Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ làm cho người bị bệnh cảm giác đau âm ỉ dây thần kinh liên sườn kéo dài hàng tuần thậm chí hàng tháng. Người bệnh sẽ bị ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân rất nhiều như: Không thể cúi gập người, lên xuống giường khó khăn, khó ngồi làm việc được. Chính vì vậy ngay khi người bệnh phát hiện thấy có dấu hiệu của bệnh thì cần đi khám và điều trị ngay lập tức. Để hỗ trợ tốt nhất cho việc điều trị thoát vị đĩa đệm, bạn cần phải kết hợp chế độ ăn uống hợp lý và tập luyện thể dục mỗi ngày. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn các bài tập chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng như sau:

1. Trước khi bước vào bài tập, bạn cần chuẩn bị những dụng cụ như sau:

-Chuẩn bị một thân cây tre già có đường kính từ 2-3 cm hoặc dùng ống sắt đóng lên cao. Căn chỉnh chiều cao của xà sao cho khi giơ tay lên thì khoảng cách từ xà với các đầu ngón tay khoảng 25 cm. Nếu như bạn không có thời gian làm xà thì có thể mua chiếc xà đơn thông thường như ở bên ngoài cũng được.

-Đặt xà ở nơi thoáng mát vào mùa hè, tránh có gió

-Đặt 2 viên gạch vừa bàn chân cao từ 5-7 cm hoặc 2 bục gỗ nhỏ vào dưới chân xà.

Bước 1: Nên giãn cơ bằng bài tập sau:

Phình bụng thở vào, thót bụng thở ra, hai vai giữ bất động. Thở êm chậm sâu và đều, chân tay thả lỏng.

Bước 2: Người bệnh bắt đầu đứng lên trên bục, 2 tay nắm lấy xà, khoảng cách 2 tay bằng với vai. Sau đó buông 2 chân thõng xuống, thả lỏng toàn thân. Lúc mới bắt đầu thì nên tập treo người trong khoảng nửa phút – 1 phút sau đó từ từ đặt 2 chân xuống bục gỗ phía dưới và buông tay nghỉ 1 lát. Cứ tập đi tập lại như vậy khoảng 3 lần là được. Về sau khi người bệnh đã quen thì tăng thời gian treo người trên xà đơn từ 1-2 phút và số lần tập cũng tăng lên 5 lần. Mục đích tập như vậy là để dùng trọng lượng cơ thể để kéo giãn cột sống.

Giới thiệu các bài tập hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng 1

2. Ngoài ra bạn còn có thể tập thêm các bài tập sau:

-Bài 1: Người bệnh nằm sấp và chống 2 tay dưới vai. Sau đó từ từ nâng người cho đến khi cẳng tay có thể duỗi thẳng. Riêng phần hông thì có thể đặt thoải mái trên sàn. Cứ nâng người như vậy khoảng từ 6-8 lần, mỗi lần giữ tư thế trong khoảng 5 giây. Bài tập này bạn có thể tập 2-3 lần trong ngày hoặc hơn, mỗi lần tập cách nhau 2 tiếng là được.

-Bài 2: Ngay sau khi ngủ dậy thì người bệnh có thể áp dụng bài tập này. Người bệnh từ từ xoay mình rồi nằm sấp xuống, mặt úp xuống giường, 2 tay thả lỏng, mu bàn tay úp xuống giường. Bài tập này sẽ giúp cho phần thắt lưng được cong tự nhiên. Tuy nhiên bạn nên lưu ý phần thắt lưng phải ưỡn về phía trước.

-Bài 3: Người bệnh quỳ cả 2 đầu gối xuống giường, 2 tay cũng chống xuống đệm nốt. Sau đó cho chân phải duỗi thẳng ra đồng thời tay trái duỗi thẳng về phía trước. Trạng thái này sẽ được giữ nguyên trong 10 giây sau đó bạn lại đổi bên. Cứ tập như vậy khoảng 15 lần là được.

-Bài 4: Người bệnh để khuỷu tay vuông góc với mặt đất, sau đó nằm sấp và nâng thân trước lên. Tương tự nhue bài tập số 1, bạn có thể giữ trạng thái này trong khoảng 5 giây và tập khoảng 8 lần trong ngày.

-Bài 5: Bệnh nhân chống 2 tay xuống đất và quỳ trên sàn. Giữa 2 tay chỉnh độ rộng sao cho bằng vai. Tiếp theo nhìn lên trần và hít vào để ép bụng cong xuống dưới trong khoảng 2 giây. Sau đó lại thở ra và cúi xuống, cong lên đến khi mỏi thì nghỉ.

3. Một số bài tập mà người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cũng nên tránh:

-Tập tạ: Một trong những điều tối kỵ với người bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng là cúi người về phía trước vì sẽ gây tổn thương cột sống nặng hơn.

-Các động tác vặn mình sẽ khiến cho đĩa đệm bị thoái hóa và lệch

-Các bài tập vận động mạnh, chạy lên chạy xuống cũng cần phải tránh vì phần xương cột sống cũng sẽ bị tổn thương mạnh

-Người bệnh tuyệt đối không nên ngồi xổm vì sẽ làm gia tăng các lực nén lên đĩa đệm và cột sống, từ đó khó hấp thu được các chất dinh dưỡng.

4. Người bị bệnh thoát vị đĩa đệm cũng cần lưu ý những điều sau:

-Không nằm lâu dưới nền nhà hoặc ngồi lâu dưới đất

-Chú ý khuỵu đầu gối xuống để lấy đồ vật.

-Không nên đi giày cao gót

-Khi ngủ dậy thì từ từ xoay nghiêng người, trườn dần dần ra mép giường và thả 2 chân xuống đất và dậy.

-Không ngồi xổm vắt chân chữ ngũ hay nằm, ngồi theo kiểu vặn xoắn.

-Nên đi bơi lội.

Bạn hãy lưu ý rằng những bài tập trên chỉ có tác dụng ngăn ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng phát triển rất tốt nhưng không phải bất cứ trường hợp nào cũng có thể áp dụng được. Tốt nhất bạn nên vừa tập vừa theo dõi, nếu thấy tình hình trở nên nghiêm trọng thì nên nghỉ ngơi 1,2 hôm hoặc tham khảo sự tư vấn của bác sĩ.