 10 giây, sau đó trở lại tư thế lúc chuẩn bị. Tuy nhiên người bệnh nên lưu ý giữ nguyên hông và không ngửa cổ ra sau. Bài tập này nên tập khoảng 10 lần trong ngày.

-Bài 2:

Chuẩn bị tư thế: Người bệnh nằm ngửa trên sàn hoặc trên thảm. Đầu thì kê vào gối, 2 bàn chân để thẳng trên sàn nhà nhưng đầu gối của chân thì co gập vào.

Động tác: Gấp một đầu gối lên ngực và dùng 2 tay ôm lấy đầu gối. Sau đó kéo căng đầu gối tối đa có thể và giữ im tư thế đó trong khoảng nửa phút và thở sâu. Khi mỏi có thể đổi chân còn lại để tập. Ngày tập khoảng 3 lần. Bạn lưu ý không được để căng ngực, vai và cổ.

-Bài 3:

Tư thế chuẩn bị: Người bệnh nằm ngửa và đầu gối chân trái co gập vào, chân phải để bàn chân lên đùi trái ( giống như vắt chân chữ ngũ vậy ). Dưới đầu kê một cái gối phẳng nhỏ.

Động tác: cho 2 tay ôm lấy đùi trái và kéo về phía thân. Giữ cho hông thẳng và vùng xương cụt trên sàn nhà, mông bên phải của bạn sẽ cảm thấy căng. Trạng thái này nên giữ nguyên trong nửa phút. Trong quá trình tập bạn nên lưu ý không để xương cụt nhấc khỏi sản, quấn khăn quanh đùi nếu tay không giữ được và hông phải luôn giữ thẳng ( ở tư thế trung gian ). Ngày tập khoảng 3 lần.

-Bài 4:

Tư thế chuẩn bị: Người bệnh vẫn nằm ngửa, giữ cho 2 bàn chân thẳng và gấp đầu gối lại, 2 chân thẳng hông.

Động tác: Gấp 1 bên đầu gối về ngực, chân còn lại giơ lên cao và dùng 2 tay nắm lấy khuỷu chân còn lại. Cố gắng đưa khớp gối về phía người bệnh. Lưu ý không ấn lưng xuống sàn khi kéo căng và dừng lại ngay nếu thấy đau. Tư thế này giữ nguyên trong nửa phút, mỏi thì đổi chân và làm lại 3 lần trong ngày.

-Bài 5:

Tư thế chuẩn bị
Chuẩn bị một vật như bàn thấp ( của trẻ con ), bậc cầu thang hay ghế nhựa cũng được. Sau đó người bệnh đứng thẳng và đặt chân lên bậc cầu thang đó, giữ cho các ngón chân duỗi thẳng và cẳng chân thẳng.

Động tác: Người bệnh hơi cúi về phía trước nhưng lưng vẫn phải giữ thẳng. Giữ nguyên tư thế trong vòng nửa phút và hít thở sâu. Mỗi chân tập khoảng 3 lần.

-Bài 6:

Người bệnh nằm trên sàn, 2 tay giơ ngang tạo thành chữ T.

Tiếp theo 2 tay giữ nguyên vị trí và chụm 2 đầu gối và quay sang bên phải khoảng 60 giây.

Khi mỏi người bệnh có thể đổi sang chân còn lại. Bài tập này nên tập đi tập lại khoảng 10 lần là được.

-Bài 7:

Người bệnh quỳ xuống tạo góc vuông giữa cẳng chân và đùi.

Tiếp theo hạ toàn thân xuống, gập gối lại sao cho mông chạm vào gót chân. 2 tay giơ về phía trước và chạm xuống sàn nhà như đang lạy vậy. Bài tập này nên tập đi tập lại khoảng 10 lần là được.

3. 6 bài tập đau thần kinh tọa hiệu quả nhất chỉ mất 15 phút mỗi sáng.

Động tác căng cơ chân ngỗng

6 bài tập đau thần kinh tọa hiệu quả nhất chỉ mất 15 phút mỗi sáng. 1

Chuẩn bị một chiếc khăn, một bề mặt phẳng không bị lún

– Quấn khăn vào chân rồi nằm xuống

– Chân còn lại co 90 độ

– Chân quấn khăn giơ thẳng lên, đưa càng cao càng tốt. Giữ khoảng 20 giây.

– Lặp lại động tác này 4-5 lần.

Lưu ý: Khi giơ chân khỏi mặt giường khoảng 30 – 50 độ, bạn bắt đầu xuất hiện cơn đau từ vùng thắt lưng lan xuống gót chân và tới bàn chân thì chứng tỏ bạn đã bị thoát vị đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh nặng và nên ngừng động tác này ngay. Đồng thời, bạn nên tìm gặp bác sĩ chấn thương chỉnh hình hoặc ngoại thần kinh để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Động tác gập bụng một phần
6 bài tập đau thần kinh tọa hiệu quả nhất chỉ mất 15 phút mỗi sáng. 2

– Nằm ngửa, co hai chân 90 độ, hai tay đặt sau gáy.

– Gập người về phía chân sao cho xương bả vai nhấc lên khỏi mặt phẳng, giữ tư thế này khoảng 20s. Sau đó đặt người xuống nghỉ 5s và thực hiện tiếp.

– Lặp lại tư thế này 4- 5 lần.

Tránh gập bụng toàn phần vì nó tạo rất nhiều sức ép lên các đĩa đệm của cột sống gây đau dây thần kinh.

Động tác gối ngực

6 bài tập đau thần kinh tọa hiệu quả nhất chỉ mất 15 phút mỗi sáng. 3

– Nằm ngửa, co 2 chân 90 độ

– Một chân co về phía trước ngực, bàn chân vuông góc 90 độ. Để khoảng 20s rồi hạ chân xuống, đổi sang chân còn lại, thực hiện đúng như trước.

– Đổi chân và lặp lại tư thế 4-5 lần.

Động tác bắc cầu

6 bài tập đau thần kinh tọa hiệu quả nhất chỉ mất 15 phút mỗi sáng. 4

– Nằm ngửa, co hai chân 90 độ, hai tay để thẳng và sát mặt phẳng

– Nâng người lên để đầu gối, hông và vai tạo thành một đường thẳng, mũi bàn chân hướng lên và chống bằng gót

– Đặt người xuống nghỉ ngơi 5- 10s rồi lặp lại tư thế 4- 5 lần.

Động tác đẩy vai

6 bài tập đau thần kinh tọa hiệu quả nhất chỉ mất 15 phút mỗi sáng. 5

– Nằm sấp, để tay sát người, nâng nhẹ vai lên, giữ trong vòng 20 giây. Trong khi đó, khuỷu tay vẫn chống xuống mặt phẳng và cánh tay phải thẳng.

– Lặp lại tư thế 4- 5 lần.

Động tác giữ thăng bằng

6 bài tập đau thần kinh tọa hiệu quả nhất chỉ mất 15 phút mỗi sáng. 6

– Hai chân quỳ xuống, hai tay chống xuống mặt phẳng

– Duỗi thẳng một chân về phía sau song song với mặt bàn, bàn chân vuông góc 90 độ. Tiếp tục đưa tay đối diện với chân lên song song với mặt bàn. Giữ tư thế trong 20s.

– Lặp lại tư thế 4- 5 lần.

Hy vọng với 6 bài tập đau thần kinh tọa trên sẽ giúp bạn điều trị bệnh hiệu quả và sớm chấm dứt những cơn đau hành hạ bạn ngày đêm.

4. Ngoài các bài tập trên thì người bị đau thần kinh tọa khi ngủ cần lưu ý những điều gì ?

-Đặt một cái gối giữa 2 chân của bạn để giảm hết căng thẳng trên lưng.

-Tránh nằm ngủ sấp vì nó sẽ thổi phồng các kiến trúc lưng ở dưới và gia tăng các lực gây ra trên lưng.

-Tốt nhất người bệnh nên nằm thẳng lưng vì đây là phương pháp duy trì đường cong của lưng.

Những bài tập chữa đau thần kinh tọa trên chỉ phát huy tác dụng nếu như bạn thường xuyên luyện tập, không bỏ dở giữa chừng. Không những vậy các tư thế sai như mang vác vật nặng, ngồi gù lưng hay ngồi quá lâu cũng cần tránh để không làm cho bệnh nặng thêm.

Cách chữa bệnh đau thần kinh tọa phổ biến hiện nay

Để có thể điều trị bệnh đau thần kinh tọa thì người bệnh cần phải được phối hợp của nhiều phương pháp điều trị khác nhau  giữa y học hiện đại và y học cổ truyền. Bên cạnh đó là các phương pháp vật lý trị liệu cùng với một chế độ dùng thuốc, các bài tập thể dục thể thao để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh. Trong bài sẽ là những cách chữa đau thần kinh tọa bằng y học cổ truyền và vật lý trị liệu phổ biến hiện nay mang lại kết quả cao.

Cách chữa đau thần kinh tọa bằng vật lý trị liệu

Cách chữa bệnh đau thần kinh tọa phổ biến hiện nay 1

+ Châm cứu: Dùng phương pháp châm cứu tác động vào các huyệt tại khu vực vùng thắt lưng; mông; đùi; cẳng châ; gót chân. Cùng với đó là các huyệt trên toàn thân giúp bổ can thận; hành khí; hoạt huyết; thông kinh. Có một số huyệt cần tác động như: Đại trường du; Thận du; Thứ liêu; Hoàn khiêu; Ủy trung; Thừa sơn; Côn lôn;…

+  Nhĩ châm, diện châm, đầu châm: Một trong các phương pháp được ứng dụng để điều trị bệnh đau thần kinh tọa.

+ Xoa bóp bấm huyệt: Xoa xát; day; lăn; miết và bóp… gây tác động lên khu vực da và cơ ở thắt lưng; mông; đùi; cẳng chân; bàn chân với tác dụng giúp giãn cơ; giảm sự chèn ép và giảm đau nhức và cảm giác bị tê bì.

+ Dùng nhiệt để giãn cơ: các phương pháp như chiếu đèn hồng ngoại; đắp nến paraphin, … hoặc đơn giản chỉ là dùng nước ấm để chườm chỗ bị đau. Dùng muối rang, ngải cứu đem sao nóng đem chườm lên vị trí đau; tắm suối nước nóng và tắm bùn khoáng hỗ trợ rất tốt trong quá trình điều trị bệnh đau thần kinh tọa.

+ Dùng điện xung, sóng siêu âm, từ trường: nhằm tác dụng giúp giảm triệu chứng  đau của bệnh mang lại cho người bệnh.

+ Siêu âm trị liệu: giúp giảm triệu chứng đau

+ Kéo giãn cột sống bằng máy kéo giãn hoặc người bệnh tập đu xà đơn.

Chữa đau thần kinh tọa bằng thủy châm

– Thủy châm: Dùng các loại thuốc tăng dẫn truyền thần kinh để bảo vệ dây thần kinh, các loại sinh tố thuộc nhóm B truyền vào các huyệt với tác dụng tăng hiệu quả điều trị.

Với các phương pháp trên đây, cách chữa đau thần kinh tọa có những biện pháp cần tới sự hỗ trợ của thầy thuốc, kỹ thuật viên, nhưng cũng có thể tự thực hiện tại nhà. Bên cạnh đó, người bệnh nên sử dụng thêm các loại sản phẩm có chiết xuất từ thảo dược từ thiên nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh, giảm đau nhức, tê buốt, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh về sau.

3 bài thuốc nam chữa đau dây thần kinh tọa do sang chấn, cảm lạnh và ở thể mãn tính

Đau dây thần kinh tọa do chấn thương thường có triệu chứng: vùng thắt lưng bị đau dần dần lan xuống phía sau bộ phận đùi, mông hoặc chạy dọc theo phía ngoài, phía sau của cẳng chân. Bài thuốc chữa trị triệu chứng của bệnh do chấn thương có thành phần: huyết giác, lá móng tay, tô mộc, ngải cứu- mỗi vị thuốc 12 gram, củ nghệ 8 gram.

3 bài thuốc nam chữa đau dây thần kinh tọa do sang chấn, cảm lạnh và ở thể mãn tính 1

Thực hiện: sắc các vị thuốc cùng với 700ml nước đến khi nào còn khoảng 1 chén thì nhấc xuống. Sắc mỗi ngày 1 thang thuốc và sử dụng liên tục trong khoảng từ 7 đến 10 ngày.

Bài thuốc có tác dụng giảm đau, hoạt huyết và hóa ứ.

Bài thuốc chữa đau dây thần kinh tọa do cảm lạnh

Đau dây thần kinh tọa do cảm lạnh cũng sẽ có những triệu chứng tương tự như ở trên. Ngoài ra, bệnh nhân còn có dấu hiệu: cơn đau tăng dữ dội khi thời tiết thay đổi. Bài thuốc chữa trị chứng bệnh này bao gồm: cẩu tích 16 gram, rễ lá lốt, rễ cỏ xước, ráy sơn thục- mỗi vị thuốc 12 gram, quế chi, rễ cây kiến bò và vỏ quýt, quế chi- mỗi vị 8 gram.

Cách làm và sử dụng như sau: một thang thuốc được sắc cùng với 2 lần nước- khoảng 500ml nước/lần cho đến khi được 1 chén nước thuốc. Hòa 2 lần nước thuốc và chia thành 2 phần sử dụng trong ngày.

Bài thuốc có công dụng chính là: tán hàn, khu phong và hành khí, hoạt huyết.

Bài thuốc chữa đau dây thần kinh tọa giai đoạn mãn tính

3 bài thuốc nam chữa đau dây thần kinh tọa do sang chấn, cảm lạnh và ở thể mãn tính 2

Ở giai đoạn mãn tính, đau dây thần kinh tọa sẽ có các triệu chứng kết hợp giữa các tác nhân hàn, phong và thấp. Bài thuốc điều trị bệnh ở thời kỳ này sẽ có những vị thuốc và thành phần liều lượng khác so với 2 bài thuốc ở trên.

Thành phần vị thuốc chính: sinh địa 12 gram, đỗ trọng, phục linh, đảng sâm, bạch thược, đương quy- mỗi vị 8 gram, độc hoạt, tần giao, tang ký sinh, phòng phong, xuyên khung, ngưu tất- mỗi vị 4 gram, tế tân và cam thảo- mỗi vị 2 gram.

Cách làm và sử dụng: sắc các vị thuốc trên cùng với 700ml nước đến khi còn 1 chén. Thuốc được sắc uống hàng ngày và dùng liên tục từ 20 đến 50 thang. Hết 10 thang thì nghỉ khoảng 3 ngày thì mới sử dụng thuốc tiếp.

Bài thuốc có công dụng: tán hàn, trừ thấp, thông kinh mạch và bồi bổ can thận.

Đau dây thần kinh tọa ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng vận động và sức khỏe của bộ phận cột sống. Ngoài việc sử dụng bài thuốc Đông y, người bệnh nên bổ sung thêm các loại vitamin B1, B6 và B12 hoặc kết hợp với kỹ thuật thủy châm hay bấm huyệt nhằm giảm bớt mức độ đau nhức cũng như tăng cường thể chất, sức đề kháng của cơ thể

Trên đây tổng hợp các phương pháp và bài tập gồm các cách chữa đau thần kinh tọa phổ biến mà nhiều người bệnh đang áp dụng hiện nay. Bạn hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để biết thêm những phương pháp khác nhé.