Việt nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên khí hậu ảnh hưởng đến con người rất nhiều, đặc biệt là các bệnh xương khớp. Đến hẹn lại lên, cứ vào mùa đông lạnh thì người bệnh lại cảm thấy đau xương khớp, chân tay bị tê cứng và khó vận động, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt cá nhân. Nó có thể là triệu chứng của các bệnh như bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp.

Vì sao khi trời lạnh chứng đau xương khớp lại hay hoành hành?

Đây là thắc mắc không của riêng ai. Chúng tôi xin giải đáp câu hỏi trên như sau:

Vào mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp hơn 20 độ thì không khí lạnh thâm nhập vào cơ thể qua các lỗ chân lông, làm cho các mạch máu ở dưới các vùng da bị co lại, dẫn đến thiếu máu nuôi xương khớp, từ đó sụn khớp và các màng hoạt dịch bị kích ứng, từ đó gây ra tình trạng xương khớp bị đau nhức. Đa số là khi người già mỗi sáng thức dậy thì hay bị đau ứng các khớp bàn tay, chân, cổ tay, phải mất khoảng nửa tiếng hoặc một tiếng sau thực hiện các động tác như xoay hay gấp cổ tay thì người bệnh mới hết cảm giác đau khớp tay chân.

Đối với những bệnh nhân bị bệnh gút hay viêm khớp khi thời tiết trở lạnh thì acid uric trong máu bị kết tủa và lắng đọng vào khớp gây viêm.

Ngoài ra trời lạnh cũng khiến con người có cảm giác lười vận động hơn, đặc biệt là người cao tuổi khiến cho các bệnh về xương khớp ngày càng trở nên nặng hơn.

  1. Phòng tránh đau xương khớp khi trời trở lạnh như thế nào?

-Nghỉ ngơi hợp lý: Người già có thể sử dụng vịn tay, gậy chống hoặc miếng dán ở các khớp xương để giảm áp lực cho khớp cũng như giảm đau.

-Giữ ấm cho cơ thể: Thời tiết lạnh thì người bệnh viêm khớp cảm thấy các khớp bị sưng đau do độ kết dính niêm dịch của các khớp tăng lên. Vì vậy người bệnh nên chú trọng việc giữ ấm, đặc biệt là 2 bàn chân. Hàng ngày nên nghe các bản tin dự báo thời tiết để giữ ấm cơ thể đúng cách. Tay đi găng, cổ quàng khăn ấm, chân đi tất.

Đối phó với chứng đau xương khớp khi trời trở lạnh như thế nào? 2

-Nếu có khớp nào bị đau thì người bệnh có thể xoa dầu hoặc làm nóng vùng bị đau bằng cách xoa tay, điều này sẽ giúp cho các mạch máu được giãn ra và máu được vận chuyển dễ dàng để nuôi các khớp.

-Không nên ở trong chăn ấm quá lâu mà người bệnh nên thường xuyên vận động các khớp cổ tay, bàn chân, khớp gối theo các bài tập mà bác sĩ đã đề ra.

-Người bệnh không nên tự ý đi mua thuốc theo sự hướng dẫn của những người không có chuyên môn vì nếu sử dụng sai thuốc sẽ dẫn đến gây ra các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe của người bệnh.

-Vào mùa đông mỗi ngày người bệnh nên uống khoảng 2-2,5 lít nước để chống viêm, giảm đau, bảo vệ lớp sụn giữa các khớp xương. Người bệnh không nên ngâm nước quá lâu, làm việc muộn vào ban đêm hay làm việc ngoài trời lạnh.

-Người cao tuổi nên chịu khó đi bộ, tập dưỡng sinh, xoa bóp, tập thái cực quyền, châm cứu, tập yoga, chườm nóng.

  1. Khi trời lạnh thì người bệnh nên ăn gì để phòng tránh chứng đau xương khớp

-Khi thời tiết thay đổi thì người bệnh có thể áp dụng chế độ ăn sau đây có tác dụng giảm đau, kháng viêm mà không ảnh hưởng đến thận, dạ dày, gan, ruột, sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc điều trị mà không gây tác dụng phụ nào khác:

-Người bệnh nên ăn nhiều các loại rau củ quả có chứa nhiều vitamin D, C, E và betacaroten sẽ giúp phòng tránh được 1 số bệnh viêm khớp, kháng oxy hóa, bảo vệ đầu xương và bao khớp, giảm đau nhức khi mắc bệnh khớp. Trong đó vitamin E có tác dụng chống viêm, giảm đau còn vitamin C, D giúp cải thiện được các triệu chứng do bệnh viêm khớp gây ra.

-Sữa đậu nành, gạo lứt, quả óc chó, ý dĩ, hạnh nhân, đậu hũ, hạt bí đỏ…giúp bảo vệ đầu xương khỏi các độc tố trong ổ viêm khớp.

-Thịt gà, thịt vịt hay trứng cũng cung cấp khá nhiều protein tuy nhiên người bệnh xương khớp không nên sử dụng quá 70g mỗi ngày.

-Một số loại rau củ quả có màu xanh đậm như cải bó xôi, súp lơ xanh, cải bẹ xanh, rau bồ ngọt, bưởi chanh, bơ, kiwi, nấm tai mèo, nấm hương…và một số loại rau củ có màu đỏ vàng như bí đỏ, cà rốt, khoai lang, nghệ, ớt chuông cũng có tác dụng giảm đau nhức và kháng oxy hóa, hỗ trợ chữa bệnh viêm đa khớp dạng thấp rất tốt.

-Người bệnh có thể sử dụng một số loại hải sản như ốc, nghêu, hến, sò, có chứa rất nhiều canxi nên rất có lợi cho xương khớp.

-Các loại cá ví dụ như cá mòi, cá hồi, cá hú, cá thu, cá bông lau, cá trích, cá basa, cá ngừ, có chứa nhiều acid béo omega 3 rất hữu ích trong việc ngăn ngừa các triệu chứng như đau khớp và có tính kháng viêm tốt.

-Khi trời trở lạnh thì người bị đau xương khớp cũng có thể sử dụng một số loại gia vị như hành tây, gừng, rau thơm, tỏi, quế, nghệ, hành tím, ớt, hành tây vì chúng có tính ấm không chỉ giúp giảm đau mà còn chống lạnh, chống phong hàn cực tốt.