Với những người hay phải làm việc nặng nhọc như công nhân, vận động viên cử tạ, thợ mỏ...thì bệnh đau dây thần kinh tọa như là cơn ác mộng với họ vậy. Nó làm cho con người cảm thấy vô cùng đau nhức ở lưng và đi lại không vững vàng. Nếu bạn đang phân vân không biết liệu mình có nguy cơ bị đau thần kinh tọa hay không, và phương hướng điều trị ra sao?

Đau dây thần kinh tọa có triệu chứng đau lan từ thắt lưng xuống mông, chân gây teo cơ, tê liệt. Đây là một bệnh không nguy hiểm cho tính mạng nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, đi lại, thường gặp ở độ tuổi trên 30 và dưới 60, những đối tượng phải ngồi lâu một tư thế, làm việc nặng…Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về căn bệnh này cũng như cách điều trị đau thần kinh tọa kịp thời, tránh xảy ra biến chứng.

Đau dây thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân,triệu chứng,cách chữa bệnh

1. Bệnh đau thần kinh tọa là gì

Trong cơ thể con người thì dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất đi xuyên qua lỗ trống ở phần đốt sống cụt và chi phối các cơ lưng và cơ chân. Chính lỗ trống ở phần đốt sống cụt bị thu hẹp nên làm cho dây thần kinh tọa bị đè nén và làm đau. Và tình trạng đau dây thần kinh chạy dài qua mông xuống bắp đùi, xuống đến bắp chân và bàn chân gọi là bệnh thần kinh tọa.

Đau dây thần kinh tọa là dây thần kinh chạy dọc cơ thể, chi phối các động tác của cổ, thân, tay, chân nhịp nhàng, đi đứng dễ dàng. Y học thường chia dây làm nhiều đoạn như L5, S1…để phân biệt vị trí đau chính xác của bệnh nhân.

Dây thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đau thần kinh tọa 1

2. Nguyên nhân của bệnh đau dây thần kinh tọa

-Thoát vị đĩa đệm : là tình trạng đĩa đệm không còn mềm mại để giảm sóc cho cột sống nữa mà sẽ bị khô, vòng sụn bị rạn nứt, xơ hóa. Khi cột sống của con người bị tác động một lực mạnh, ví dụ như khi cúi xuống để nâng một vật nặng nào đó chẳng hạn thì nhân bên trong đĩa đệm sẽ thoát ra chui vào ống sống, chèn ép vào rê thần kinh gây ra đau thần kinh tọa.

-Do khối u cột sống ngày càng to lên và chèn vào dây thần kinh và tủy sống

-Đốt sống bị ảnh hưởng do bị nhiễm trùng, viêm cơ hoặc chấn thương từ môi trường bên ngoài.

-Chứng hẹp xương sống ( hẹp ống cột sống )

-Áp se cột sống

-Dị tật bẩm sinh ( ví dụ như gai cột sống )

-Xương chậu hoặc xương hông bị nứt, gãy

– Thoát vị đĩa đệm thắt lưng

– Tổn thương thực thể khác ở vùng thắt lưng (dị dạng bẩm sinh, chấn thương, thoái hóa cột sống thắt lưng, u, viêm cột sống dính khớp, viêm đốt sống do nhiễm khuẩn)

– Viêm rễ thần kinh toạ do ngộ độc

– Bướu gây chèn ép đường đi rễ thần kinh tọa

– Hẹp ống sống thắt lưng

– Bệnh lý rễ thần kinh do đái tháo đường

– Lao cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh toạ…

Dây thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đau thần kinh tọa 2

Đau dây thần kinh tọa chính là hội chứng thần kinh với đặc điểm chủ yếu là bị đau dọc theo lộ trình của dây thần kinh tọa cũng như các nhánh của dây thần kinh này. Nguyên nhân gây bệnh là các tổn thương ở cột sống thắt lưng như:

+ Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân gặp nhiều nhất và thường gẫn tới bệnh đau dây thần kinh tọa.

+ Các sự bất thường của cột sống thắt lưng cùng: Có một số trường hợp người bị đau dây thần kinh tọa do bị dị tật bẩm sinh; do bị viêm nhiễm tại chỗ; di căn cột sống…

+ Nguyên nhân từ ống sống: Các bệnh u tủy; u màng tủy; bị áp xe ngoài màng cứng tại khu vực thắt lưng; viêm màng nhện tủy khu trú… gây ra bệnh đau thần kinh tọa.

+ Nguyên nhân khác, thường rất khó chẩn đoán và chỉ có thể xác định được khi tiến hành phẫu thuật như: dãn tĩnh mạch quanh rễ; phì dây chằng vàng; dãn tĩnh mạch màng cứng; rễ thần kinh thắt lưng L5, S1 to hơn so với bình thường.

– Do bị thoát vị đĩa đệm, theo thời gian thì đĩa đệm bị tổn thương, đĩa đệm bị thoát ra ngoài sẽ chèn vào rễ dây thần kinh hông.

– Bị hẹp cột sống: Khi cột sống của bạnh bị hẹp, tạo áp lực lên dây thần kinh hông. Trường hợp này thường xảy ra chủ yếu ở người trong độ tuổi từ 60 trở lên.

– Do khôi u cột sống: Đây là một trong những trường hợp rất hiếm gặp. Khi khối u phát triển sẽ gây áp lực lên dây thần kinh và tủy sống.

– Do bị chấn thương hoặc nhiễm trùng: Một số nguyên nhân gây đau thần kinh tọa bao gồm: bị viêm cơ; bị nhiễm trùng; bị chấn thương từ chính môi trường bên ngoài ảnh hưởn tới đốt sống. Trong một số trường hợp đặc biệt thì không có một nguyên nhân cụ thể nào.

Tổng quan về bệnh đau thần kinh tọa để có hướng điều trị hiệu quả 1

3. Triệu chứng bệnh đau dây thần kinh tọa

-Hai chân và sống lưng có cảm giác tê râm ran, chân đi không vững. Thậm chỉ tùy theo rễ thần kinh bị ảnh hưởng mà người bệnh không thể nhấc được mũi chân hay gót chân. Tiếp theo các cơ mông, đùi, chẳng chân cũng bị đau. Thường thì 60% bệnh nhân đau thần kinh tọa sẽ bị đau ở bên trái, 25% bên phải và 15% bị ở cả 2 bên.

-Có cảm giác khác lạ tại vị trí dây thần kinh tọa

-Đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, về đêm đau càng tăng. Chỗ đau tương ứng có cảm giác như bị kiến cắn, kim châm, thậm chí đau tới mức người bệnh phải nằm vẹo về một bên cho bớt đau

-Khó chịu và đau đớn tại lưng sau đó lan xuống mông và chân theo đúng đường dây thần kinh tọa. Cơn đau sẽ kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày.

– Nếu bị tổn thương dây thần kinh tọa S1, bạn sẽ thấy đau ngang thắt lưng, đau xuống mông và lan xuống đầu gối, sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân.

– Nếu bị tổn thương dây thần kinh L5, bạn sẽ bị đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống ngoài động mạch cẳng chân tới tận ngón chân út.

– Nếu bạn đau từ thắt lưng tới phía trên đầu gối thì bạn bị bệnh thần kinh tọa trên (thần kinh hông)

– Nếu đau từ thắt lưng đến mắt cá ngoài bàn chân thì bị thần kinh tọa dưới.

Ngoài ra, bạn còn bị kèm một số biểu hiện sau:

– Đau nhói lưng khi cười, hắt xì hơi, ho.

– Ngủ dậy thường thấy cột sống bị cứng. Khi ngiêng người, cúi xuống hay dịch chuyển cũng bị đau.

– Đau lệch bên trái hoặc phải, đau giữa cột sống.

– Đứng lâu, ngồi nhiều cũng đau.

– Có thể teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên chân đau nếu để đau kéo dài. Khi bệnh nặng, chân tê bì mất cảm giác, có thể đại tiểu tiện không tự chủ.

Khi bị bệnh đau dây thần kinh tọa, người bệnh thường gặp phải một số các triệu chứng như sau:

+ Bị đau phần thắt lưng kèm đau lan dọc xuống chi dưới theo đường đi của dây tọa. Các cơn đau thường xuất hiện một cách đột ngột sau khi người bệnh gắng sức hoặc bị sang chấn vùng thắt lưng, bị bước hụt do bị thoát vị đĩa đệm.

+ Bị đau âm ỉ hoặc đau dạng cấp tính với các cơn đau tăng lên khi người bệnh gắng sức, thay đổi tư thế hoặc bị ho; hắt hơi. Vào ban đêm, người bệnh sẽ có xu hướng bị đau nặng hơn.

+ Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như: có cảm giác như bị kiến bò tại bên bị bệnh, thấy tê nóng và đau rát như dao đâm…

+ Người bệnh đau dây thần kinh tọa khi đi sẽ có một bên lành hạ thấp và vẹo người về bên không bị đau. Khi đứng thì bên chân bị đau có xu hướng hơi co lên, tay chống vào mạn sườn hoặc đầu gối ở bên đau.

4. Biến chứng của bệnh đau thần kinh tọa:

-Dây thần kinh tọa có thể bị tổn thương vĩnh viễn dẫn đến teo cơ, tê mỏi và liệt một bên chân

-Một số trường hợp có thể tự khỏi đau thần kinh tọa mà không cần điều trị

-Vì một số hoạt động như cúi người khom lưng không được nên sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sinh hoạt cá nhân.

Nguyên nhân gây bệnh đau dây thần kinh tọa và phương pháp điều trị 1

5. Cách chữa trị bệnh đau dây thần kinh tọa

Có thể dùng cả phương pháp hiện đại lẫn cổ truyền để điều trị. Với phương pháp hiện đại có thể chiếu tia hồng ngoại, sóng ngắn hay điện dẫn thuốc lên vùng cột sống thắt lưng làm giảm đau và giúp các cơ không bị co cứng.

Bệnh nhân có thể tiêm ngoài màng cứng bằng hydrocortison và kết hợp dùng các loại thuốc giảm đau như: efferal-gan codein, paracetamol, di-antalvic. Thuốc chống viêm tilcotil, voltarel, mobic…Hoặc sử dụng thuốc giãn cơ như decontractyl, mydocalm, myonal…

Phương pháp cổ truyền: Bệnh nhân có thể tắm bùn và đắp bùn, tắm cát, điều trị bằng bùn biển, nước biển hay rêu, tắm suối khoáng. Ngoài ra còn có thể châm cứu, xoa bóp, ấn huyệt hay thủy châm để giảm đau thần kinh tọa.

Trong nhiều năm gần đây, bệnh đau dây thần kinh tọa còn có thể điều trị bằng laser giảm đau rất hiệu quả. Những trường hợp điều trị nội khoa 6 tháng mà không khỏi thì bắt buộc phải phẫu thuật.

Trong quá trình điều trị cần giữ cho tư thế người luôn thẳng đứng. Nếu phải ngồi lâu thì nên tập thể dục thường xuyên.

Dây thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đau thần kinh tọa 3

– Bạn có thể tập thể dục hoặc tìm một số bài tập đau thần kinh tọa để tăng cường sự dẻo dai, mềm mại của cột sống cũng như cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng.

– Ngồi làm, học đúng tư thế, 30- 45p phải đứng lên vận động đi lại

– Tránh làm việc nặng và bê mang vác không đúng tư thế.

– Không nằm đệm lò xo

– Uống thuốc Đông y để tăng cường sức khỏe và trị bệnh. Một số cây thuốc quanh ta có tác dụng chữa bệnh như: cây lông cu ly (cẩu tích), lá lốt, ngải cứu, cúc tần, hiêm thy…

Cách điều trị đau thần kinh tọa khi bị đau nặng: bạn cần nghỉ ngơi tuyệt đối, nằm bất động trên giường tránh mọi di chuyển hoặc thay đổi tư thế làm căng dây thần kinh. Bệnh nhân nằm trên giường phẳng và cứng, nằm ngửa, hông và gối hơi gấp, nếu đau nhiều có thể nằm co chân. Nếu được chỉ định chính xác, điều trị bảo tồn đúng mức thì hầu hết bệnh nhân sẽ hồi phục. Tuy nhiên, khi điều trị nội khoa không đỡ sau 6 tháng; hoặc có biến chứng liệt, teo cơ, rối loạn cơ tròn; bệnh nhân đau dữ dội, đau tái phát nhiều lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và lao động thì phải phẫu thuật sớm. Chỉ định phẫu thuật cần phải xem xét thận trọng, kết hợp với phương pháp phẫu thuật tốt và kỹ thuật mổ tốt mới đem lại kết quả tốt nhất.

Để điều trị bệnh đau thần kinh tọa một cách hiệu quả nên phối hợp giữa hai phương pháp hiện đại và y học cổ truyền. Đồng thời nên áp dụng kỹ thuật vật lý trị liệu phục hồi chức năng cũng như một số bài tập thể dục đơn giản vừa sức để có thể đem lại hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị.

Việc điều trị đạt hiểu quả tốt nhất bạn nên thăm khám trực tiếp để bác sĩ chuyên khoa xác định đúng tình trangj bệnh cũng như thể chất của người bệnh. Từ đó để đưa ra phác đồ điều trị và liệu trình thuốc phù hợp.

Bệnh đau thần kinh tọa hiện nay có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Khi bệnh không được phát hiện và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người bệnh, thậm chí đem lại các biến chứng nguy hiểm. Bởi thế, việc phòng ngừa bệnh này là điều vô cùng quan trọng và cần thiết để giúp bạn hạn chế được mức thấp nhất bệnh có thể xảy ra.

6. Biện pháp phòng ngừa:

-Nếu bạn bị đau thắt lưng thì tránh làm việc nặng hoặc tham gia các môn thể thao phải vận động nhiều như bóng chuyền, golf, tennis…

-Khi đi lại phải đi thẳng lưng, mặt nhìn thẳng về phía trước chứ không được khom lưng.

-Để giúp cơ thể tăng cường độ dẻo dai, co giãn thì cần tập thể dục thường xuyên để tăng cường sự khỏe mạnh của cơ bụng, cơ lưng quanh cột sống.

-Chọn đệm đúng loại để nằm, không nên chọn đệm quá dày hay đệm lò xo dễ ảnh hưởng đến cột sống.

-Ví tiền nên để ở đằng trước, không nên để ở đằng sau mông.

-Đứng ngồi một chỗ cũng là điều không tốt.

-Nếu phải mang đồ vật thì phải chia đều trọng lượng cho 2 bên vai của cơ thể. Nếu phải cúi xuống để lấy đồ vật thì vẫn phải giữ lưng cho thẳng, 2 chân gập lại giống như tư thế ngồi xổm vậy và lấy đồ vật từ từ ở dưới.

-Khi ngồi trên ghế thì phải cho bàn chân đặt phẳng trên sàn nhà và khung xương chậu tựa vào ghế để từ hông trở lên được thẳng, góc của khớp háng bằng với góc đầu gối.

+ Nên uy trì trọng lượng cơ thể tại mức thích hợp, tránh tình trạng thừa cân và béo phì. Khi trọng lượng cơ thể tăng cao sẽ khiến cho xương của bạn phải chịu một lực lớn. Điều này đồng nghĩa với việc tốc độ thoái hóa của xương và khớp xương sẽ tăng lên. Đối với những người trong độ tuổi trung niên hoặc những người cao tuổi thì càng cần phải kiểm soát cân nặng bởi khi có tuổi thì hệ thống xương thường gòn hơn, dễ bị thoái hóa hơn bao giờ hết.

+ Chế độ ăn uống lành mạnh: Nên đa dạng các loại thức ăn và ăn nhiều loại rau có màu xanh đậm giúp tăng cương chất xơ từ các loại rau và hoa quả. Từ đó giúp giảm bớt chất béo bão hòa trong khẩu phần ăn.

+ Người bị bệnh đau thần kinh tọa nên lưu ý không để mình rơi vào tình trạng căng thẳng kéo dài và thường xuyên. Nên học cách tự thư giãn tinh thần. Khi tinh thần bị căng thẳng sẽ khiến cho thần kinh bị quá tải. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây đau thần kinh tọa.

+ Tập thể dục thường xuyên mỗi ngày. Nên tham gia các hoạt động như bơi lội và đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày. Trung bình 4 – 5 lầm/ tuần. Đây là điều các bác sĩ khuyến cao nên thực hiện để phòng ngừa bệnh đau thần kinh tọa. Đồng thời, việc tập thể dục đều đặn cũng sẽ giúp tăng cường sức khỏe, giúp cơ thể của bạn có khả năng chống chọi lại với các loại bệnh tật khác.

+ Tránh thức hiện các động tác và tư thế ngồi gây hại, tổn thương cho hệ xương như: ngồi và đặc toàn bộ trọng lực cơ thể xuống mông; ngồi vắt chân nọ lên chân kia sẽ gây ảnh hưởng tới vùng xương ở lưng và chân. Các động tác này dễ khiến bạn bị đau thần kinh tọa. Khi làm việc với máy tính, lưu ý nên điều chỉnh ghế sao cho chân bằng phẳng trên sàn nhà, cánh tay để trên bàn của bạn hoặc trên tay của ghế, cùng với đó khuỷu tay cong một góc tại bên phải.

+ Trong khi di chuyển những vật nặng bằng cách kéo; mang vác; cầm thì tốt nhất nên chú ý phân phối trọng lượng cơ thể đều đặn ở cả hai mặt của cơ thể. Điều này sẽ giúp giảm sức nặng quá mức đè lên một vị trí của xương.

Khi thực hiện tốt các quy tắc trên thì bạn đã có thể hạn chế được một cách tốt nhất, hữu hiệu nhất cho những nguy cơ của bệnh đau thần kinh tọa.

7. Các đối tượng dễ mắc bệnh

+ Bệnh đau dây thần kinh tọa thường gặp ở mọi lứa tuổi cả nam và nữ. Tuy nhiên, đối tượng thường gặp nhất là ở lứa tuổi từ 30 – 60 tuổi, nam giới thường mắc nhiều hơn nữ giới. Người lao động chân tay nặng nhọc hàng ngày thường hay mắc bệnh này. Do quá trình mang vác và lao động nặng trong tư thể sai, gây gò bó, bị rung xóc, chấn thương; thay đổi tư thế và động tác một cách đột ngột là yếu tố thường xuyên nhất làm bệnh khởi phát. Bên cạnh đó, yếu tố về tâm lý cũng đóng một vai trog nhất định thúc đẩy xuất hiện và phát triển bệnh.

+ Một số đối tượng hoạt động trong một số lĩnh vực nghề nghiệp đặc biệt, có tư thế làm việc gò bó như: ngồi và đứng nhiều đối với công nhân bốc vác; nghệ sĩ xiếc/ba lê; cử tạ; thể thao… Tất cả các đối tượng này đều dễ xuất hiện bệnh và tại phát bệnh nhiều hơn đối tượng khác.

Giới thiệu phương pháp trị đau thần kinh tọa bằng phương pháp diện chẩn

Từ trước đến giờ chúng tôi đã giới thiệu đến bạn khá nhiều phương pháp chữa đau thần kinh tọa, Tây y có, Đông y có, và ít nhiều các bạn cũng nghe về các phương pháp này. Ở bài viết này chúng tôi xin giới thiệu đến bạn cách chữa đau thần kinh tọa bằng phương pháp diện chẩn. Nghe có vẻ mới lạ phải không nào, liệu nó có tốt hơn những phương pháp trước đây hay không, chúng ta sẽ biết thêm qua bài viết dưới đây.

1. Phương pháp diện chẩn là gì?

Phương pháp diện chẩn nghe có vẻ lạ nhưng thực tế nó là sự kết hợp giữa y học dân gian, đông y cổ truyền và y học hiện đại. Nó là phương pháp phán đoán ở vùng da, mắt và toàn thân bằng cách tác động lên các huyệt đạo trên cơ thể người.

2. Phương pháp diện chẩn trị đau thần kinh tọa có được đánh giá cao?

Nó được đánh giá là biện pháp hỗ trợ có hiệu quả tương đương với vật lý trị liệu, xoa bóp hay châm cứu…Liệu pháp này chưa thể tác động vào sâu cơ địa bên trong cơ thể con người nên nó chỉ có thể làm giảm được các triệu chứng của đau thần kinh tọa. Cho nên vẫn phải dùng các phương pháp khác nếu muốn chữa trị dứt điểm. Vì vậy người bệnh nên uống thêm thuốc đúng theo toa mà bác sĩ đã kê, đồng thời thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sự chắc khỏe của xương khớp.

3. Dùng phương pháp diện chẩn để chữa đau thần kinh tọa như thế nào?

Phương pháp này có nguồn gốc từ Đông y nên các thủ thuật như bấm huyệt hay day ấn cũng từ Đông y mà ra và kết hợp cùng nhiều phương pháp khác. Việc xoa bóp hay day ấn này mục đích giảm các triệu chứng của bệnh.

Việc chẩn đoán chủ yếu qua màu sắc của mặt và màu sắc của da để có phương hướng điều trị đúng nhất.

Các bước làm sẽ như sau:

-Để phản chiếu ngoại vi trên khuôn mặt thì ta cần khai thông các huyệt đạo bằng cách lăn khắp mặt, có thể cào đầu bên phải và bên trái nhưng bên phải làm nhiều hơn.

-Nâng cao thể lực bằng cách dùng bộ bổ âm huyết 22- 127- 63- 37- 19- 39- 1- 290- 0. Có thể day thêm khoảng 3 lần nữa.

-Day vào các huyệt:87- 210- 5- 143- 174 theo đúng phác đồ điều trị thần kinh tọa.

-Cuối cùng là day vào các huyệt 124- 34- 50- 61- 16- 127- 74- 64- 85 để chống co giật, ổn định thần kinh, giúp giảm đau và thư gân hoạt lạc.

Để phương pháp diện chẩn đạt hiệu quả tối đa, bạn có thể kết hợp với 1 số phương pháp như:

-Ăn rau cần tây

-Sao vàng ngải cứu rồi chườm lên chỗ đau thần kinh tọa.

-Ngồi thiền, tập yoga 1 lúc để có thể cảm thấy thoải mái.

Giới thiệu phương pháp trị đau thần kinh tọa bằng phương pháp diện chẩn 1

4. Ngoài điều trị bằng phương pháp diện chẩn, người bệnh cần phải lưu ý phòng ngừa như sau:

-Đau thần kinh tọa có thể do người bệnh nằm trên nệm có độ trũng nhiều, làm cho cột sống lưng không được nâng đỡ. Tốt nhất bệnh nhân nên nằm ngửa, người luôn nằm thẳng, dưới đầu kê gối không quá cao và dưới phần khoeo chân phải kê một chiếc gối nhỏ.

-Hạn chế tập các động tác xoay trở mạnh trong thể thao ví dụ như chơi bóng rổ, tennis, cầu lông…Người bệnh cũng nên tập các môn thể dục thường xuyên như đạp xe đạp, tập bơi để củng cố vững chắc cơ lưng và cơ bụng.

-Không dùng bia, rượu, thuốc lá…nói tóm lại là các chất kích thích cũng không tốt cho bệnh xương khớp.

-Với người lao động chân tay như nông dân chẳng hạn thì trước khi bắt đầu cầm dụng cụ cuốc xẻng thì nên chọn điểm tì ở đầu gối, sau đó bước 1 chân lên cao và trùng gối xuống để tạo ra tư thế vững chắc và giúp giảm áp lực cho phần thắt lưng.

-Đối với vận động viên hãy lưu ý trước khi vào thi đấu thì phải khỏi động hoặc làm nóng người đã.

-Người béo phì, thừa cân thì phải chăm chỉ áp dụng các bài tập giảm cân.

-Với dân văn phòng hay ngồi làm việc lâu thì không nên ngồi làm việc quá lâu. Nếu cảm thấy mỏi thì có thể đứng lên đi lại hoặc thay đổi tư thế thường xuyên để các khớp được vận động thoải mái. Khi ngồi làm việc thì giữ cho lưng luôn thẳng. Nên kê thêm gối sau để lưng được thẳng, làm việc cho thoải mái.

-Bổ sung chế độ dinh dưỡng nhiều canxi, chất xơ, và rau quả nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B và nên uống nhiều nước.

-Nếu như phải đứng qua lâu ( ví dụ như đứng trên xe buýt ) thì có thể chọn điểm tì nào đó gần bên hoặc 1 cái ghế nhỏ để kê chân lên cao, giúp giảm áp lực dây thần kinh xương khớp.

-Phụ nữ nếu như không cần thiết thì không nên đi giày cao gót.

-Hạn chế mang vác vật nặng. Bất đắc dĩ phải mang thì có thể ngồi xổm xuống rồi dùng sức của cơ chân để bẩy vật nặng đó lên thay vì phải dùng cơ lưng. Khi mang vác vật nặng phải chia đều trọng lượng ra 2 bên cơ thể ví dụ như gánh nước hay mang cặp sách chẳng hạn ( tốt nhất nên mang balo có 2 quai )

Giới thiệu cách trị đau thần kinh tọa bằng thuốc nam đơn giản

Ngoài những phương pháp điều trị tốn kém, ở bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn phương pháp chữa đau thần kinh tọa vô cùng hiệu quả mà không hề tốn kém đó là chữa đau thần kinh tọa bằng thuốc nam.

1. Đau thần kinh tọa tác động đến những lứa tuổi nào?

Khi về già, vòng sụn bên ngoài đĩa đệm có biểu hiện bị xơ hóa, còn đĩa đệm mất đi sự mềm mại, nhân đĩa đệm bên trong có thể bị khô. Những người thường xuyên cúi xuống để nâng đồ vật như nhân viên giao nhận hàng, vận động viên cử tạ có thể làm cho nhân nhầy thoát vị ra ngoài thông qua chỗ bị rách của đĩa đệm, sau đó chui vào các ống sống và chèn ép vào các rễ thần kinh, hình thành các cơn đau thần kinh tọa, lúc đó chỉ cần có tác động nhẹ vào cũng có thể bị chấn thương.

Bệnh này không chừa một ai hay gặp nhất ở những người hay phải lao động nặng, hoặc có tiền sử mắc bệnh xương khớp đặc biệt là nam giới từ 30-60 tuổi.

Những người bị một số bệnh như thoái hóa cột sống thắt lưng, gai đôi cột sống, viêm đốt sống do nhiễm khuẩn, viêm cột sống dính khớp… cũng có nguy cơ cao bị đau thần kinh tọa.

Bạn cũng không nên chủ quan vì bệnh này cũng có thể xảy ra ở những người trẻ, thường từ 20-40 tuổi. Chỉ cần làm việc sai tư thế hoặc vận động mạnh khiến cơ thể bị chấn thương thì dù bạn ở độ tuổi nào cũng là đích đến của căn bệnh này.

Người bệnh sẽ có các biểu hiện như khi ngồi sẽ có cảm giác đau chân phải hoặc chân trái, đôi lúc có cảm giác như bị giãn cơ, nhiều lúc không thể ngồi xuống để tay có thể chạm vào ngón chân. Nguyên nhân có thể là hậu quả từ viêm ngoài màng cứng, hư đĩa đệm, hẹp lỗ gian đốt sống, thoát vị đĩa đệm…hoặc do bị hẹp ống sống nguyên phát. Các triệu chứng có thể đi kèm với đau thắt lưng, hắt hơi, đau nặng khi vận động.

2. Biến chứng đau thần kinh tọa:

-Người bệnh sẽ bị mất cảm giác khi đi vệ sinh, chân tay tê bì, các chi mất hoàn toàn cảm giác. Nhiều lúc người bệnh bị đau đến mức không thể cử động được và phải nằm nghiêng sang 1 bên.

-Các cơn đau về sau sẽ đau mạnh và tần suất cũng nhiều hơn. Ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.

-Người bệnh bị tích mỡ ở bàng quang, có nguy cơ bị vẹo cột sống, có thể dẫn đến tàn phế.

-Các cơn đau có thể khiến người bệnh hay cáu gắt, gặp phải tình trạng mất ngủ thường xuyên.

-Về sau người bệnh còn có thể bị tổn thương ở cẳng chân (khoảng 60% bị đau bên trái, 25% đau bên phải )và bị teo cơ mông.

3. Khi điều trị đau thần kinh tọa thì người bệnh cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

-Có thể dùng nhiều phương pháp đông tây y kết hợp để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

-Người bệnh không nên vận động mạnh cũng như phải nghỉ ngơi thật nhiều trong giai đoạn cấp tính. Để tránh các cơ bị co cứng thì không nên dùng phương pháp xoa bóp bấm huyệt, châm cứu hay điện châm.

-Các giai đoạn sau này để tránh bị rối loạn dinh dưỡng cũng như bị teo cơ thì người bệnh cần vận động nhẹ nhàng.

Giới thiệu cách trị đau thần kinh tọa bằng thuốc nam đơn giản 1

4. Các bài thuốc nam trị đau thần kinh tọa

-Bài số 1: Trị đau thần kinh tọa do cảm lạnh

Triệu chứng: mỗi khi trời chuyển sang lạnh thì người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức nhối. Nhưng khi được chườm ấm thì cơn đau sẽ dần tan biến.

Chuẩn bị vị thuốc như sau: ráy sơn thục, rễ lá lốt và rễ cỏ xước mỗi loại 12g, cẩu tích 16g, vỏ quýt, quế chi, rễ cây kiến cò, ngải cứu mỗi loại 8g.

Cách dùng: ngày sắc 2 lần, mỗi lần khoảng nửa lít khi còn 1 chén thì có thể pha thêm chút nước rồi uống.

Bài thuốc này có tác dụng khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết.

-Bài số 2: Đau thần kinh tọa do người bệnh bị chấn thương.

Triệu chứng: Người bệnh bị đau từ lưng rồi lan xuống mông và đùi, cuối cùng lan ra phía ngoài cẳng chân.

Chuẩn bị các vị thuốc như sau: 8g củ nghệ, lá móng tay, huyết giác, ngải cứu và tô mộc mỗi loại 12g.

Cách dùng: Sắc khoảng 800ml đến khi còn lại 1 chén thuốc thì uống liên tục trong khoảng 2 tuần sẽ thấy công hiệu.

Bài thuốc này có tác dụng giảm đau, hoạt huyết và không bị ứ tắc.

-Bài số 3: Người bệnh bị đau thần kinh tọa mãn tính

Chuẩn bị các vị thuốc như sau: phục linh, đỗ trọng, đương quy, đảng sâm, bạch thược mỗi loại 4g. 12g sinh địa. Tần giao, độc hoạt, xuyên khung, tang ký sinh, ngưu tất, phòng phong mỗi loại 4g, cam thảo và tế tân mỗi loại 2g.

Cách dùng: mỗi ngày sắc khoảng 800ml đến khi còn 1 chén thuốc thì uống. Uống liên tục trong khoảng 1-2 tháng sẽ thấy công hiệu. Người bệnh lưu ý không phải uống liên tục mà cứ uống được 10 ngày thì nghỉ khoảng 1-2 ngày rồi mới uống tiếp.

Bài thuốc này có tác dụng bồi bổ can thận, trừ phong thấp và đả thông kinh mạch.

Người bệnh có thể dùng phương pháp thủy châm để giảm đau và tăng cường sức khỏe. Hoặc cũng có thể sử dụng vitamin B6, B1, B12 để chống viêm và giảm đau tốt nhất.

Các câu hỏi thường gặp về bệnh đau thần kinh tọa cần biết

Đau thần kinh tọa có ảnh hưởng đến chuyện chăn gối hay không? Những nguyên nhân nào làm cho dân văn phòng bị đau thần kinh tọa? Tìm hiểu ngay

Đau thần kinh tọa là một loại bệnh xảy ra khi đĩa đệm của vùng cột sống quanh khu vực thắt lưng bị tổn thương và mất dần đi khả năng đàn hồi cũng nhơ đỡ cột sống. Đĩa đệm là lớp nằm vỏ bọc nhân nhầy ở giữa khe của hai đốt sống. Khi cơ thể con người bước vào giai đoạn bị thoái hóa cũng là lúc đĩa đệm bị mất đi sự mềm mại và nhân nhầy trở nên khô cứng và vòng sụn ở bên ngoài cũng bị hóa rạn nứt theo.

1. Đau thần kinh tọa có ảnh hưởng đến chuyện chăn gối hay không?

Trung tâm điều khiển dây thần kinh tọa và cương dương vật là 2 vị trí riêng biệt nên bị đau thần kinh tọa không ảnh hưởng gì đến ham muốn của phái mạnh cũng như chức năng sinh dục. Tuy nhiên trong quá trình quan hệ tình dục có thể làm các khối thoát vị dịch chuyển chèn vào dây thần kinh, khiến người bệnh bị đau và gặp nhiều khó khăn trong lúc ái ân.

Vì vậy người bệnh nên nằm trên giường và kiêng cử động mạnh cho đến khi hết đau thì có thể thoải mái quan hệ.

Nếu không muốn bị gián đoạn những giây phút thăng hoa của 2 vợ chồng, bạn cần lưu ý những điều sau:

-Hạn chế các động tác ngồi xổm hay xoay mình.

-Khi quan hệ thì 2 vợ chồng để gối và hông thấp và nằm ngửa

-Bạn có thể mát xa cho ông xã hay tập 1 vài bài tập vật lý trị liệu để giảm đau nhức do đau thần kinh tọa gây ra.

-Bạn không nên dùng nệm lõm để quan hệ mà cả 2 vợ chồng nên nằm trên mặt giường cứng.

-Không nhất thiết là chồng nằm trên mà có thể chuyển đổi vị trí cho nhau, người vợ có thể đổi chỗ cho chồng để giúp chồng tránh được những cơn đau.

Đau thần kinh tọa nó chỉ ảnh hưởng đến bạn trong giai đoạn cấp tính, nên chỉ cần bạn chịu khó khắc phục là có thể thoải mái tận hưởng những giây phút thoải mái bên người mình yêu.

Các câu hỏi thường gặp về bệnh đau thần kinh tọa cần biết 1

2. Những nguyên nhân nào làm cho dân văn phòng bị đau thần kinh tọa?

-Làm việc sai tư thế và ít vận động

-Dân văn phòng khi ngồi làm việc quá lâu thì cột sống sẽ phải chịu quá tải, khi họ lại thay đổi tử thế đột ngột nữa sẽ làm thoát nhân nhầy và chèn ép vào dây thần kinh tọa.

-Thông thường khi đến làm việc ở văn phòng công ty, người làm việc không được chọn bàn ghế ngồi phù hợp với chiều cao của mình, hoặc cũng chỉ được ước lượng tương đối. Và khi ngồi ở bàn, ghế không phù hợp với chiều cao như vậy sẽ làm người bệnh phải ngồi sai tư thế, cúi xuống hoặc gồng lên để làm việc. Thậm chí người ngồi xiêu vẹo do khoảng cách ngồi với máy tính cũng bị lệch.

-Vì vậy cứ làm việc khoảng 2 tiếng thì bạn nên đứng dậy đi lại 1 lúc khoảng 15,20 phút vừa cho mắt nghỉ ngơi, cũng là để cho cột sống lấy lại sự cân bằng, không phải chịu quá tải

-Như chúng ta đã biết, dân văn phòng thường hay phải ngồi làm việc ở văn phòng 8 tiếng tối thiểu, thậm chí thời gian ngồi còn nhiều hơn khi phải ra ngoài để di chuyển trên xe, ngồi xem ti vi,..nên cột sống chịu ảnh hưởng không nhỏ. Lúc này đĩa đệm ở cột sống sẽ phải chịu đỡ trọng lượng lớn của cơ thể nên rất dễ bị tổn thương, trầy trật ra ngoài. Không những vậy các mạch máu và dây thần kinh cũng sẽ bị chèn ép, dẫn đến dây chằng cũng bị tổn thương và làm cho bị thoái hóa khớp.

-Chênh lệch nhiệt độ trong văn phòng và ngoài trời: Đây tưởng chừng như là lý do không liên quan đến bệnh đau thần kinh tọa nhưng thực tế là nó có tác động không nhỏ đến cột sống. Các khối cơ ở cột sống thắt lưng sẽ co cứng và chèn lên các dây thần kinh tọa. Để cải thiện tình trạng này, dân văn phòng cần :

-Trước khi ra về khoảng nửa tiếng thì tắt điều hòa để điều hòa nhiệt độ cơ thể.

-Điều chỉnh lại tư thế ngồi cho đúng.

-Ngồi thẳng lưng để tránh bị gù, vẹo

-Nếu ngồi quá lâu thì phải đứng lên để vận động tay chân cho đỡ mỏi.

Vậy dân văn phòng phải làm sao để cải thiện tình trạng trên:

-Dân văn phòng có thể sử dụng bàn đứng ( giống như vị trí lễ tân vậy ). Nếu như mỏi lưng bạn có thể đi lại cho đỡ mệt. Nếu như chỗ làm của bạn ngay gân nhà bạn thì không nên đi xe máy mà đi bộ vừa nâng cao sức khỏe, tăng lượng calo bị đốt cháy, giảm nguy cơ bị đau thần kinh tọa

-Ngồi quá nhiều sẽ khiến cơ thể của bạn lúc nào cũng bị ì trệ, từ đó làm tiền đề dẫn đến các bệnh như đau tim, đau thần kinh tọa, đột quỵ, thoái hóa cột sống. Vì vậy nếu bạn phải làm việc lâu thì nên đi bộ từ 10-20 phút sẽ giúp cho các mạch máu cũng như xương khớp hoạt động hiệu quả, từ đó phòng tránh được bệnh đau thần kinh tọa dễ dàng.

-Có những lúc công việc ở cơ quan nhiều, bạn phải làm việc cả buổi trưa. Nhưng nếu như có thể thì dành ra 1 chút thời gian để nghỉ trưa như nằm ngủ ở ghế, ngả lưng sẽ giúp bạn hồi phục lại năng lượng cũng như độ tập trung cho cả ngày.

-Bóng tập hay ghế đẩu cũng là sự lựa chọn hợp lý đối với dân văn phòng. Nó sẽ làm cho phần lưng và mông của bạn cảm thấy thoải mái. co duỗi nhiều lần trong ngày với bóng tập yoga có thể làm giảm nguy cơ chuyển hóa thành bệnh đau thần kinh tọa. Nó sẽ giúp cho bạn cải thiện sự thăng bằng bằng việc luyện tập cơ lưng và cơ bụng.

-Nếu như không có ghế đẩu hay bóng tập cũng không sao, bạn có thể luyện tập ngay tại bàn cũng được. Bạn có thể tập 1 số động tác cơ bản như nâng chân lên và hạ chân xuống giống như đang chạy bộ vậy

Nếu như thực hiện theo những cách trên thì chứng đau thần kinh tọa không còn là mối nguy hiểm với dân văn phòng nữa. Tuy nhiên nếu như bạn thấy đau mãi mà không khỏi thì cần đến bệnh viện để khám đề phòng có biến chứng xấu do đau thần kinh tọa xảy ra.

Khi có nghi vấn bị bệnh đau dây thần kinh tọa, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chỉ định các biện pháp hỗ trợ và kê thuốc men. Ngoài ra người bệnh cũng cần có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý và tập thể dục thường xuyên để phòng tránh bệnh tốt nhất.