Trong các bệnh xương khớp được đánh giá có mức độ nguy hiểm cao thì bệnh lao xương khớp cũng chiếm cho mình 1 vị trí trong số đó. Lứa tuổi mắc bệnh cũng được mở rộng hơn khi người bệnh có thể chỉ từ 16 tuổi cho đến 45 tuổi. Nó tấn công tất cả các xương khớp bị lao, lao khớp gối chiếm 10-15%, lao cột sống từ 60-70%, lao khớp bàn chân 5%, lao khớp kháng 15-20%, lao khớp cổ chân 5-10%. Nếu không được chữa trị kịp thời thì bị tàn phế là điều tất yếu. Vậy cụ thể lao xương khớp là gì? Cách điều trị nó ra sao?. Không để bạn phải chờ đợi lâu, chúng tôi sẽ giải đáp qua bài viết dưới đây.

1. Lao xương khớp là gì

Nó là tình trạng các khớp bị viêm do lao. Nó thường bắt đầu ở xương xốp rồi lan ra xung quanh. Không giống với viêm tủy xương là có thể tạo được xương mới, lao xương khớp chỉ có phá hủy làm xương chết, tiêu xương. Các vị trí tổn thương sẽ được thống kê như sau:

-Lao khớp gối ( 10-15% ).

-Lao cột sống ( 60-70% ).

-Lao khớp bàn chân 5%.

-Lao khớp háng (15-20% ).

-Lao khớp cổ chân ( 5-10 % ).

2. Nguyên nhân gây lao xương khớp

Người bị lao xương khớp có thể do các nguyên nhân sau đây:

-Đang điều trị lao phổi, lao sơ nhiễm hay các loại lao phổi khác.

-Trẻ em chưa được tiêm phòng lao bằng vacxin BCG.

-Cơ thể bị suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, suy kiệt nặng, còi xương, nhiễm HIV/AIDS.

-Tiếp xúc thường xuyên và liên tục với nguồn lây chính

-Mắc 1 số bệnh toàn thân như: loét dạ dày – tá tràng, đái tháo đường, cắt ⅔ dạ dày.

Giới thiệu tổng quan về bệnh lao xương khớp là gì? Nguyên nhân? Điều trị 1

3. Giải phẫu bệnh lao xương khớp:

-Thể lan rộng:

Những mô xương xốp bị tổn thương sẽ làm xuất hiện những hạt ở trong bọc sụn sạu đó mô xương sẽ trở nên mềm đi, vỏ xương mỏng. Những áp xe sẽ lấn dần vào các phần mềm xung quanh. Chúng được phủ bởi những hạt lao và mảnh tổ chức hoại tử.

-Thể khu trú:

Các mô xương sẽ bị xốp mà mất dần đi, sau này sẽ bị xơ hóa hoặc mủ bã đậu ( khả năng này xảy ra cao hơn ). Trong hang lao chứa các mảnh xương chết nhỏ và chứa mủ bã đậu.

4. Triệu chứng lâm sàng của lao xương khớp:

– Giai đoạn khởi đầu

+ Đau không rõ ràng ở những vị trí xa khớp, người bệnh lao xương khớp cảm thấy mỏi mệt và đau.

+ Người bệnh gầy sút cân nhiều, ăn ít và mất ngủ thường xuyên.

Tại chỗ:

+ Sờ vào thấy bao khớp dày lên

+ Chạm vào khớp thấy đau.

+ Hạch vùng lao tròn, di động không thấy đau.

+ Các khớp vận động thì thấy đau.

+ Các khớp bị teo cơ.

Chụp X quang thì sẽ thấy:

+ Mặt khớp nham nhở hoặc rất mờ.

+ Hình ảnh loãng xương rất rõ.

+ Khe khớp bị hẹp.

Chẩn đoán cận lâm sàng khác:

+ Soi trực tiếp và chọc khớp để lấy dịch.

+ BK đàm, IDR, X quang phổi

+ Sinh thiết bao khớp.

+ Xét nghiệm nước tiểu, UIV.

-Giai đoạn toàn phát ( phá hủy )

+ Chụp X quang sẽ thấy bờ xương bị khuyết hoặc nham nhở, loãng xương, không có phản ứng tạo xương, khe khớp hẹp, xương tù.

+ Có các triệu chứng đi kèm với khớp nhợt nhạt, sưng to, cơ quanh khớp bị teo lại. Ví dụ như: khớp hình thoi trong lao khớp gối, dấu đùi cừu ( Gigot de mouton ) trong lao khớp háng.

+ Có thể bị biến dạng xương, trật khớp háng, gãy xương bệnh lý.

+ Khi người bệnh khi vận động hoặc ấn vào thì cảm thấy rất đau nên thường xuyên bị hạn chế vận động.

+ Khó phân biệt được hình ảnh viêm xương với lao.

+ Có áp xe lạnh lan đi xa.

+ Hạch nổi rõ, khi ấn vào cảm thấy đau.

-Giai đoạn ổn định ( không khỏi hẳn ):

+ Những di chứng để lại như rò, liệt…thì không hết hẳn nhưng người bệnh sẽ đỡ đau hơn.

+ Các triệu chứng của bệnh được giảm bớt.

+ Chụp X quang thì thấy hết loãng xương, bè xương rò ra, tái tạo xương cũng không phục hồi được các biến chứng dính khớp cũng như phục hồi lại mặt khớp.

+ Người bệnh tăng cân do ăn ngủ được

5. Cách điều trị bệnh lao xương khớp:

-Điều trị tại chỗ:

+ Sau khi dùng thuốc điều trị nội khoa thì có thể rạch tháo dẫn lưu áp xe lạnh

+ Những trường hợp xương đã bị phá hủy thì cần bất động xương dài hơn để dính khớp. Bất động vùng bị lao là biện pháp giúp cơ thể chống nhiễm trùng dễ dàng hơn và không bị kích thích cơ học.

+ Nếu có biến chứng vẹo, liệt…thì cần phẫu thuật.

+ Để đề phòng bệnh không bị tái phát thì cần phá hàng rào bao bọc để giúp thuốc kháng lao có tác dụng đồng thời mổ bỏ ổ lao. Sau khoảng 1 tháng điều trị nội khoa thì người bệnh lao xương khớp cần phẫu thuật.

-Điều trị toàn thân:

Người bệnh có thể dùng các loại thuốc như sau:

+ Trẻ em cho uống Rifamycin 15mg/kg/ngày, còn người lớn là 10mg/kg/ngày.

+ Trẻ em cho uống INH 10mg/kg/ngày, còn người lớn là 5mg/kg/ngày.

+ Cả người lớn hay trẻ nhỏ đều uống Ethambutol 15mg/kg/ngày.

+ Kết hợp dùng thuốc kháng lao liên tục

+ Có thể dùng thêm P.A.S, Streptomycin.

+ Người bệnh lao xương khớp cần lưu ý: Để đề phòng biến chứng do thuốc thì cần kiểm tra chức năng thần kinh mắt hoặc thận, gan để đề phòng biến chứng do thuốc gây ra.

+ Các loại thuốc trên dùng liên tục trong 1 năm rưỡi, và uống trước khi ăn khoảng nửa tiếng.

Bệnh lao xương khớp là bệnh điển hình khó chữa. Vì vậy cần phải làm công tác tuyên truyền thật tốt chống lao trong cộng đồng, điều trị cho đúng bệnh lao xương, lao phổi. Nếu thấy có dấu hiệu nghi ngờ bệnh lao xương thì cần đến bệnh viện để có thể phát hiện triệu chứng của viêm xương và điều trị sớm các ổ nhiễm trùng ngoài da.