Hiện nay có khoảng 3 triệu người bị đau cơ xó hóa mỗi năm, ở Mỹ chiếm khoảng 4% người dân bị mắc bệnh này, đặc biệt là những người trong độ tuổi 35-55. Trong đó tỷ lệ phụ nữ bị bệnh cao gấp 4 lần nam giới. Với con số thống kê cao như vậy thì hội chứng đau cơ xơ hóa cũng được coi là dạng bệnh xương khớp khá nguy hiểm. Vậy cụ thể đau cơ xơ hóa là gì? Tác nhân nào gây ra bệnh? Điều trị bệnh này có khó không? Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây:

1. Đau cơ xơ hóa là gì

Hội chứng đau cơ xơ hóa ( tên tiếng anh là fibromyalgia syndrome – FMS ) là tình trạng đau mãn tính ở dây chằng, cơ, gân và các phần mềm khác trên cơ thể. Nó xảy ra do sự rối loạn từ việc xử lý tín hiệu đau từ bộ não.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh:

Rối loạn giấc ngủ: người bị đau cơ xương hóa thường bị thiếu sóng chậm của giấc ngủ dẫn đến ảnh hưởng giai đoạn 4 của giấc ngủ.

Do di truyền: Có thể do đột biến gen ở trong các hệ thống như dopamine, serotonine, catecholamine.

Bất thường miễn dịch ( bệnh lý tự miễn ).

Nhiễm trùng, virus ( Epstein Barr Virus ): Bệnh đau cơ xơ hóa có thể bị nặng lên do các bệnh khác gây ra.

Các bệnh lý về thần kinh như Parkinson làm giảm quá trình tổng hợp và giải phóng dopamine, khiến dopamine bị giảm sút ở người bệnh cũng có thể làm cho bị đau cơ xơ hóa.

Stress: Người bệnh bị căng thẳng quá nhiều cũng có thể làm thay đổi lượng cortisone có trong cơ thể cũng như làm thay đổi chức năng của axit HPA khiến cơ thể bị đau kéo dài. Stress cũng có thể làm giảm sút hàm lượng hormone tăng trưởng ở bệnh nhân đau cơ xơ hóa, từ đó giảm các sản phẩm của hormone tăng trưởng trong sóng chậm của giấc ngủ và tạo ra những thay đổi ở vùng dưới đồi dẫn đến ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Chấn thương về tình cảm, thể chất: Ví dụ như bị tổn thương tình cảm hay phẫu thuật cũng có thể là nguyên nhân khiến người bệnh bị đau cơ xơ hóa.

3. Triệu chứng đi kèm:

Ngoài cảm giác đau nhức âm ỉ khắp cơ thể vào buổi sáng và buổi tối, người bệnh còn có thể bị các triệu chứng như sau:

Nhạy cảm với âm thanh chói và những mùi nồng, hắc mạnh.

Cơ thể mệt mỏi và uể oải.

Thường xuyên tiểu tiện

Hay bị mất ngủ

Khi ấn vào những khu vùng vai, cổ lưng, gáy…sẽ thấy đau nhói.

Đầy hơi, đau bụng dưới và buồn nôn.

Ngồi hay đứng hay bị căng cơ.

Táo bón, đi ngoài ra phân lỏng.

Cảm giác bồn chồn, lo lắng và hay căng thẳng.

Hay bị đãng trí, quên mất việc cần làm.

Đau cơ xơ hóa là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? 1

4. Chẩn đoán:

Hiện nay có thể chẩn đoán đau cơ xơ hóa thông qua xét nghiệm máu nếu như người bệnh đau trên 3 tháng không có nguyên nhân khác tác động vào, bao gồm:

Tốc độ lắng máu

Công thức máu toàn phần

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp.

Cách điều trị đau cơ xơ hóa:

5. Người bệnh có thể điều trị bằng những cách sau:

Dùng thuốc:

Thuốc chống động kinh như pregabalin (Lyrica) hay gabapentin ( Gralise, Neurontin ) vừa có tác dụng hỗ trợ điều trị động kinh cũng như giảm đau.

Dùng các loại thuốc giảm đau như naproxen sodium (Aleve), acetaminophen (Tylenol,…), tramadol (Conzip, Ultram), ibuprofen (Motrin IB, Advil…). Tuy nhiên bạn không nên dùng thuốc giảm đau gây nghiện vì nó có thể làm cho cơn đau cơ xơ hóa trầm trọng hơn.

Thuốc chống trầm cảm như amitriptyline, Duloxetine (Cymbalta), fluoxetine (Prozac), milnacipran (Savella)

Thuốc giãn cơ dùng với thuốc giảm đau cũng được: Mydocalm, Myonal, Contramyl…

Các phương pháp không dùng thuốc:

Tập thể dục sẽ giúp cho cơ bắp người bệnh luôn được khỏe mạnh

Một số phương pháp vật lý trị liệu cũng hỗ trợ điều trị rất tốt như: xoa bóp, nhiệt trị liệu, châm cứu, thủy trị liệu…

Bổ sung nhiều khoáng chất và vitamin để cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể và tăng cường hệ thống miễn dịch.

Thư giãn, vận động nhẹ nhàng, xoa bóp, chườm nóng tại chỗ, tắm ngâm nước nóng có tác dụng làm ổn định tâm lý của người bệnh cũng như làm giảm đau nhờ hoạt hóa hệ thống endorphin.

Kiểm tra thần kinh nếu thấy tối thiểu thâm hụt thần kinh thì cần đến đến một chuyên gia thần kinh và MRI

6. Cách phòng ngừa đau cơ xơ hóa

Ăn uống đủ chất, không uống cafe, rượu, bỏ hút thuốc lá.

Có gắng thư giãn hàng ngày, không nên để bản thân bị căng thẳng quá

Luyện tập thể dục thường xuyên sẽ giúp người bệnh giảm các triệu chứng do đau cơ xơ hóa gây ra.

Nếu như bạn thiếu ngủ thì sẽ làm cho bệnh đau cơ xơ hóa trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy bạn nên ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe.

Bệnh đau cơ xơ hóa không phải là bệnh dễ dàng điều trị. Các loại thuốc mà chúng tôi tư vấn phía trên chỉ giảm đi phần nào sự mệt mỏi hay các triệu chứng đi kèm. Vì vậy ngoài việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh cần phải kết hợp với tập thể dục cũng như sinh hoạt khoa học. Tốt nhất khi thấy có các triệu chứng như đau, mệt mỏi đi kèm với nhức đầu, trầm cảm thì bạn hãy đến các cơ sở y tế để được tư vấn khám chữa kịp thời.