Trong các bài thuốc Đông y để chứa trị các bệnh xương khớp trước đây mà chúng tôi giới thiệu đến các bạn, chắc hẳn bạn sẽ thấy có một loại thảo dược có tần suất xuất hiện khá nhiều với tên gọi: cây cẩu tích. Vậy loại cây này ngoài có tác dụng chữa các bệnh về xương khớp ra thì còn có thể chữa được bệnh nào nữa. Tất cả thông tin về cây cẩu tích sẽ được cập nhật qua bài viết dưới đây:

1. Cây cẩu tích có những tên gọi nào:

Cây cẩu tích có họ kim mao ( Dicksoniaceae ), tên khoa học là Cibotium barometz, tiếng Trung là 狗脊. Ngoài ra cây cẩu tích còn các tên gọi khác như là: Nhung Nô, Kim Mao Cẩu Tích, Xích Tiết, Cu Ly.

Nếu theo tên gọi Hán Việt thì là xương sống của chó

2. Thành phần hóa học của cây cẩu tích:

Lông vàng ở thân rễ có sắc tố và tamin còn thân rễ có chứa aspidinol và tinh bột 30%.

Giới thiệu về cây cẩu tích chuyên chữa trị các bệnh xương khớp hiệu quả 1

3. Hình dáng và kích cỡ:

Cây thường cao khoảng 3m, lá lông chim phía dưới hình trái xoan dài từ 35-60 cm còn phiến rộng 65-80cm và dài khoảng 3m, lá lớn dài khoảng 1,5-2m. Lá lông chim có mặt dưới màu lục lơ, mặt trên màu màu lục sẫm, lá có hình dải và nhọn giống ngọn giáo được chia làm nhiều đoạn hẹp và thuôn. Gân của lá chét bậc hai có lông len còn trục lá không có lông. Các túi bào tử màu nâu, có môi ở trong thì thuôn và hẹp hơn còn cái ở ngoài hình cầu. Ổ túi bào tử có từ 1-4 ở mỗi bên của giữa gân bậc 3.

4. Phân bố:

Cây cẩu tích phân bố khá rộng từ tây bán đảo Mã lai đến Trung Quốc. Tuy nhiên do bị hái quá nhiều nên cây cẩu tích bị giảm rất nhiều ở Đông Nam Á. Còn ở Việt Nam cây cẩu tích mọc nhiều ở nơi đất ẩm gần khe suối trên các tràng cây bụi ở các tỉnh Quảng Nam, Lào Cai, Đà Nẵng, Hà Giang, Lâm Đồng.

5. Tính vị:

Giới thiệu về cây cẩu tích chuyên chữa trị các bệnh xương khớp hiệu quả 2
-Cây cẩu tích có tính ôn đi vào thận và can, và có vị ngọt ( Vì vậy nó được làm thuốc bổ thận rất tốt ).

Theo các sách thuốc cổ thì có tính vị nhu sau:

-Sách Lôi công : bàng quang, nhập can

-Sách bản kinh: vị đắng bình

-Sách bản thảo tái tân: nhập tâm can thận

-Sách dược tính bản thảo: hơi nhiệt và có vị đắng cay

-Sách bản thảo cầu chân: nhập can thận.

6. Cách thu hái và bào chế:

Lông vàng thì cạo sạch xong để riêng, còn cuống lá và rễ con thì cắt bỏ. Rễ cây mang đi rửa sạch, ngâm nước khoảng nửa ngày sau đó cắt hoặc thái thành từng đoạn dài từ 5-10mm, sấy khô hoặc phơi tùy ý và cất ở nơi khô ráo. Chú ý rang cát nóng cho chát hết chỗ lông còn sót lại. Khi cần có thể tẩm với rượu để qua đêm đến trưa hôm sau rồi sao vàng, bạn có thể cho thêm chút muối ăn cũng được.

Giới thiệu về cây cẩu tích chuyên chữa trị các bệnh xương khớp hiệu quả 3

7. Công dụng :

-Cây cẩu tích có tác dụng trị chứng tiểu tiện khó cầm, thận hư, bạch đới, đau lưng, khí hư, cứng cột sống

-Ngoài ra nó còn có tác dụng cầm máu, mạnh gân xương lưng gối, bổ can thận, trừ phong thấp.

-Theo sách bản thảo cương mục thì : cây cẩu tích cường can thận, kiện cốt trị phong hư.

-Còn với sách danh y biệt lục thì phong tà lâm lộ, Liệu thất niệu bất tiết, thiểu khí mục ám (khí kém, mắt mờ), nam tử cước nhược yêu thống, nữ tử khớp xương co duỗi khó khăn, khiến cong ưỡn sống lưng dễ dàng.

8. Các bài thuốc có chứa vị thuốc cẩu tích:

-Trị phong thấp lưng đau, can thận hư suy:

Đương quy 25g, đan sâm, cẩu tích, hoàng kỳ mỗi thứ 30g, 1 lít rượu trắng, phòng phong 15g.

-Người bệnh bị tiểu nhiều khó cầm, đau nhức xương sống ngang lưng, cần được bồi bổ can thận:

Sơn thù du, ngưu tất, đỗ trọng, ngưu tất, thổ ti tử, lộc giao ( chưng ) mỗi loại 12g, thục địa và cẩu tích 16g sắc uống chung.

-Người bệnh có triệu chứng sợ nước, các khớp tê buốt, đại tiện lỏng, sưng phát cước, sợ lạnh:

Chuẩn bị thiên niên kiện, cẩu tích, thương truật, bạch chỉ, độc hoạt, cốt toái mỗi loại 15g, nhũ hương hoặc tùng hương, xuyên khung, quế chi, tô mộc mỗi loại 10g, bạch truật 20g, cam thảo và phụ tử chế đều 8g. Sắc 2 ngày uống 1 thang.

-Thận can hư làm lưng gối mỏi:

Sa uyển khoảng 12-15g, cẩu tích 10g, đỗ trọng 10-12g. Sắc uống ngày 1 thang.

-Hàn thấp chân tay tê đau hoặc phong thấp:

Cẩu tích ẩm: Mộc qua, kim mao cẩu tích, tục đoạn, đương quy, xuyên ngưu tất, tần giao, hải phong đằng, quế chi, tang chi, hổ cốt, tùng tiết mỗi loại 12g, còn thục địa khoảng 20g đem sắc uống. Với người bệnh có khí huyết hư thì có thể cho thêm chút rượu

Huyết bảo đơn: Tỳ giải và chế ô đầu mỗi loại 12g, cẩu tích 16g, tô mộc 8g đem tán bột và mỗi lần uống khoảng 8g, ngày chia làm 2 lần.

-Tất cả các khớp to nhỏ đều đau:

Độc hoạt, cốt toái, ngưu tất, huyết giác mỗi loại 20g, cẩu tích 30g, mộc qua, sinh địa, cốt khí củ, mạch môn, đan bì mỗi loại 15g. Nếu sưng khớp có thêm sốt thì cho thêm bạch chỉ 6g, gia hoàng đằng 12g. Đau lưng, nhức mỏi cho thêm tục đoạn, ba kích, hà thủ ô mỗi loại 12g. Đau đầu khó ngủ cho thêm hạt muồng sao ( quyết minh tử ) khoảng 24g. Chân tê bì cho thêm tỳ giải, gia mộc thông, thiên niên kiện mỗi loại 12g.

-Phụ nữ đới hạ, đau mỏi thắt lưng tiểu tiện luôn:

Sơn thù du, ngưu tất, đỗ trọng, thỏ ty tử, lộc giao ( chưng ) mỗi loại 12g, cẩu tích và thục địa mỗi loại 16g.

-Gân mạch khớp chân khó cử động, đau lưng:

Chế phụ tử, tỳ giải, ngưu tất mỗi loại 50g, khương hoạt, cẩu tích, nhục quế, đỗ trọng mỗi loại 30g, rượu trắng 1 lít rưỡi và tang ký sinh 40g. Tất cả đem ngâm rượu khoảng 1 tuần, lọc lấy phần trong để uống.

-Can thận bất túc gây viêm cột sống tăng sinh có gai

Giới thiệu về cây cẩu tích chuyên chữa trị các bệnh xương khớp hiệu quả 4

Nữ trinh tử, sơn thù du, đương quy, cẩu kỳ tử mỗi loại 10g, nhục thung dung, cẩu tích, cốt toái bổ, bạch thược, ngưu tất, thục địa mỗi loại 15g, mộc hương 6g, kê huyết đằng 30g. Mỗi ngày uống 1 thang.

-Gối mỏi thuộc thận âm hư, lưng đau:

Đương quy, cẩu tích, phục linh, thỏ ty tử mỗi loại lấy bằng nhau sau đó đem nghiền thành bột và luyện mật ong thành viên 9g. Ngày uống 6 viên với nước sôi chia làm 3 lần uống.

Như vậy là bạn đã biết hết mọi thông tin về cây cẩu tích này rồi đấy. Nó không chỉ có tác dụng chữa các bệnh đau nhức xương khớp, bổ thận mà còn cầm máu rất tốt. Tuy nhiên nếu bạn là người bệnh đi tiểu ra nước màu vàng với đang bị thận hư nhiệt thì không nên dùng. Thuốc cẩu tích hiện có bán tại các nhà thuốc hay phòng khám Đông y với giá khoảng 70000-150000/ kg.

Thảo Mộc Đường hiện tại có bài thuốc cao cẩu tích trị bệnh xương khớp vô cùng hiệu nghiệm dễ sử dụng, bà con vui lòng xem thêm tại trang chủ để tìm hiểu chi tiết bài thuốc Cao cẩu tích này!