Bệnh thoái hóa đĩa đệm là một trong rất nhiều bệnh lí về xương khớp phổ biến hiện nay. Bệnh có những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Trong bài viết dưới đây, xuongkhop.net sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về căn bệnh này để có hướng điều trị bệnh đúng và kịp thời.

Thoái hóa đĩa đệm là gì?

Giải đáp thắc mắc từ A đến Z về bệnh thoái hóa đĩa đệm 1
Bệnh thoái hóa đĩa đệm là chất lượng của cấu trúc đĩa đệm bị suy giảm

Bệnh thoái hóa đĩa đệm là hiện tượng một hoặc nhiều đĩa đệm nằm giữa các đốt sống bị bào mòn và có chất lượng giảm do chịu những tác động từ bên ngoài hoặc quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.

Trong cấu trúc ban đầu, thành phần của đĩa đệm chứa 80% lượng nước để đĩa đệm luôn được xốp thực hiện tốt chức năng giúp cơ thể giảm độ xóc. Tuy nhiên, theo thời gian đĩa đệm bị thoái hóa do lượng nước trong cấu trúc của nó giảm dần đồng thời các protein bị biến chất, chảy ra ngoài bao xơ.

Có những nguyên nhân nào dẫn tới bệnh thoái hóa đĩa đệm?

Giải đáp thắc mắc từ A đến Z về bệnh thoái hóa đĩa đệm 2
Thoái hóa đĩa đệm có thể do quá trình lão hóa của cơ thể

Cũng như các bệnh về xương khớp khác, người bị bệnh thoái hóa đĩa đệm do một số nguyên nhân sau:

  • Yếu tố tuổi tác: khi tuổi của con người càng cao thì quá trình lão hóa, trong đó có lão hóa xương khớp diễn ra càng nhanh, chất lượng sức khỏe của xương khớp yếu đi rất nhiều và cột sống rất dễ bị tổn thương.
  • Yếu tố nghề nghiệp, tính chất đặc thù công việc do phải ngồi, đứng hoặc mang vác những vật nặng quá nhiều cũng ảnh hưởng tới các đĩa đệm của cột sống.
  • Yếu tố di truyền.
  • Yếu tố chế độ ăn uống và sinh hoạt của người bệnh.

Bệnh thoái hóa đĩa đệm chữa bằng cách nào?

Giải đáp thắc mắc từ A đến Z về bệnh thoái hóa đĩa đệm 3
Chữa thoái hóa đĩa đệm đầu tiên sẽ tập trung điều trị cắt giảm các cơn đau, viêm

Người bị bệnh thoái hóa đĩa đệm sau ki được chuẩn đoán xác định mức độ, tình trạng bệnh sẽ có những phương pháp điều trị cụ thể. Để chữa thoái hóa đĩa đệm sẽ sử dụng phối hợp các liệu pháp sau:

  • Phương pháp vật lí trị liệu nhằm mục đích giảm các cơn đau, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể…Trong đó sẽ tập trung vào bài tập kéo giãn cột sống kết hợp vận động nhẹ nhàng.
  • Sử dụng thuốc: sử dụng các loại thuốc chống viêm và giảm đau.
  • Sử dụng kĩ thuật châm cứu- xoa bóp- bấm huyệt của Đông y: giảm đau nhức hiệu quả vùng lưng, cổ do thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng và đốt sống cổ gây ra.
  • Phẫu thuật: là phương pháp cuối cùng chỉ sử dụng trong trường hợp bệnh năng và điều trị một thời gian dài với các liệu pháp khác nhau nhưng không có kết quả.

Bị thoái hóa đĩa đệm cần lưu ý những điều gì?

Trong quá trình điều trị bệnh thoái hóa đĩa đệm để đạt được kết quả tích cực, người bệnh cần lưu ý một số yếu tố sau:

  • Xây dựng cho bản thân một chế độ, khẩu phần ăn khoa học cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Trong đó đặc biệt bổ sung vitamin D và canxi.
  • Thường xuyên vận động với các thao tác nhẹ nhàng để giúp cho hệ xương khớp giữ được độ linh hoạt, dẻo dai. Người bị bệnh cũng cần hạn chế ngồi quá lâu, làm các việc nặng nhọc….
  • Ngoài ra, người bệnh cũng cần giữ cho mình một tinh thần lạc quan, vui vẻ để có kết quả chữa bệnh được tốt hơn.

Bệnh thoái hóa đĩa đệm có nguy hiểm không?

Giải đáp thắc mắc từ A đến Z về bệnh thoái hóa đĩa đệm 4
Bệnh thoái hóa đĩa đệm cần được thăm khám và chữa trị sớm để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra

Ở giai đoạn đầu, bệnh thoái hóa đĩa đệm không gây nên những nguy hiểm đối với người bệnh. Tuy nhiên, cũng như nhiều bệnh lý khác, thoái hóa đĩa đệm nếu không được điều trị kịp thời và để bệnh tiến triển giai đoạn nặng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Do vậy, ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ về bệnh thoái hóa đĩa đệm cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và tiến hành chữa trị kịp thời.