Bệnh viêm khớp phản ứng là bệnh do nhiễm trùng đường tiêu hóa hay đường tiết niệu – sinh dục gây ra. Các cơ xương khớp bị đau thường là cột sống, 2 chi dưới, khớp cùng chậu, viêm dây chằng. Sau khi bệnh nhân bị nhiễm trùng một vài tháng thì triệu chứng viêm khớp này có thể xảy ra. Những người mang kháng nguyên HLA- B27 trong độ tuổi từ 20-50 tuổi thì rất dễ gặp. Ở 2 bài viết trước đây chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phương pháp phòng ngừa thì bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách điều trị bệnh viêm khớp phản ứng sao cho hiệu quả nhất:

1. Nguyên tắc điều trị bệnh viêm khớp phản ứng:

-Nếu xác định được nguyên nhân gây bệnh thì phải điều trị dứt điểm nguyên nhân.

-Điều trị các tổn thương viêm của xương khớp bằng các loại thuốc kháng viêm và thuốc giảm đau.

-Vật lý trị liệu và điều trị phòng ngừa các biến chứng.

-Điều trị các tổn thương ngoài khớp.

2. Phác đồ điều trị bệnh viêm khớp phản ứng:

-Chỉ dùng kháng sinh khi bệnh nhân có dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu – sinh dục hoặc nhiễm trùng đường tiêu hóa.

-Điều trị viêm khớp mãn tính bằng các thuốc làm thay đổi tình trạng của bệnh ( DMARS ).
-Chủ yếu điều trị viêm xương khớp bằng thuốc kháng viêm steroid ( NSAID ), một số trường hợp bệnh nhân đặc biệt có thể sử dụng corticoid toàn thân hoặc tại chỗ ( nếu dùng phải hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa ).

Giới thiệu cách điều trị bệnh viêm khớp phản ứng hiệu quả 1

3. Điều trị giai đoạn cấp tính

-Các loại kháng sinh cần phải dùng nếu như bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, đường niệu dục…mục đích làm cho bệnh không kéo dài và hạn chế virus phát tán. Các loại kháng sinh được đánh giá là có hiệu quả nhất có thể kể đến erythromicine, tetramycine , và bây giờ là nhóm quinolol.

-Uống 4 viên Docyciclline 1 ngày, mỗi lần 2 viên.

-Không cho trẻ em dùng thuốc tetracycline vì sẽ làm hỏng men răng. Còn người lớn vẫn uống như bình thường, 1 ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 g.

-Với bệnh nhân dưới 12 tuổi thì không được dùng thuốc Ciprofloxacine . Mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 2 lần.

-Thuốc chống viêm: là loại thuốc bắt buộc phải dùng để giảm viêm, tùy theo khả năng đáp ứng của người bệnh mà được chỉ định dùng thuốc khác nhau:

-Diclofenac mỗi ngày uống từ 2-4 viên sau khi ăn.

-Uống viên Indomethacine 75 mg sau khi ăn. Bệnh nhân lưu ý các tác dụng trên đường tiêu hóa như: ợ hơi, đau vùng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, đau thượng vị…và dị ứng thuốc.

-Các loại thuốc kháng viêm thuộc nhóm ức chế men cyclooxygenase COX-2: Rofecoxib (12.5-25mg/ngày) , Meloxicam (7.5-15 mg/ ngày), Nimesulid (200mg/ngày) rất ít tác dụng phụ đường tiêu hóa, vô cùng an toàn và dễ uống nên có giá cao.

Điều trị tại chỗ:

-Người bệnh chỉ nên dùng liều corticoid trung bình từ 30-50mg/ ngày, khi có hiệu quả thì có thể giảm dần liều thuốc và tiếp tục điều trị với thuốc chống viêm Steroid. Điều trị corticoid toàn thân chỉ nên chỉ định với những trường hợp viêm nhiều khớp và không đáp ứng được thuốc chống viêm Steroid. Và để tránh tác dụng phụ của thuốc thì bệnh nhân lưu ý không được điều trị bệnh viêm khớp phản ứng bằng corticoid toàn thân quá 30-60 ngày.

-Tiêm các điểm bao gân, bán gân, các lồi cầu xương, phần mềm quanh khớp bằng các chế phẩm corticoid dạng nhũ dịch ( Triamcinolol, Hydrocortison acetate, Beta-methason …) là một trong các biện pháp điều trị tại chỗ an toàn, hiệu quả và tiết kiệm nhiều chi phí cho người bệnh.

-Điều trị vật lý trị liệu: Trường hợp nhẹ thì có thể chườm lạnh các khớp viêm ở tư thế cơ năng nhưng không được bất động hoàn toàn. Nếu người bệnh nặng hơn như teo cơ, yếu cơ, dính khớp thì phải tập các bài tập phục hồi chức năng. Phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả tốt cho người bị tổn thương phần mềm quanh khớp và tổn thương viêm khớp. Người bệnh nếu phục hồi chức năng và vật lý trị liệu thì có thể phục hồi chức năng vận động khớp và rút ngắn được thời gian dùng thuốc chống viêm Steroid.

4. Điều trị giai đoạn mãn tính

-Gần đây có công bố về các tác nhân sinh học mang lại hiệu quả điều trị tốt đối với bệnh viêm khớp phản ứng và viêm cột sống dính khớp: Kháng thể đơn dòng chống yếu tố hoại tử u ( anti-TNF anpha: Infliximab, Remicade …). bệnh chưa được áp dụng rộng rãi cho các bệnh nhân mắc bệnh về cột sống thể huyết thanh âm tính nói chung và viêm khớp phản ứng nói riêng vì chi phí điều trị quá cao.

-Nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid được chỉ định kết hợp với nhóm thuốc điều trị cơ bản ( DMADRs – viết tắt của Desease Modifying Anti Rheumatis Drugs ). Sau khoảng 30-90 ngày thuốc mới phát huy hiệu quả.

-Những bệnh nhân bị viêm khớp phản ứng có triệu chứng ở đường tiêu hóa ( như hội chứng Crohn, viêm đại tràng mãn tính… ) thì nên cho dùng thuốc Sulfasalazine (Salazopyrine). Nên cho người bệnh uống từ 0,5-1g/ ngày sau đó tăng lên từ 2-3g/ ngà, thời gian điều trị kéo dài từ 90 ngày – nửa năm. Người bệnh cũng nên lưu ý các tác dụng phụ như: ban ngoài da, rối loạn tiêu hóa, loét miệng…

-Cho người bệnh dùng muối vàng ( hiện nay ít dùng vì nhiều tác dụng phụ và kém Methotrexate ), Methotrexate (7.5mg/tuần) nếu như người bệnh bị tổn thương nhiều khớp nhỏ. Thời gian điều trị cũng từ 3-6 tháng.

-Thuốc chống viêm không Steroid: tiếp tục điều trị lâu hơn thời gian cấp tính cho đến khi các tổn thương ở khớp dần ổn định. Bệnh nhân nên lưu ý thêm các tác dụng phụ của thuốc này trên hệ thống gan, thận, tiêu hóa…

5. Điều trị tổn thương ngoài khớp:

-Người bệnh có thể điều trị vitamin E, methotrexat kết hợp với các thuốc bôi ngoài da ( mỡ corticoid , acid salicylic,…) trong trường hợp bị tổn thương da dẫn đến viêm thượng bì sừng hóa.

-Các tổn thương ở mắt ví dụ như viêm động mạch võng mạc mắt, viêm mống mắt thể mi…thì phải chẩn đoán và chữa ở các khoa mắt tại bệnh viện

-Các thương tổn tại thận dù nhẹ cũng phải điều trị, ví dụ như viêm cầu thận.

Quá trình điều trị bệnh viêm khớp phản ứng cần phải uống thuốc đầy đủ theo phác đồ như trên cũng như tái khám theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra bệnh nhân cũng phải thực hiện chế độ sinh hoạt phù hợp như: tập thể dục thường xuyên, quan hệ tình dục an toàn, thực phẩm ăn uống chín thì mới phát huy hết hiệu quả điều trị bệnh.