Viêm khớp xương chậu là bệnh thường gặp ở nữ giới, thời kỳ bước vào độ tuổi sinh đẻ, trong thời kỳ mang thai và ngay cả sau khi sinh con rất dễ mắc bệnh. Vậy dấu hiệu của bệnh là gì và làm thế nào để phòng bệnh viêm khớp xương chậu ở nữ giới.

Dấu hiệu của bệnh viêm xương chậu

Những cơn đau âm ỉ và dai dẳng ở vùng cột sống thắt lưng cùng, ở giữa hai mông, vùng chậu hông và dấu hiệu teo mông là những dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm xương chậu. Tuy nhiên, các triệu chứng này lại rất dễ nhầm lẫn với những tổn thương ở cột sống hoặc các bệnh như đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng…

Dấu hiệu của bệnh viêm khớp xương chậu và cách phòng bệnh viêm xương chậu ở nữ giới 1

Đối với phụ nữ mang thai, bệnh có thể xuất hiện sớm chỉ trong vài tháng đầu và kéo dài đến sau khi sinh con. Nhiều trường hợp, phụ nữ sau khi sinh bị mắc bệnh viêm xương chậu thì cơn đau trở nên rất dữ dội, cử động đau mạnh, cúi hoặc nghiêng xoay người cũng rất khó khăn, hai chân bị tê cứng khiến người bệnh không thể ngồi lâu một chỗ.

Một số trường hợp có dấu hiệu như đau bụng dưới âm ỉ, sau khi đại tiểu tiện cũng đau và âm đạo tiết dịch có mùi hay chảy máu bất thường, buồn nôn, nôn, sốt, rét run người, giao hợp đau.

Những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thường gặp những biểu hiện như viêm vòi trứng, viêm cổ tử cung có thể dẫn đến tích mủ vòi trứng, buồng trứng, tắc vòi trứng gây vô sinh, thai ngoài tử cung… Ngoài ra, tình trạng khớp cùng chậu bị viêm có thể đau lan xuống đùi và dẫn đến teo cơ vùng mông đùi.

Phòng bệnh viêm xương chậu ở nữ giới

Bệnh viêm xương chậu rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng sinh con và hạn chế cử động, bệnh không chữa trị kịp thời dễ gây biến chứng, về già, theo thời gian bệnh càng trở nên khó chữa trị. Vì vậy, cách tốt nhất là nên phòng tránh bệnh viêm xương chậu một cách hiệu quả, đúng phương pháp:

Dấu hiệu của bệnh viêm khớp xương chậu và cách phòng bệnh viêm xương chậu ở nữ giới 2

  • Nên uống nhiều nước để phòng bệnh sỏi đường tiết niệu gây viêm đường tiết niệu, giữ vệ sinh tốt trong thời kỳ hành kinh. Điều trị các bệnh phụ khoa không để tình trạng viêm nhiễm kéo dài.
  • Chữa trị triệt để các bệnh về đường tiêu hóa và các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu để tránh nguy cơ viêm nhiễm lây lan đến xương cùng chậu. Xử lý tốt các chấn thương ở vùng đáy chậu, chấn thương dập nứt niệu đạo tránh gây viêm.

Viêm xương chậu là bệnh hồi phục chậm, nếu bệnh lâu ngày trở thành mạn tính thì càng khó chữa và có thể gây ra các biến chứng như dính khớp khiến tiểu khung bị hẹp ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sinh đẻ sau này. Do đó, cần phòng tránh và nhận biết sớm về căn bệnh này để khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.