Cây cốt khí là loại cây thảo dược không thể thiếu trong những bài thuốc nam điều trị bệnh phong thấp. Vị thuốc này có công dụng chữa trị bệnh hiệu quả, an toàn và có thể áp dụng cho bệnh nhân tiền sử bị đau dạ dày, huyết áp, tim mạch hay tiểu đường.

Đặc điểm của cây cốt khí

Cây cốt khí hay được gọi tắt là cốt khí, tên gọi khoa học là: Fallopia japonica. Đây là một loại thảo dược nằm trong họ rau răm. Cây phân bố nhiều ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như: Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên…. Loại cây cốt khí dùng để chữa trị các triệu chứng của phong thấp thuộc họ Polygonaceae.

Cây có đặc điểm là: thân rỗng kèm theo mắt nổi lên rất dễ nhận biết. Bề ngoài của thân cây giống như các đoạn phân khúc của cây tre. Độ dài trung bình của cây cốt khí thường là từ 3 m đến 4 m. Lá cây giống hình ô van, bản rộng và phần gốc bị tù, dài từ 7 cm- 14 cm, mếp lá nguyên. Cây cốt khí có hoa nhỏ, màu trắng hoặc màu kem, thường mọc thành chùm thẳng đứng dài từ 6 cm- 15 cm. Mùa hoa cốt khi thường bắt đầu từ cuối hè đến đầu thu.

Đặc điểm và công dụng điều trị bệnh phong thấp của cây cốt khí 1

Công dụng điều trị bệnh của cây cốt khí

Bộ phận sử dụng làm thuốc chủ yếu của cây cốt khi là: củ và rễ hay còn gọi là cốt khí củ, điền thất, hổ trượng, nam hoàng cầm hoặc hoạt huyết đan. Theo quan niệm của Đông y, cốt khí cỏ có tính mát, vị ngọt đắng và có công dụng trừ thấp, khu phong, giảm đau, lợi tiểu, giải độc và hoạt huyết thông kinh. Chữa trị chứng bệnh phong thấp tê bại, chấn thương, ứ huyết và đau nhức gân xương….

2 bài thuốc điều trị bệnh phong thấp từ cây cốt khí

Dùng cây cốt khí để chữa trị bệnh phong thấp bằng 2 bài thuốc sau đây:

Bài thuốc 1: Cốt khí củ và đơn gối hạc- mỗi vị 12 gram, hy thiêm, cỏ xước- mỗi vị 8 gram, binh lang, uy tiên linh- mỗi vị 6 gram. Các vị thuốc được sao vàng sau đó sắc cùng với nước để uống. Thuốc được chia đều uống 2 lần/ngày và dùng 1 thang/ngày.

Bài thuốc 2: cốt khí củ, dây đau xương, cỏ xước, lá lốt- mỗi vị thuốc 12 gram, bồ bồ, mã đề, thảo nam- mỗi vị thuốc 8 gram, 6 gram quế chi. Sắc uống.

Ngoài việc sử dụng những bài thuốc với thành phần chính là cây cốt khí bạn nên kết hợp với các kỹ thuật xoa bóp bằng rượu nâm huyết giác hoặc quế chi. Ăn uống đầy đủ và rèn luyện thể dục thể thao điều độ là một giải pháp khác để điều trị bệnh đạt kết quả toàn diện.