Sử dụng thuốc tây trị xương khớp quá nhiều trong thời gian dài khiến cho cơ thể mệt mỏi. Vậy tại sao bạn không sử dụng bài thuốc từ cây ô môi ngay sau đây?

Đặc điểm của cây ô môi

Cây ô môi nằm trong họ đậu, tên khoa học là: Cassia grandis L.F. Loại cây này được trồng hoặc mọc hoang ở rất nhiều tỉnh, thành của Nam Bộ. Đây là loại cây thân gỗ lớn, cao từ 12m- 15m có vỏ thân nhẵn. Nếu cành cây non thì sẽ có lông giống màu sắt bị rỉ, cành già lại có màu nâu đen. Lá ô môi là loại lá kép lông chim bao gồm 12 đôi lát chét. Hoa ô môi có màu hồng tươi, chùm hoa thõng dài từ 20- 40cm. Trong khi đó, quả có hình trụ và cong giống như lưỡi liềm với chiều dài từ 50- 60cm, đường kính 3- 4cm, màu lục. Quả cây ô mô chứa các hạt dẹt cứng.

Tại các vách ngăn sẽ có lớp cơm mềm vị ngọt chát, màu nâu đen và mùi hắc. Sau khi tiến hành phân tích thành phần hóa học của cơm quả ô môi sẽ thu được kết quả là: chất nhày, glucid, saponin, tanin, calci oxalat, tinh dầu, antraglucozit và chất nhựa. Chính phần cơm này được sử dụng để ngâm cùng với rượu chữa bệnh và bổi bổ sức khỏe.

Đau nhức xương khớp có ngay rượu ngâm cây ô môi 1

Rượu ngâm cây ô môi và tác dụng chữa đau nhức xương khớp

Quả của cây ô môi được thu hoạch vào mùa thu. Quả sau khi được thu hái về sẽ bỏ phần vỏ, hạt và chí lấy phần cơm trong hạt. Trung bình 1 quả ô môi sẽ ngâm cùng với 500ml rượu có nồng độ cồn từ 25- 30 độ. Ngâm trong khoảng 15- 20 ngày thì có thể sử dụng. Rượu được ngâm càng lâu càng có tác dụng tốt. Cách sử dụng: uống 1 chén nhỏ trước khi ăn cơm, uống 2 lần/ngày. Rượu ô môi chữa trị đau nhức lưng, xương khớp và bồi bổ sức khỏe, giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Ngoài rượu ô môi, bạn có thể tận dụng phần cơm của quả ô môi để nấu thành cao mềm dùng làm thuốc uống. Bài thuốc này cũng có tác dụng tương tự như đối với rượu ô môi.

Đau nhức xương khớp có thể do chấn thương, cơ thể mệt mỏi hoạc là triệu chứng của một bệnh lý xương khớp nào đó. Các bài thuốc từ cây ô môi có khả năng điều trị hiệu quả cơn đau nhức của bệnh. Mặc dù vậy, người bệnh vẫn cần phải thăm khám, xác định rõ tình trạng của bệnh để có hướng chữa bệnh phù hợp và triệt để hơn.