Tùy mức độ của bệnh sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng vận động. Hãy áp dụng các biện pháp điều trị dưới đây phù hợp với mình để đem lại hiệu quả cao. Đĩa đệm có tính chất đàn hồi nên có nhiệm vụ như một bộ phận giảm sóc giúp cho cột sống có thể thực hiện được các chức năng vận động của mình như: cúi, nghiêng người, ngửa người ra trước hoặc sau một cách mềm dẻo nhất. Khi vòng sợi bao quanh nhân nhầy của đĩa đệm bị rách khiến cho nhân nhầy bị thoát ra ngoài khỏi vị trí của nó sẽ gây chèn ép lên tủy sống cũng như các rễ thần kinh. Hiện tượng này gọi chung là thoát vị đĩa đệm. Trong nhiều nghiên cứu thì thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân chủ yếu chiếm tới 80% các trường hợp bị đau cột sống thắt lưng.

Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống có thể kể tới như: chấn thương cột sống, các tư thế xấu trong lao động; tai nạn, các loại chấn thương tác động trực tiếp vào vùng cột sống hoặc các tư thế xấu như: cúi người xoay hoặc vác, nhấc vật nặng được đặt ở xa người…Ngoài ra, bệnh còn do một số các yếu tố khác như: sự thoái hóa của xương do tuổi tác và do di truyền.

Điều trị thoát vị đĩa đệm tùy theo tính chất của tổn thương 1

Tùy từng vị trí của đĩa đệm bị thoát vị mà người bệnh có các triệu chứng khác nhau. Thoát vị đĩa đệm ở vùng cột sống thắt lưng thường hay gặp nhất chiếm tới 90% các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm cột sống. Trường hợp này gây đau thắt lưng cấp hoặc mãn tính, đau dây thần kinh tọa hoặt đau cả hai bên, đau thần kinh đùi bì. Triệu chứng phổ biến như: đau cổ, đau vai gáy, đau cánh tay. Khi bị nặng sẽ gây chèn ép vào tủy sống và gây yếu cánh tay hoặc liệt tứ chi.

Tùy loại chấn thương, vị trí và biến chứng của bệnh sẽ đem lại những mức độ ảnh hưởng tới khả năng vận động, lao động và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Khi đó, người bệnh nên áp dụng các biện pháp điều trị bảo tồn, điều trị can thiệp phẫu thuật. Các biện pháp điều trị như: nghỉ ngơi; vật lý trị liệu xoa bóp, tắm suối nước khoáng; đắp bùn; cùng đén chiếu hồng ngoại; sử dụng sóng ngắn; điện phên; đắp dầu paraphin…

Bên cạnh đó còn có thể dùng các phương pháp như: tác động lên cột sống để kéo giãn cột sống trong điều trị bệnh. Trong thời gian một vài tuần đầu tiên thì các tổn thương còn mới và chưa bị xơ hóa. Tác động cột sống giúp làm giãn các mâm sống, giúp dịch chuyển phần đĩa đệm bị lồi trở lại vị trí ban đầu. Khi kéo giãn cột sống bằng dụng cụ cũng có những tác dụng tương tự. Mặc loại áo nẹp cột sống sẽ có tác dụng cố định tạm thời và hạn chế các động tác lên cùng cột sống tổn thương, từ đó giảm được đáng kể lực tác động lên đĩa đệm cột sống, chữa thoát vị đĩa đệm mau khỏi hơn.