Loãng xương là chứng bệnh hay gặp ở người già do xương bị thiếu các chất như canxi. Nó là bệnh rất khó chữa và để lại nhiều triệu chứng như đau lưng xương khớp, gãy xương...làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống người bệnh, thậm chí phải nằm 1 chỗ. Vì vậy người bị loãng xương ngoài việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý để bổ sung canxi còn có thể dùng thuốc Đông y để điều trị hiệu quả hơn.

Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn các loại thuốc Đông y chữa bệnh loãng xương rất hiệu quả:

1. Các bài thuốc Đông y chữa bệnh loãng xương bằng mục đích bổ thận:

Trong Đông y thì xương mỏng, xốp, dễ gãy là do người bệnh bị suy thận nên không sinh tinh nên xương không được nuôi dưỡng. Vì vậy phải sử dụng 2 bài thuốc sau: khi thận dương hư thì phải bổ thận dương, khi thận âm hư thì phải bổ thận âm.

-Thận dương hư:

Có các triệu chứng sau: Người bệnh tinh thần uể oải, đau vùng thắt lưng, tay chân lạnh, khó ăn ngủ, liệt dương, bị chứng di tinh, rêu lưỡi trắng mỏng, người xanh xao, nước tiểu trong, đi đại tiện ra phân lỏng.

Dùng thuốc như sau: Dùng các loại thuốc bổ gân cốt như : cẩu tích, đỗ trọng, ngũ gia bì, hoài sơn, nhục quế, tang ký sinh, tục đoạn, ngưu tất. Kết hợp với bài bát vị quế phụ ( đan bì, thục địa, trạch tả, sơn thù, phụ tử, hoài sơn, nhục quế, bạch phục linh ). Sau đó cho thêm các loại cao xương động vật như cao rắn, cao dê toàn tính.

-Thận âm hư:

Có các triệu chứng sau: nóng hâm hấp trong xương, đau lưng mỏi gối, táo bón, chóng mặt, nước tiểu vàng, miệng khô ráo, tai ù, có sốt nhẹ vào buổi chiều.

Dùng bài thuốc như sau: các vị thuốc bổ gân cốt, sinh tinh như: đan sâm, đương quy, cẩu kỳ tử, cẩu tích, ngũ gia bì, mạch môn, ngưu tất, tri mẫu, tục đoạn, tang ký sinh, bạch thược. Dùng bài thuốc lục vị địa hoàng ( sơn thù, thục địa, trạch tả, hoài sơn, bạch phục linh ) và các loại cao động vật như cao quy bản, cao ban long.

Ngoài ra có thể dùng cách khác là: vẫn dùng bài lục vị địa hoàng nhưng sẽ bỏ bỏ trạch tả và hoàng phục linh đi mà cho thêm các vị thuốc như: xuyên ngưu tất, thố ty tử, cao quy bản, cẩu kỷ tử và cao ban long. Trong đó cao quy bản là vị thuốc được chế từ mai rùa còn cao ban long được chế từ sừng hươu nai.

Cách làm: lấy cao cắt nhỏ ra xong cho vào bát. Nấu thuốc xong rồi cho vào bát có cao rồi quậy cho tan là có thể sử dụng. Hoặc người bệnh có thể nấu cơm để ăn hoặc cắt nhỏ nấu cháo.

-Loãng xương thể huyết ứ:

Biểu hiện: da sạm, đau nhức các khớp, có các chỗ bị chảy máu, cơ thể mệt mỏi, chất lưỡi tía, đau khắp người…

Dùng bài thuốc: Ngải diệp 10g, xuyên khung 12g, bạch truật 12g, xa tiền 12g, hương phụ tử chế 12g, tô mộc 20g, tục đoạn 12g, uất kim 10g, hồng hoa 10g, cam thảo 12g, hương phụ tử chế 12g, trần bì 10g, huyết đằng 12g, hoàng kỳ 16g sắc thuốc uống ngày 1 thang.

Giới thiệu thuốc Đông y chữa bệnh loãng xương hiệu quả 11

-Loãng xương thể tỳ hư:

Biểu hiện: Cơ thể nặng nề, người gầy xanh, mạch trầm tế, lạnh bụng, chân tay yếu mềm, bệnh nhân lười vận động, ăn ngủ kém.

Dùng bài thuốc: bán hạ 10g, bạch truật 12g, cao lương khương 10g, thần khúc 12g, sơn trà 10g, lá lốt 12g, chích thảo 10g, hậu phác 12g, sa nhân 10g, bạch linh 10g, phòng sâm 12g. Sắc thuốc ra uống ngày 3 lần.

Tùy theo các triệu chứng của bệnh mà sẽ gia giảm thêm các nguyên liệu như sau: Đối với đau nhức xương khớp thì tục đoạn và đỗ trọng 12g, đau đầu mất ngủ thì viễn chí và hắc táo nhân là 12g, ho hen mắc đờm thì tía tô 16g, cát cánh 12g, sinh khương 6g, phân lỏng hay sôi bụng thì sinh khương 6g, quế 8g.

2. Một số món ăn hỗ trợ tốt phòng ngừa loãng xương:

Dùng thuốc Đông y để chữa bệnh loãng xương thôi là chưa đủ, bạn có thể dùng thêm các món ăn bổ dưỡng sau cũng tốt cho xương. Hai món ăn dưới đây ngoài tốt cho người bị loãng xương, cơ thể bị suy yếu, trẻ em bị khó tiểu, táo bón mà còn tốt cho phụ nữ bị lãnh cảm hay đàn ông bị liệt dương.

-Canh hến nấu rau bồ ngót:

Chuẩn bị nguyên liệu: rau bồ ngót 200g, hến 1kg, muối, nước mắm, bột ngọt.

Cách nấu như sau:

Rau bồ ngót tuốt lá rồi rửa sạch và vo cho mềm.

Hến đem cho vào chậu và ngâm cho hết đất cát, tiếp theo cho thêm ít muối, luộc chín và dùng tay bóc tác thịt hến ra khỏi vỏ

Đun sôi nước luộc hến đã được lọc trong, cho hến, rau bồ ngót và chút nước mắm vào đun sôi lên. Khi nào chín thì nêm thêm chút bột ngọt nữa là xong. Người bệnh nên ăn ngay lúc nóng mới tốt.

-Nghêu xào hoa hẹ:

Chuẩn bị nguyên liệu: Tỏi băm, Nghêu 500g, dầu ăn, nước mắm, hoa hẹ 300g, ớt, bột nêm.

Cách làm:

Mang hoa hẹ đi cắt khúc khoảng 4cm còn nghêu mang đi ngâm cho sạch rồi luộc. Tiếp theo vớt ra để gỡ thịt, cho thêm hạt tiêu và bột nêm rồi để 1 lúc cho ngấm.

Cho chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, tỏi đập dập chờ dầu ăn chín là cho vào phi cho thơm. Tiếp theo cho nghêu và hẹ vào xào cho chín rồi bưng ra đĩa, cho thêm chút ớt lên trên.

Hiện nay chi phí cho việc điều trị bệnh loãng xương cũng như mua các loại sữa có nhiều canxi rất tốn kém, thậm chí nó còn nhiều hơn cả bệnh ung thư tử cung và ung thư vú ( theo thống kê của liên đoàn chống bệnh loãng xương thế giới IOF ). Vì vậy những bài thuốc đông y chữa bệnh loãng xương trên đây sẽ giúp người bệnh tiết kiệm nhiều chi phí mà hiệu quả điều trị vẫn cao. Tìm hiểu bài thuốc Cao cẩu tích của Thảo Mộc Đường để bồi bổ xương khớp vững chắc hơn.