Không chỉ bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh mà rất nhiều bài thuốc đông y chữa trị bệnh thoái hóa khớp gối sẽ không thể thiếu vị thuốc cam thảo. Vậy cam thảo là loại thảo dược như thế nào? Cách sử dụng ra sao?

Đặc điểm của cam thảo

Cam thảo là một loại cây thuốc quý, tên gọi khoa học là Glycyrhiza glabra. Đây là loại cây nằm trong họ đậu và có nguồn gốc ở vùng phía nam Châu Âu và một số quốc gia Châu Á. Rễ là bộ phận chủ yếu được thu hái để chiết xuất thanh các vị thuốc đông y. Cam thảo thuộc nhóm cây sống lâu năm cao từ 1m- 1,5m. Toàn bộ phần thân cây thường có lông. Hoa thường nở vào mùa hạ và mùa thu, có màu tím nhạt và giống như hình cánh bướm. Quả cam thảo cong giống hình lưỡi liềm rộng 6- 8cm, dài từ 3- 4cm, mặt quả nhiều lông và màu nâu đen. Trong mỗi quả sẽ có khoảng 8 hạt dẹt với đường kính từ 1,5mm- 2mmm màu xanh đen hoặc nâu xám, mặt bóng.

Công dụng của cam thảo trong bài thuốc chữa thoái hóa khớp gối 1

Công dụng của cam thảo

Cam thảo là loại cây thảo dược có vị ngọt. Thành phần các chất có trong cây này chủ yếu là: Glycyrrhetinic acid Glycyrrhizin, Isoliquitigrenin, Neoliquiritin, Liquiritigenin, Uralenic acid, Glycyrrhizin, Glycyrrhizic acid hay 18b-Glycyrrhetic acid…. Một số công dụng của cây cam thảo trong chữa trị các loại bệnh lý sẽ là:

Công dụng giải độc đối với các loại như: physostigmin, pilocarpin, acetylcholin, cloralhydrate, histamin hay barbituric…. Bên cạnh đó, nhờ có chứa những dưỡng chất có lợi nên cam thảo còn có khả năng kháng khuẩn. Thành phần chất kháng viêm chính là acid glycuronic và glycyricin. Cam thảo là loại thảo dược có hàm lượng độc tính cực thấp.

Bài thuốc đông y chữa thoái hóa khớp gối có thành phần cam thảo

Thoái hóa khớp gối là một trong nhiều bệnh lý xương khớp mà nhiều người mắc phải hiện nay. Điều trị các triệu chứng của bệnh bằng phương pháp đông y sẽ không thể thiếu bài thuốc độc hoạt tang ký sinh.

Bài thuốc bao gồm: độc hoạt, sinh địa, đảng sâm, đương quy, ngưu tất, đỗ trọng- mỗi vị thuốc 12 gram, tang ký sinh 16 gram, bạch thược, phòng phong và phục linh- mỗi vị 10 gram, xuyên khung, tần giao- mỗi vị 8 gram, tế tân, quế chi, cam thảo- mỗi vị 4 gram. Tất cả các vị thuốc được sắc để uống. Công dụng của bài thuốc đó là: bồi bổ gân xương, lưu thông khí huyết và loại bỏ tà khí giúp người bệnh được giảm đau, kháng viêm trong thời gian ngắn.

Cam thảo phát huy tác dụng tốt nhất khi được sử dụng đúng liều lượng và kết hợp với đúng vị thuốc. Mặc dù có độc tính rất thấp nhưng nếu dùng trong thời gian dài và không đúng cách sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe con người.