Ở bài viết lần trước chúng tôi đã đề cập đến nguyên nhân cũng như cách chẩn đoán viêm màng bao hoạt dịch. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ nói sâu hơn về cách điều trị và phòng tránh bệnh. Đồng thời, nhà thuốc cũng sẽ trả lời một số câu hỏi mà người bệnh đã gửi thư về cho chúng tôi trong thời gian qua.

Điều trị viêm màng bao hoạt dịch

-Có thể tiêm thuốc corticosteroid tiêm vào bao hoạt dịch để giảm đau, giảm viêm vô cùng nhanh chóng.

-Người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid hoặc thuốc ibuprofen như advil, motrin hay naproxen để giảm viêm và giảm đau.

-Vật lý trị liệu: nên thường xuyên tập luyện thể dụng hoặc các phương pháp vật lý trị liệu mà chúng tôi hướng dẫn trước đây để giúp cho các cơ xương khớp được khỏe mạnh cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát.

Điều trị và phòng chống bệnh viêm màng bao hoạt dịch như thế nào? 1

-Phẫu thuật: Đây được xem như là cứu cánh cuối cùng khi mà những phương pháp trên không có tác dụng thì có thể mổ để lấy bao hoạt dịch.

Phòng chống viêm màng bao hoạt dịch như thế nào?

– Có thể dùng một số loại thuốc giảm đau và kháng viêm như naproxen ( aleve và một số loại khác) và ibuprofen ( motrin, advil và những loại khác).

-Nghỉ ngơi tối đa và hạn chế cử động ở những khớp bị viêm.

-Tránh để đồ vật tỳ lên khuỷu tay từ một vị trí nằm hoặc khuỷu tay không được nghiêng ngả để tránh không tạo áp lực.

-Có thể chườm nước đá để giảm sưng đau.

-Có thể đặt một cái gối nhỏ giữa 2 chân để đệm đầu gối, giúp giảm áp lực lên đầu gối trong lúc làm việc hay trong sinh hoạt hàng ngày.

-Không mang vật nặng tạo áp lực lên các túi hoạt dịch trong vai.

-Trước khi tập luyện thể thao thì nên khởi động nhẹ nhàng để không làm các khớp xương bị tổn thương.

-Khi người bệnh đứng lên sẽ tạo áp lực lên túi hoạt dịch ở hông, dẫn đến căng đầu gối, vì vậy cần căng đầu gối để không tạo sức ép.

-Nên tập thể dục thường xuyên để có thể bảo vệ khớp một cách tốt nhất.

-Khi ngồi quá lâu ở các bề mặt cứng ví dụ như giường hay chiếu sẽ vô tình tạo áp lực lên các túi hoạt dịch ở mông và hông.

-Không nên ăn quá nhiều đồ mỡ dẫn đến béo phì, từ đó tạo sức ép lên các khớp.

Điều trị và phòng chống bệnh viêm màng bao hoạt dịch như thế nào? 2

Các câu hỏi liên quan đến viêm màng bao hoạt dịch

Câu hỏi 1: Bố tôi hiện nay bị viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân, hiện nay tôi đã cho ông ấy uống thuốc kháng sinh theo đúng đơn thuốc mà bác sĩ kê để giảm đau. Vậy bố tôi phải điều trị sao mới khỏi hẳn bệnh?

Trả lời:

Vì người bệnh đang điều trị viêm màng bao hoạt dịch bàng thuốc kháng sinh nên nhiều khả năng viêm là do vi trùng, Nếu là nhiễm trùng cấp tính thì bạn cứ cho bố của bạn tiếp tục uống kháng sinh một thời gian chắc chắn sẽ khỏi hẳn.

Còn nếu như không phải do nhiễm trùng cấp tính thì bạn nên đưa bố mình đến khoa xương khớp khám lại để xem nguyên nhân do đâu, từ đó mới có thể đưa ra phương pháp điều trị thích hợp được.

Câu hỏi 2. Gần đây con của tôi bị ốm sốt, cháu vẫn hoạt động bình thường tuy nhiên chỉ có lúc đi lại là hơi tập tễnh. Nghi ngờ có dấu hiệu không ổn nên chúng tôi đưa cháu đến bệnh viện khám thì sau khi bác sĩ xét nghiệm máu thì thấy kết quả bình thường. Tuy nhiên sau khi siêu âm khớp háng cho thấy kết quả là viêm màng hoạt dịch và 2 bên khớp háng có một ít dịch. Và tôi đã cho con tôi uống ibuprofen gần 1 tuần theo đúng chỉ định của bác sĩ nhưng con tôi vẫn chưa thể đi lại như bình thường. Cho tôi hỏi là bệnh này có để lại dị tật gì cho con tôi hay không? Tôi có nên cho cháu uống thuốc tiếp hay nên dừng lại rồi đưa đi khám lại ? Và sau bao lâu thì con tôi có thể đi lại bình thường được?

Trả lời:

Ở tuổi này tình trạng các khớp bị sưng đau là phản ứng thứ phát sau viêm amidan hay viêm họng, người ta gọi là viêm khớp phản ứng. Tốt nhất bạn nên đưa cháu đến bệnh viện để khám chữa triệt để các bệnh trên thì đau khớp háng cũng tự khắc sẽ khỏi.

Câu hỏi 3. Khớp ngón tay trỏ bên trái của tôi xuất hiện một cục tròn nhỏ. Đến bệnh viện khám thì được bác sĩ chẩn đoán là viêm màng bao hoạt dịch. Tôi đã làm tiểu phẫu để cắt bao hoạt dịch nhưng sau 1 thời gian tôi vẫn khó có thể cử động được, tay vẫn cảm thấy đau. Chỗ ngón tay trỏ thì đang lên da non và cảm giác chỉ còn một nửa. Cho tôi hỏi ngón tay của tôi liệu có thể vận động thoải mái lại như cũ hay không? Có để lại di chứng gì hay không và có lại cảm giác đầy đủ như cũ hay không?

Trả lời:

Ngón tay bao gồm các bộ phận sau cấu tạo nên: Mạch máu, xương khớp, thần kinh, cơ, gân…Nếu là viêm màng hoạt dịch thì nó có tính chất cấp tính ( chỉ có 1 ít thể mãn tính như viêm màng bao hoạt dịch thể lông nốt). Và ngoài xuất hiện một cục nhỏ ra thì chắc chắn sẽ phải có thêm triệu chứng nóng, sưng, đỏ. Có 2 vị trí có thể bị viêm là màng hoạt dịch của gân ( gân duỗi hoặc gân gấp) và màng hoạt dịch của khớp ( khớp bàn ngón tay hoặc liên đốt ngón). Nếu như xuất hiện cục tròn nhỏ trên ngón tay và khó vận động thì nhiều khả năng bạn bị một số bệnh như: viêm bao gân gấp ngón tay, thoát vị hoạt dịch khớp, u xương sụn.

Do không nắm được thông tin cụ thể về tình trạng phẫu thuật của bạn nên chúng tôi chỉ có thể tư vấn được như vậy. Để biết được chính xác tình trạng bệnh của mình bạn có thể đến khoa chấn thương chỉnh hình ở các bệnh viện lớn để được thăm khám cụ thể.