Ở bài viết lần trước chúng tôi đã đề cập đến nguyên nhân, triệu chứng cũng như chẩn đoán xẹp đốt sống. Vì vậy ở bài viết này chúng tôi sẽ nói cụ thể hơn về các phương pháp điều trị xẹp đốt sống để bạn có thể nắm được rõ.

Điều trị gãy xẹp, lún đốt sống không dùng phẫu thuật

-Do cột sống mất vững tại vị trí gãy cũng có thể dẫn đến chứng đau gãy cột sống cấp tính. Người bệnh không nên vận động quá nhiều mà nên nằm nghỉ ngơi tại giường. Bạn cũng hết sức lưu ý nằm nghỉ chứ không có nghĩa là nằm im bất động hoàn toàn. Người bệnh có thể dùng nẹp, uống thuốc hoặc phẫu thuật để điều trị.

-Ở những chỗ bị gãy thì người bệnh có thể dùng nẹp lưng giống như bó bột vậy, nó sẽ giúp người bệnh giảm đau khá hiệu quả.

-Các loại thuốc được bác sĩ khuyên dùng thường là thuốc kháng viêm không steroid ( NSAIDs ) hay acetaminophen, thuốc giảm đau OTC không cần kê toa. Các loại thuốc này thường được chỉ định dùng trong một thời gian ngắn vì nếu sử dụng lâu dài người bệnh sẽ bị nghiện và cứ thế sử dụng mà không đến bệnh viện khám lại xem tiến triển của bệnh như thế nào.

-Ngoài ra bác sĩ sẽ kê cho người bệnh toa thuốc hỗ trợ xương như biphosphonates ( Bovina, actonel, fosamax ) để giúp các xương bị gãy nhanh chóng phục hồi và ổn định.

Về lý thuyết thì sau khi áp dụng các phương pháp trên, cac cơn đau do xẹp đốt sống gây ra có thể khỏi sau 3 tháng, nhưng thực tế tùy vào thể trạng người bệnh có thể khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần.

-Nếu như các phương pháp điều trị bảo tồn trên không có hiệu quả thì người bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị sau: kyphoplasty ( tạo hình gù ) và vertebroplasty ( tạo hình đốt sống ).

  1. Điều trị xẹp đốt sống bằng phương pháp Kyphoplasty ( bơm xi măng sinh học cột sống dùng bóng hay còn gọi là tạo hình vùng gù )

    Điều trị xẹp đốt sống như thế nào? Các phương pháp thường dùng hiện nay 1

Đầu tiên bác sĩ sẽ gây mê người bệnh sau đó sẽ rạch 2 vết nhỏ và đặt đầu dò vào khoang đốt sống bị gãy. Khoan xương và đưa bóng ( hay còn gọi là đệm xương ) chưa được bơm qua lòng kim vào thân đốt sống ở 2 bên. Tiếp theo bác sĩ sẽ bơm bong bóng với chất phản quang ( thấy được dưới tia X ) căng dần lên đến độ cao nhất định, đốt sống xẹp lại thì làm xẹp bóng rồi lấy bong bóng ra. Kế đến đổ đầy xăng xi măng sinh học vào khaorng trống trong thân đốt sống do bong bóng tạo ra. Người bệnh có thể đi lại dễ dàng khi xi măng cứng.

Phương pháp này không chỉ giúp cho người bệnh lấy lại chiều cao đốt sống ban đầu mà còn hàn gắn lại các xương siêu nhỏ, thân đốt sống trở nên ổn định và có sức chịu đựng dẻo dai hơn.

  1. Điều trị xẹp đốt sống bằng phương pháp vertebroplasty ( Bơm xi măng sinh học cột sống không dùng bóng hay còn gọi là tạo hình đốt sống )

Phương pháp này đã được nghiên cứu và áp dụng vào những năm đầu thập niên 90 tại Mỹ, người bệnh ở nội trú hay ngoại trú đều có thể áp dụng được. Bệnh nhân vẫn sẽ được gây mê toàn thân để giảm đau hoặc dùng thuốc an thần tiêm tĩnh mạch hay gây tê tại chỗ. Thông qua tia X, một kim đặc biệt chứa xi măng xương acrylic sẽ đi qua các phần mềm ở lưng tiêm vào các vị trí hẹp đốt sống. Sau 1-2 giờ làm thủ thuật thì xi măng xương sẽ cứng lại nhanh chóng trong vài phút và giúp cho các đốt sống bị gãy được ổn định. Người bệnh có thể đi lại được bình thường sau vài tiếng làm phẫu thuật.

  1. Những người bệnh xẹp đốt sống có những điều kiện nào không nên dùng phương pháp kyphoplasty và vertebroplasty?

-Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm có chèn ép tủy sống hoặc dây thần kinh hoặc bị spinal stenosis ( hẹp ống sống ) hay mất chức năng thần kinh không liên quan đến gãy đốt sống.

-Gãy xẹp đốt sống đáp ứng với hiệu quả điều trị bảo tồn hoặc đã lành hoàn toàn.

-Ống sống bị chèn ép khá nhiều do u hoặc mảnh xương vỡ.

-Gãy xẹp đốt sống trên 1 năm

-Viêm đĩa đệm ( cụ thể là tình trạng viêm khoang đĩa đệm hoặc đĩa đệm không do vi khuẩn ).

-Xẹp thân đốt sống lên đến 90%

-Viêm tủy xương, xương ( osteomyelitis ) do vi khuẩn gây ra.

-Cột sống bị vẹo, gù do các nguyên nhân khác loãng xương.

-Bệnh rối loạn đông máu nhưng không được điều trị triệt để.

  1. Những người bệnh xẹp đốt sống có những điều kiện nào được phép dùng phương pháp kyphoplasty và vertebroplasty?

-U máu đốt sống gây đau ( u dị dạng mạch máu được tạo thành từ các mạch máu mới tạo và u lành tính )

-Gãy xẹp đốt sống đã quá thời gian nửa tháng, do loãng xương gây ra ở bất kỳ vùng nào của cột sống, điều trị bảo tồn không có hiệu quả và người bệnh vẫn cảm thấy đau.

-Người bệnh bị vertebral osteonecrosis ( hay còn gọi là hoại tử đốt sống ) do một vùng xương bị thiếu máu dẫn đến xương chết.

-Người bệnh bị multiple myelomas ( đa u tủy ) và ung thư di căn gây đau.

Mặc dù 2 phương pháp kyphoplasty và vertebroplasty giúp cho đa số người bệnh giảm đau, tuy nhiên đối với từng trường hợp vẫn được cân nhắc cẩn thận vì biến chứng của nó có thể gây ra. Đối với điều trị gãy xẹp đốt sống do ung thư ác tính bằng 2 phương pháp trên thì tỷ lệ xảy ra biến chứng khoảng 10%, còn đối với gãy xẹp đốt sống do loãng xương khoảng 2%. Hơn nưa phương pháp. Kyphoplasty có giá trên 1000 USD nên nhiều gia đình bệnh nhân không có điều kiện kinh tế vẫn phải cân nhắc khá nhiều.