Nhờ có các máy đo mật độ xương mà nguy cơ loãng xương đã được đẩy lui một cách đáng kể. Tuy nhiên trên thế giới hiện nay đã thống nhất rõ ràng về quy định máy đo mật độ xương: chỉ có loại máy DEXA ( Dual Energy X Ray Absorptionmetry ) chuyên sử dụng tia X năng lượng kép mới được chẩn đoán còn đo siêu âm chỉ có tác dụng sàng lọc mà thôi. Ở bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn Chẩn đoán loãng xương bằng cách đo mật độ xương – BMD và các phương pháp đo mật độ xương.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến loãng xương:

-Yếu tố có thể thay đổi được:

+Thiếu canxi trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày

+Người bệnh nghiện các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.

+Thiếu Estrogen

+Lười vận động, ít có hoạt động thể lực

-Các yếu tố không thay đổi được:

+Người da trắng

+Người già

-Yếu tố di truyền: Người có gia đình bị gãy xương

+Phụ nữ bị chậm kinh

+Người bị gãy xương sau 30 tuổi.

-Các yếu tố khác

+Suy thận mạn lọc máu chu kỳ dài ngày

+Giảm hấp thu các khoáng chất như vitamin D, canxi do mắc các bệnh mạn tính đường tiêu hóa.

+Do người bệnh sử dụng các loại thuốc heparin, thuốc chống động kinh,  corticosteroid.

+Các bệnh nội tiết như: Cường giáp, cường cận giáp, cường vỏ thượng thận.

+Các bệnh lý xương khớp mạn tính như: Thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp.

+Thường thì người bị loãng xương không hề biết mình bị bệnh cho đến khi cơ thể bị mất ⅓ khối lượng xương thì mới xuất hiện các triệu chứng lâm sàng và mới đi bệnh viện khám. Các biến chứng do loãng xương gây ra là: gãy xương, đau cột sống, hạn chế người bệnh vận động, gù lưng, biến dạng lồng ngực, bị lùn đi…

  1. Các phương pháp đo mật độ xương:

  • Bức xạ:

+Single Energy X-ray Absorbtiometry – SXA (hấp thu tia X năng lượng đơn) và Dual Energy X-ray Absorbtiometry – DXA (hấp thụ tia X năng lượng kép): SXA ít thông dụng hơn DEXA. cả 2 đều có nguyên lý hấp thụ bức xạ tia X của xương, mức độ hấp thụ tỷ lệ thuận với mật độ của xương. Lượng mỗi chùm tia bị cản bởi mô mềm và xương sẽ được so sánh với nhau. DXA thì có nhược điểm là gai cột sống làm BMD ( g/cm3 ) cao hơn thực tế, còn SXA thì có nhược điểm là không đo được cổ xương đùi và xương cột sống mà chỉ đo được các xương ngoại vi mà thôi. Cả SXA và DXA đều có sai số khoảng 1% và liều chiều thấp.

Người bệnh nên cảnh giác tối đa với các máy đo loãng xương hiện nay 1

+Single Photon Absorbtiometry – SPA (hấp thụ quang phổ đơn) và Dual Photon Absorbtiometry – DPA (hấp thu quang phổ kép): Cả 2 phương pháp này đều có nguyên lý hoạt động là hấp thụ bức xạ ion hóa của xương, tỷ lệ hấp thụ tỷ lệ thuận với mật độ xương. Nó có nhược điểm là chỉ đo được các xương ngoại vi như xương gót chân, xương quay, xương hông và xương sống và ít có giá trị lâm sàng. Tuy nhiên nó cũng có ưu điểm là sai số thấp và sử dụng liều xạ thấp và thời gian thực hiện cũng chậm hơn so với các phương pháp khác

+Quantitative Computered Tomography – QCT (Cắt lớp vi tính định lượng): Nguyên lý của nó là xác định BMD ( g/cm3 ). Nó có nhược điểm là chiếu xạ với liều cao nên không tốt cho người bệnh nhưng ưu điểm là đo được mật độ xương ở cổ xương đùi và cột sống.

  • Không bức xạ:

+MRI ( chụp cộng hưởng từ ): Nó cũng giống như chụp cắt lớp vi tính định lượng nhưng sẽ tốn nhiều tiền hơn.

+Quantitative Ultrasound – QU ( siêu âm định lượng ): Nó đo được vận tốc sóng siêu âm truyền qua xương, hấp thụ âm của xương. Phương pháp này cung cấp đầy đủ thông tin về độ đàn hồi cũng như khoáng chất có trong xương một cách đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là chỉ đo được ở xương ngón, gót chân và xương bánh chè.

+Các phương pháp hấp thụ bức xạ quang phổ kép, hấp thụ quang phổ đơn, hấp thụ tia X năng lượng đơn sẽ được thay thế bằng kỹ thuật DXA. các phương pháp cộng hưởng từ MRI với siêu âm định lượng sẽ không được dùng để chẩn đoán bệnh loãng xương. Còn lại 2 phương pháp chụp cắt lớp vi tính định lượng với hấp thụ tia X năng lượng kép sẽ được sử dụng để chẩn đoán bệnh loãng xương.

  1. Những bệnh nhân nào không được dùng phương pháp đo mật độ xương DXA?

-Người bệnh sử dụng các chất sau trong vòng 1 tuần: Baryt, thuốc cản quang chứa iot, đồng vị phóng xạ…

-Phụ nữ đang mang thai.

  1. Những bệnh nhân nào được chỉ định dùng phương pháp đo mật độ xương DXA?

-Phụ nữ muốn được điều trị bệnh loãng xương

-Phụ nữ dưới 65 tuổi, sau mãn kinh và có 1 số yếu tố nguy cơ.

-Người bệnh dùng corticoid kéo dài

-Phụ nữ trên 65 tuổi và nam giới trên 70 tuổi

-Phụ nữ sau mãn kinh với tiền căn gãy xương

-Phụ nữ được điều trị liệu pháp hormone kéo dài.

  1. Chẩn đoán loãng xương bằng cách đo mật độ xương – BMD:

Chẩn đoán loãng xương dựa vào mật độ xượng ( Bonne Mineral Density- BMD ) tính theo T score và phải dựa trên tiêu chuẩn của WHO. T score là khái niệm so sánh mật độ xương của 1 cá thể tại thời điểm đó với 1 nhóm người có cùng đặc điểm sinh lý khi mật độ xương đạt tối đa.

Xương của người bình thường có T score lớn hơn -1.

T – score trong khoảng từ -1 đến -2,5: thưa xương, thiểu xương ( osteopenia )

T – score dưới -2,5: Người bệnh bị loãng xương nhẹ ( BMD dưới ngưỡng cố định là -2,5 là độ lệch chuẩn so với mật độ xương của bất kỳ vị trí nào của xương người trưởng thành

T – score dưới -2,5, có một hay nhiều xương bị gãy: Người bệnh bị loãng xương nặng.

  1. Bệnh nhân cần chuẩn bị những gì để đo mật độ xương bằng phương pháp DXA?

-Thông tin cân nặng, chiều cao.

-Thông tin về tiền sử sử dụng thuốc

-Trong khu vực đo loại bỏ hết các vật dụng bằng kim loại.

Trên đây là các phương pháp đo mật độ xương giúp đẩy lùi nguy cơ loãng xương cũng như những lưu ý dành cho người bệnh khi đo mật độ xương. Để cập nhật thêm những thông tin bổ ích về bệnh, các bạn hãy truy cập website hàng ngày nhé!