Khớp háng cũng giống như các khớp khác trên cơ thể con người đều có nguy cơ bị hao mòn do quá trình thoái hóa mang lại. Thoái hóa khớp là một  bệnh phổ biến nhất của khớp háng. Hậu quả chính của quá trình thoái hóa khớp háng đó chính là lớp sụn nhẵn bóng bao bọc ở đầu chỏm của xương đùi, mặt trong của ổ cối bị mòn dần. Cho tới một thời điểm nào đó bị mất hết lớp sụn khiến bệnh nhân đau cũng như khó khăn trong đi lại.

Tìm hiểu về bệnh thoái hóa khớp háng

Tại Mỹ, có những nghiên cứu với thống kê có tới khoảng 10 triệu người bị mắc bệnh thoái hóa khớp háng. Loại bệnh này sẽ gặp nhiều ở những người có tiền sử gia đình có người bị thoái hóa khớp háng.

Bệnh có nguy cơ gặp nhiều ở những người cao tuổi; bị béo phì; nghiện rượu; thuốc lá; bị chấn thương tại khu vực khớp háng.

Ngoài những yếu tố trên thì cũng có rất nhiều người mắc bệnh nhưng không có một yếu tố nguy cơ nào.

Dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp háng

Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu tại khớp háng; mông và đùi… gây khó khăn trong vận động cho người bệnh. Cảm giác này sẽ hết đau khi nghỉ ngơi.

Dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp háng và hướng điều trị 1

Khi bệnh không được điều trị kịp thời thì sẽ kéo theo tình trạng đau, cứng háng ngày càng tăng. Cho tới khi bệnh nặng lên và không thể di chuyển, đi lại được. Trong trường hợp này chỏm khớp đã bị biến dạng và các gai xương đã bám đầy khớp khiến khớp bị mất vận động.

Bệnh nhân sẽ rất đau khi di chuyển khi các sụn khớp đã bị mòn hoàn toàn, cùng với đó các phần xương sẽ chà xát trực tiếp với nhau. Người bệnh sẽ không thể xoay người, gấp hoặc dạng háng… Để có thể kiểm soát được cơn đau thì bệnh nhân cần sự hỗ trợ của nạng để đi lại và cơ đùi sẽ dần bị teo nhỏ đi.

Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp háng

Khi có các dấu hiệu đau thì bệnh nhân cần phải được khám, chẩn đoán để có thể đánh giá được tình trạng của bệnh. Các bác sĩ sẽ kiểm tra biên độ của khớp qua các động tác như: gấp; duỗi; dạng.

Có thể dùng phương pháp chụp X-quang để đánh giá được mức độ hẹp của khe khớp, sự biến dạng chỏm xương đùi; mức độ hình thành gai xương cạnh khớp.

Hướng điều trị thoái hóa khớp háng

+ Nội khoa

Người bệnh được tạo điều kiện để nghỉ ngơi, tập các bài tập vật lý trị liệu theo liệu trình, các môn thể thao nhẹ nhàng; tiến hành sử dụng các loại thuốc chống đau, giảm viêm không chứa steroids

Đặc biệt người bệnh nên có chế độ sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý. Khi bị đau nhiều, nên sử dụng nạng để hỗ trợ đỡ cho cơ thể.

+ Phẫu thuật

Khi thoái hóa khớp háng ở giai đoạn nặng thì nên điều trị bằng cách tiến hành phẫu thuật. Việc thay khớp háng chính là biện pháp phẫu thuật phổ biến nhất và giúp cho người bệnh nhanh chóng hết đau cũng như sớm trở lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường.